Chúa Nhật Lễ Lá năm nay, Bài Thương Khó (Tin Mừng) trích từ Tin Mừng Thánh Luca, một Tin Mừng mà chính soạn giả đã quả quyết là được soạn thảo theo phương pháp sử học cổ điển thời ấy: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (Lc 1:1-4).
Ta hãy tìm hiểu xem, ngòi bút “sử gia” của Thánh Luca đã tường thuật ra sao biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu?
Trình thuật Khổ Nạn
Trước khi đi vào trình thuật Khổ Nạn của Thánh Luca, ta hãy tìm hiểu các nét chung của trình thuật Khổ Nạn.
Theo linh mục Joseph A. Fitzmeyer, S.J, trong The Gospel According to Luke (X-XXIV), giống trình thuật tuổi thơ và trình thuật phục sinh, trình thuật khổ nạn là một trong các phân hạng của thể loại văn chương tin mừng. Ngay từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các học giả Thánh Kinh vốn đã có thói quen coi trình thuật khổ nạn là phần đầu tiên của truyền thống tin mừng đã đạt tới hình thức một trình thuật liên tục hay có liên kết với nhau.
Ta có thể dựa vào một số điểm sau đây để thấy rõ điều vừa nói:
1) Thánh Phaolô có biết đến “câu truyện thập giá” (1Cr 1:18). Tiếng Hy Lạp, thực ra là logos được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt là “lời rao giảng”. Tuy nhiên, với Thánh Phaolô, hạn từ này dùng để chỉ bản tóm lược các biến cố nổi tiếng và được nhắc đi nhắc lại liên quan tới việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và qua đời.
2) Dù tỏ ra ít lưu ý tới chính lời Chúa Giêsu nói (thí dụ 1Tx 4:15, chỉ cho biết Chúa Giêsu có nói, nhưng không trích chính lời Người nói), Thánh Phaolô nhắc rất nhiều tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, việc Người qua đời và được chôn cất: Bữa Tiệc Ly, bị phản bội, chịu đau khổ, thập giá, chịu đóng đinh, “bị treo trên cây”, chết, được chôn cất, “những người Do Thái giết Chúa Giêsu”… Dù các biến cố này được nhắc lẻ tẻ trong các trước tác của Thánh Phaolô, và thường được nhắc trong ngữ cảnh thần học nhiều hơn là sử học, chúng vẫn cho thấy Thánh Phaolô biết rõ “câu truyện thập giá’ theo nghĩa một trình thuật có liên kết.
3) Cả bốn tin mừng chính thức đều có trình thuật khổ nạn với những điểm tương tự rất đáng lưu ý: Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội, bữa tiệc ly với các môn đệ, bị bắt ở khu vực bên ngoài thành phố, Phêrô chối Thầy, bị tra khảo trước mặt thượng tế, xuất hiện trước Philatô, bị dẫn đi chịu tử hình, bị đóng đinh, có bản án trên thập tự, chết và chôn cất. Các điểm tương tự này hiếm thấy trong các phần còn lại của các Tin Mừng. Nó “có bản chất một trình thuật lịch sử có tính nối kết hơn bất cứ phần nào khác của truyền thống; nó chứng tỏ: các Tin Mừng Gia đã sử dụng được một phức hợp tương đối ổn định của các câu truyện.
4) Xem ra cái cốt lõi tiên khởi của nhiều câu truyện được kết nối với nhau này có được là nhờ việc mở rộng một tuyên xưng nào đó mà các mảnh sơ truyền còn được lưu truyền ở 1Cr 15:3-4: Chúa Kitô chết vì tội lỗi ta… được mai táng… sống lại vào ngày thứ ba.
