CARIRNS, AUSTRALIA - Sáng sớm ngày 22/3/2016 tầu tới thả neo gần bãi biển Yorkeys, vì bờ biển không sâu đủ đề tầu ghé vào bờ, nên du khách phải xuống thuyền nhỏ từng nhóm một và được chở vào bải biển Yorkeys. Từ đó sẽ có các xe bus chở đi tour thăm thành phố, thăm các thắng cảnh hay đi chơi giải trí. Tầu đậu tại đây 2 ngày, nên du khách có nhiều thì giờ tham quan và dự tính cho các hoạt động phiêu lưu tại vùng nhiệt đới nơi đây.

Hình ảnh

Nếu muốn đi tour thăm rừng nhiệt đới và tìm cảm giác mạo hiểm chèo thuyền phao trên các suốc thác gập ghềnh -- vé tour này là $170 cho một người. Bạn sẽ đi theo đường mòn mà người thổ dân Abroriginals thường dùng. Dòng sông sẽ chảy qua thác Barron Gorge, một công viên thắng cảnh quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhiệt đới. Nơi đây có rừng cây nhiệt đới và các thác nước có thể nói cổ xưa nhất thế giới. Nước chảy xiết vào mùa mưa nên tạo ra thác lũ và có các tên như “Rooter Tail Đuôi Gà Trống”, “Cheese Church Giáo đường phô-mát” hay “Hell Gate Cửa Hỏa Ngục”.

Tour đi xe cable skyrail phong từ đỉnh núi cao ở làng Kurunda sẽ đưa bạn vượt trên các đỉnh cây cao rừng nhiệt đới. Tour này tốn $125. Bạn cũng sẽ thăm làng Kurunda của người thổ dân truyền thống. Có chợ bán các sản phẩm địa phương, bán tranh vẽ đặc sắc của thổ dân, các quán bán hàng kỉ niệm, và đặc biệt nhất ở đây có một “Thánh thất” (sanctuary) bảo trì các loài bướm hoa vùng nhiệt đới và các giống chim lạ.

Có nhiều tours khác nữa như đi dạo phố thành Cairns, mua sắm, hay đi thuyền jet, đi xe hỏa xuyên qua rừng, thăm hãng chế biến đường mía (vùng này bạt ngàn những ruống mía)…

Thành phố Cairns và thảm san-hô Great Barrier Reef lớn nhất thế giới

Nhà thám hiểm Captain James Cook đã sơ họa bản đồ Cairns vào năm 1770, tuy vậy thành phố Cairns chỉ được chính thức thành lập vào năm 1876, giữa thời kỳ chạy đua “tìm vàng”. Sau cơn số vâng và hết tìm được vâng thì nơi này biến thành vùng nông nghiệp, đánh cá, và nghề nuôi trồng trai (pearl).

Đặc điểm khác ở Cairns là nơi đây có loài côn trùng moth to nhất thế giới và lá lưỡi fern dài nhất thế giới. Hai cánh loài côn trùng Hercules giang ra có thề dài tới 25 centimét hay 10 inches, và loài King Fern lá dài tới 7 mét hay gần 30 feet.

Khi nói đến Cairns là nói tới thảm san-hô Great Barrier Reef lớn nhất thế giới ở ngoài khơi. Tour này giá tới $300. Great Barrier Reef là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới! Tour này có nhiều loại tùy vào sớ thích và tính mạo hiểm của bạn. Bạn có thể ngồi trên tuyền buồm hay trên catamaran mà ngắm thảm san hô ở dưới, hay đi thuyến có đáy làm bằng kính và quan sát các loài cá và các thảm san-hô được hình thành bởi các mollusk (vật thể sống động) được tạo thành từ bao nhiêu đời cho đến nay. Mạo hiểm hơn, bạn sẽ đeo mặt nạ snorkeling, lặn xem cá, và nếu là chuyên gia thì lặn sâu scuba mạo hiểm khám phá các khe san hô, các hầm sâu dưới nước…

Thống kê cho thấy Great Barrier Reef có tới 4.000 loại mollusk, 400 loại sponges (san hô giống giẻ chùi bọt), 300 loại reef-biulding corals (nền xây tầng) và ước lượng có tất cả chừng 1.500 loại cá khác nhau, bao gồm loại clownfish cá thằng hề sặc sỡ.