5) Việc thấy cần phải có một trình thuật liên tục hay nối kết với nhau như trên chắc chắn phát sinh từ kinh nghiệm của các nhà rao giảng hay truyền bá Kitô Giáo tiên khởi trong việc đương đầu với các bác khước đại loại như “Vậy, nếu ông ấy là Đấng Mêxia của Thiên Chúa, thì tại sao kết cục lại bị đóng đinh? Nếu ông ấy là tác nhân của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người, thì tại sao Thiên Chúa lại để ông ấy chịu chết như một phạm nhân trên thập giá?” Trong tình huống như thế, Người mau chóng trở thành “một ô nhục đối với người Do Thái, một điên rồ đối với người Ngoại Giáo” (1Cr 1:23). Như M. Dibelius, trong From Tradition to Gospel (New York, Scribner’s 1939), từng viết:
“Nếu điều được rao giảng là chứng tá cứu rỗi, thì, trong số tất cả các tư liệu có liên quan, chỉ có tư liệu này, Cuộc Khổ Nạn, mới có ý nghĩa thực sự trong sứ điệp. Vì điều phải xử lý chính là hành vi đầu tiên của ngày chung cục thế giới như lúc ấy đang tin tưởng và hy vọng. Ở đây, ơn cứu rỗi là điều trông thấy không những trong con người và lời nói của Chúa, mà còn cả trong sự nối tiếp nhau của một số biến cố. Đặt các vấn đề này vào thế nối kết của chúng tương ứng với một nhu cầu, và càng cần hơn nữa vì một bản mô tả duy nhất các hậu quả của Khổ Nạn và Phục Sinh mới giải quyết được nghịch lý của Thập Giá, chỉ duy một nối kết hữu cơ các biến cố mới thoả mãn được nhu cầu giải thích, và chỉ duy việc nối lại với nhau các biến cố cá thể mới giải quyết được vấn đề trách nhiệm”.
Với câu hỏi trên, lời của Thánh Phêrô có thể được coi là câu trả lời: “Đấng Giêsu này, Đấng mà các ông đã đóng đinh, Thiên Chúa đã biến thành cả Chúa Tể lẫn Đấng Mêxia” (Công Vụ 2:36).
Tuy nhiên, trước thời Thánh Máccô, có phải đã có một câu truyện liên tục làm trình thuật khổ nạn nguyên khởi dưới hình thức viết hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Một số học giả Thánh Kinh đồng hóa trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô với hình thức nguyên khởi mà ngài được truyền thụ. Nhưng các dị biệt trong các Tin Mừng Máccô, Luca và Gioan cho thấy các tin mừng gia đã thừa hưởng một trình thuât ngắn hơn so với trình thuật Máccô. Đây là nhận định của những học giả như X. Léon-Dufour (Récits de la Passion, 1425). Họ cho rằng trình thuật nguyên khởi đó bắt đầu với việc bắt giữ Chúa Giêsu. Vì trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan chỉ nhất trí với trình thuật của Thánh Máccô một cách lỏng lẻo từ lúc Chúa Giêsu vào Giêrusalem cho tới lúc Người bị bắt, nhưng sau đó thì nhất trí với nhau nhiều hơn nhiều.
Các học giả trên cho rằng việc khai triển truyền thống trên diễn biến như sau: a) Trước hết là lời tuyên xưng sơ truyền như trong 1Cr 15:3b-5; b) một trình thuật ngắn, bắt đầu với việc Chúa Giêsu bị bắt; c) một trình thuật dài, bắt đầu với việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem và bao gồm việc Người thanh tẩy Đền Thờ, Chúa Giêsu bị hạch hỏi về thẩm quyền, công bố việc Giuđa phản bội, Bữa Tiệc Ly, và lời cầu nguyện ở Diệtsimani; d) trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này dựa vào việc phê bình soạn thảo (redaction-critical) cho thấy thực ra Thánh Máccô đã xây dựng trình thuật khổ nạn của ngài từ nhiều truyền thống cá thể, hệt như ngài đã làm với các phần khác trong Tin Mừng của ngài (xem E. Linnemann, Studien zur Passionsgeschichte, 174-175).
Các chủ đề quán xuyến trong trình thuật khổ nạn
Đọc kỹ các trình thuật khổ nạn trong bốn Tin Mừng chính qui (canonical), ta sẽ thấy đây không hẳn chỉ là việc thuật lại các biến cố thực sự xẩy ra. Duy các dị biệt giữa các trình thuật cũng đủ nói lên điều ấy. Nhiều nhân tố hay chủ đề quán xuyến (motifs) đã hiện diện trong đó. Ta cần khám phá ra các chủ đề này, trước khi đi vào trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Có hai loại chủ đề như thế: chủ đề thần học và chủ đề hộ giáo.