Thăm làng thổ dân Abrioriginals ở Kuranda

Sau khi so sánh lịch trình các tour khác nhau, chúng tôi chọn đi tour riêng dùng xe taxi. Sau khi cập bến bãi biển Yorkeys, 5 anh chị em người Việt nam chúng tôi đang dàn xếp thuê xe taxi thì có một cặp vợ chồng người Hồng Kông cũng muốn theo đoàn chúng tôi, vì xe taxi lớn có thể chứa tới 8 hành khách. Chúng tôi dàn xếp tài xế taxi chở đi thăm làng truyền thống Kuranda và tham quan các đặc điểm tại làng này. Sau đó sẽ đi thăm thác Barron, và cuối cùng sẽ đi tour một vòng thành phố Cairns cho biết sự tình.

Thưởng thức món Phở đặc biệt giữa rừng nhiệt đới làng Kuranda.

Điểm đặc biệt nhất là khi đến làng truyền thống Kuranda của người thổ dân Abrioriginals, sau khi thăm viếng và đang đi tìm quán ăn thì bắt gặp ngay một nhà hàng Lan’s Vietnamese Cuisine. Thế là mọi người vào ngay, nhìn thấy chủ nhân đang nấu bên trong cuồi hàng, chúng tôi hỏi ngay: Chị là người Việt Nam hả? Hôm nay chị có phở không?

Chị vui vẻ trả lời: “Vui mừng gặp được người Việt mình, đúng là hôm nay em có phở ngon”.

Thế là chúng tôi gọi ngay 5 tô phở… Đang khi ngồi đợi món phở đưa ra thì nhìn chung quanh trên tường thấy quán này trang trí đơn sơ, nhưng vẫn giữ được nét đặc sắc quê hương với hai bức tranh hai cô thôn nữ người Việt, một cô người Huế với nón lá và chiếc vòng cổ bằng vâng trên tấm áo dài mầu đỏ. Bức khác là cô gái miền Bắc với áo tứ thân mầu vàng, yếm đỏ, váy lĩnh, đầu thắt khăn mỏ quạ và mái tóc đen óng ả buông lơi, đang ngồi trầm ngâm bên chiếc mâm có những bông sen nõn nà… Một bức tranh khác là Dòng Thác Bản Giốc ở biên giới Việt Hoa, một tình tự dân tộc khó phải mờ.

Không gì thú vị bằng vào thăm một làng thổ dân ở miền cực Bắc của Australia, trên đỉnh núi cao vùng nhiệt đới, giữa những khe nước róc rách, những thảm cây xanh muôn mầu, giữa muôn ngàn khách du kịch từ khắp thế giới… mà lại được thưởng thức món ăn truyền thống Việt Nam ở nơi xa tắp mù khơi này. Còn gì sung sướng và thú vị bằng. Chả thế mà ông bạn Việt Nam của tôi, sau bữa ăn đã nói: “Hôm nay ăn cả hồn dân tộc vào mình… nên húp hết cả nước lẫn cái. Thật là bữa ngon! sau một tuần ăn đồ Tây, đồ Úc trên tầu”.

Cô chủ hàng tên Ngọc Lan đã vui vẻ ra tiếp và nói chuyện với chúng tôi. Được biết chị có một mình và đã ở đây đã nhiểu năm. Trước chị có mở một nhà hàng dưới thành phố nhưng nay đã sang lại cho người khác rồi. Nhà hàng thứ hai chị mở không thành công, nên đã bỏ. Nhà hàng ở Kuranda này là thứ 3 và mở được 13 năm nay. Chị cho biết làm ăn được, nhưng vất vả, vì kiếm thợ rất khó. (Nhìn trong nhà hàng thấy có một thanh niên người Úc lo bưng đồ ăn cho chị). Chị nói ở trong khu này chỉ có 2 gia đình người Việt khác mà thôi. Tuy cô đơn và nhớ quê hương và ít được nói tiếng Việt, nhưng chị nói riết rồi cũng quen và tiếp tục lo làm ăn, chứ biết sao được…

Qua cuộc trò truyện với Chị chúng tôi cảm phục vì ý chí kiên cường và đầy lạc quan của chị. Cuộc đi tìm tự do và cuộc sống mới của Chị cũng phần nào nói lên cuộc phiêu lưu và kiếp sống của người tị nạn Việt Nam trên khắp thế giới. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, ai nấy đều có những khó khăn và những chịu đựng. Nhưng nếu kiên trì và quyết tâm thì ai trong chúng ta cũng có thể mở ra con đường tương lai thành công cho chính mình. Tuy nhiên trong lòng của mình ai nấy cũng còn giữ được hương thơm quê mẹ và tình tự dân tộc không bao giờ phải đi nơi những người đã từng sinh ra tại giải đất chữ S Việt Nam.

Thăm thác Barron và Thần thoại về Bulurru, vị Thần Sáng Tạo của thổ dân Djabugay

Sau khi thăm làng Kuranda, chúng tôi tới thăm thác nước Barron Falls, cách đó chừng 17 cây số. Đây là đất tổ tiên của người thổ dân Djabugay. Theo họ, thuở sáng tạo qua các biến cố thế giới là do thần Bulurru của họ. Thần Bulurru là thần sáng tạo, là quá khứ thánh thiêng, là Lời và là Luật phải tuân theo. “Mọi sự đến từ một – Bulurru, các sông các núi non và ngay cả chính con người”. Các tổ tiên thần Bulurru hành trình qua các đất nước, qua truyện kể và hát ca, và các nghi lễ được ghi lại từ đời nọ sang đời kia.

Vị tổ tiên vĩ đại nhất là Gudju Gudju Cầu Vồng. Cầu Vồng có thể hóa thân thành các tổ tiên như Budaadji – thần Rắn là vị thần tác tạo nên các dòng sông và thác nước ở Barron Gorge National Park. Trong mùa mưa thần xuật hiện như chiếc cầu vồng; mùa thác lũ, thần xuất hiện trong tiếng sấm vang trời.

Thác Barron hùng vĩ, vào mùa Hè nước chảy êm ả, nhưng mùa mưa thì thác lũ ầm ầm, và tạo thành dòng thác mạnh liệt, thế mới có tên là cửa Địa Ngục!

Thăm Nhà thờ Chính tòa thành Cairns

Trong chuyến dạo quanh thành, chúng tôi thấy nhiều các đài kỷ niệm lịch sử, đặc biệt là đài kỷ niệm ngành máy bay, vì tại đây khi ghi dấu chuyến bay lịch sử vượt Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ sang ÚC đáp xưống Cairns. Các kiến trúc tân kỳ và phong cảnh thành phố tươi mát với các cây đa cổ thụ và các thảm hoa vùng nhiệt đới. Các hàng quán dọc bờ sông và những du thuyền ở bến đón chờ du khách làm chuyến du hành mạo hiểm đi tham quan các thàm san hô ngoài khơi.

Chúng tôi đặc biệt dừng lại và ghé thăm Khu bản doanh Công Giáo, gồm nhà thờ chính tòa, khu trường trung học thánh Monica và Tòa Giám Mục. Nhà thờ chính tòa kiến trúc tân kỳ, bên trong rộng thoáng mát. Đặc biệt hai bên tường với những cửa kính mầu lộng lẫy. Điểm đặc biệt nhất là các hình bên tay phải diễn tả những thảm họa kinh hoàng, như bảo lụt, núi lửa, sấm sét, chiến tranh; còn các cửa bên trái lại diễn tả sự sống thanh bình và tươi mát, các suối nước, các cây xanh, hoa lá, ánh sáng muôn mầu. Ba cửa sổ mầu dưới cuối nhà thờ diễn tả sự sống tràn đầy nơi biển khơi, mầu xanh nước và xanh da trời, cây cối, chim muông và dướci biển là những đàn cá nhảy lên nhấp nhô sống động. Nhà thờ có cung thánh riêng chầu Mình Thánh Chúa với tượng Đức Mẹ Fatima với trái tim rộng mở.

Bến tầu ở Bãi biển Yorkeys Knob

Bãi biển Yorkeys Knob là một trong những vùng ngoại ô thành phố của Cairns, miền cực Bắc của bang Queensland, Australia. Nó nằm về phía bắc của trung tâm của Thành phố Cairns, và cách đó khoảng 13 km (8,1 mi) và là vùng ngoại ô bãi biển thứ ba sau Bãi biển Machans và Bãi biển Trinity. Dân số có chừng 3.000 người.

Đây là vùng hoảng vắng, Yorkeys Knob có một siêu thị, bưu điện, một lò bánh mì, và một loạt các cửa hàng khác, và một một cửa hàng nhỏ trên bãi biển, gần khu vực bơi chính. Ở đây có ba nhà hàng. Một tại các bến du thuyền Half Moon Bay, một nhà hằng khác trên boong mặt nước nhìn qua Half Moon Bay và một nhà hàng khác trong khu vực bãi đậu xe đi tour và taxi.

Bãi biển ở đây phổ biến cho người thích lướt ván diều và lướt ván buồm.