A. Chủ đề thần học
1. Sự nổi bật của đức tin vào Chúa Kitô phục sinh: Việc vang vọng lại sơ truyền nguyên khởi này (1Cr 15:3-5; Rm 4:25; Cv 2:36; 4:10) đã cho thấy điều này dù câu truyện thập giá được thuật lại, người ta vẫn luôn thấy nó đạt tới đỉnh cao ở praeconium paschale (tuyên xưng Phục Sinh): “Người không còn ở đây, nhưng đã sống lại!” (Lc 24:6; xem Mc 16:6; Mt 28:6). Các chi tiết bị bắt, bị tra vấn, bị Philatô xét xử, và đóng đinh không được thuật lại chỉ như một thất bại trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu, nhưng được sắp xếp qui hướng về việc tuyên xưng chiến thắng của Người đối với các bến cố ấy nhờ quyền năng Thiên Chúa. Chủ đề Christus victor mortis thời giáo phụ và thời trung cổ đã đủ nói lên những điều hàm chứa trong chính trình thuật khổ nạn.
2. Sự hoàn thành thánh ý Thiên Chúa: Điều này thấy rõ ở việc ám chỉ tới hay trích dẫn các đoạn Cựu Ước. Tin Mừng Luca 22:37 trích dẫn Bài Ca Người Tôi Tớ trong Isaia 53:12; Luca 23:34b-35 ám chỉ Thánh Vịnh người công chính (Tv 22:8, 19); Luca 23:36 ám chỉ Thánh Vịnh 69:22; Luca 23:46 ám chỉ Thánh Vịnh 31:6.
3. Khuynh hướng muốn cho thấy thân phận không chỉ có tính nhân bản của Chúa Giêsu: Sự biết trước và loan báo mơ hồ về việc Người bị phản bội (Mc 14:18-21; Lc 22:21-23) đã trở thành minh nhiên, khi tên của Giuđa được nhắc đến (Mt 26:25; Ga 13:21-26). Hay lời ám chỉ quyền năng của Người: hãy so sánh việc bắt giữ bình thường ở Mc 14:46 (=Mt 26:50) với việc nhắc đến “12 đạo binh thiên thần” và câu trả lời đầy uy nghi “Ta đây” (Ga 18:6) khiến những kẻ đến bắt Người phải té nhào. Hay việc bỏ lời kêu than cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: trong Mc 15:34, lời kêu than đó là: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” (Tv 22:1; xem Mt 27:46). Lời kêu than đó đã không được Thánh Luca ghi lại, có lẽ vì ngài nghĩ không thích hợp với môi miệng Con Thiên Chúa, thay vào đó, ngài ghi: “Lạy Cha, con phó linh hồn Con trong tay Cha!” (Lc 23:46; so sánh Tv31:6). Trong Tin Mừng Gioan (19:30), câu đó trở thành “thế là hoàn tất”.
B. Chủ đề hộ giáo
1. Xác quyết sự vô tội của Chúa Giêsu: Lời kết án Chúa Giêsu được ghi ở Mc 14:64c, Mt 26:66b, đã không còn trong Tin Mừng Luca (xem 22:71), thay vào đó, là ba lời xác quyết sự vô tội của Người (Lc 23:4, 14-15, 22 so sánh với Ga 18:38; 19:4, 6; Cv 3:13).
2. Khuynh hướng muốn gỡ tội cho Philatô và muốn đổ tội cho các lãnh tụ Do Thái: Khuynh hướng này thấy rõ khi ta so sánh giữa bốn Tin Mừng với nhau. Trong Mc 14: 1, 43, 53, 55; 15:1, 11 các lãnh tụ Do Thái được nhắc tới, và trong Mc 15:15, cả Philatô cũng bị ám chỉ “vì muốn làm đám đông thỏa lòng”. Trình thuật khổ nạn của Tin Mừng Mátthêu khác chút đỉnh so với trình thuật Máccô trong những đoạn song hành (Mt 26:3, 47, 57, 59; 27:1, 20). Nhưng một cách đặc biệt, các điều Thánh Mátthêu thêm vào đã phần nào thay đổi vai trò của Philatô: (a) Vợ ông ta cảnh giác ông ta đừng làm gì “với người vô tội ấy” (Mt 27:19); (b). Philatô rửa tay và công khai tuyên bố mình vô can “tôi vô tội đối với máu của người này; các ngươi hãy tự lo liệu lấy”. Và toàn dân đã đáp lại “máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27:24-25); (c) Các thượng tế và Biệt Phái yêu cầu Philatô cung cấp lính canh mồ (Mt 27:62). Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca, một trình thuật cũng lệ thuộc trình thuật Máccô nhưng độc lập đối với trình thuật Mátthêu, tiếp tục khuynh hướng này một cách khác. Thánh Luca thường tách biệt “dân” hay “đám đông” (Lc 22:2, 23:27, 35a, 48) ra khỏi các nhà lãnh đạo hay các “trưởng lão, thượng tế và kinh sĩ” (Lc 22:2, 52, 54; 23:1, 4, 13, 35b, 51). Ngài loại bỏ mọi việc nhắc tới các chứng từ hay cáo buộc gian dối về việc phá hủy Đền Thờ và thay vào đó, trình bầy Chúa Giêsu bị các nhà lãnh đạo cáo buộc phạm tội khuấy động chính trị mà thôi (Lc 23:2, 5, 18-19). Philatô tuyên bố Chúa Giêsu vô tội ba lần (Lc 23:4, 14-15, 22). Khi cuối cùng Philatô đầu hàng, Thánh Luca giải thích “tiếng nói của họ đã thắng thế” và Philatô trao Chúa Giêsu “theo ý họ muốn” (Lc 23: 23-25); và họ “điệu Chúa Giêsu đi” đóng đinh (câu 26). Trong các câu này, “họ” có thể chỉ muốn nói tới “các trưởng tế, thủ lãnh, và dân chúng” (câu 13). Chỉ ở câu 36, lính Rôma mới xuất hiện. Điều nghịch lý là, chính viên bách quản Rôma đã tuyên xưng “người này quả vô tội” (câu 47). Cuối cùng, trong trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan, điều xuất hiện trong trình thuật Luca đã được nói tới một cách trọn vẹn. Caipha tuyên bố sự thích đáng của án tử dành cho Chúa Giêsu (Ga 11:47-53, nhất là câu 50). Binh lính và các sĩ quan của các thượng tế và Biệt Phái thương lượng với Giuđa (Ga 18:3, 12-14). Khi Chúa Giêsu bị điệu tới trước Philatô, Người lại được tuyên bố vô tội 3 lần (Ga 18: 38; 19:4, 6), và Philatô tìm cách tha Người (Ga 18:31; 19:12). Và khi Philatô nhượng bộ (Ga 19:16), ông ta trao Chúa Giêsu “cho họ” (các thượng tế nói ở câu 15) và họ lãnh Chúa Giêsu, “Người đi ra, vai vác thập giá” (Ga 19:17).
3. Khuynh hướng muốn lượng thứ tội đào ngũ của các môn đệ: Trong Mc 14:50, “tất cả đều bỏ rơi Người” và hình thức đào ngũ tồi tệ hơn cả đã được tượng trưng bằng việc mô tả một thanh niên bỏ cả áo xống mà chạy truồng (Mc 14: 51-52). Tin Mừng Luca không có câu nào song hành với Mc 14:50, nhưng trong số các người đứng cạnh cảnh đóng đinh, không những có các phụ nữ theo Người từ Galilê, mà còn có “tất cả những người quen biết Chúa Giêsu” (pantes hoi gnostoi [giống đực!]: Lc 23:49). Trong Ga 18:8c, Chúa Giêsu cho phép họ đi! Trong khi lời tiên đoán đào ngũ liên quan tới mọi môn đệ trong Mc 14:27 và Mt 26:31, thì chỉ có Phêrô là sa lưới Satan trong Lc 22:31-34.
Các chủ đề trên, do đó, đã thêm mầu sắc cho các trình thuật khổ nạn và cho thấy những nét trong đó vượt quá việc chỉ phúc trình các sự kiện. Trong các trình thuật này, còn có đặc điểm cổ vũ nữa, vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mau chóng trở thành khuôn mẫu cho sự đau khổ và bị bách hại của các môn đệ Người. Cuộc tử đạo của Stêphanô trong Công Vụ 7:54-8:1 đã được thuật lại phỏng theo cái chết của Chúa Giêsu. Một số chủ đề quán xuyến như tỉnh thức, cầu nguyện, sự cam chịu của Chúa Giêsu… đã được đưa vào trình thuật chắc chắn vì lý do này.
Điều cũng rõ ràng là một số dị biệt giữa các trình thuật khổ nạn chính qui là do việc chọn lựa tài liệu. Các chủ đề và khuynh hướng đã khám phá được có thể giải thích một số chọn lựa này hay việc sắp đặt chúng. Nhưng điều nên coi như hiển nhiên là không tin mừng gia nào đã kể trọn câu truyện như nó diễn ra thực sự. Nếu, ở điểm này, truyền thống Tin Mừng vẫn duy trì được sự tiếp xúc tốt đẹp nhất với các sự kiện lịch sử, thì hẳn nó cũng đã lên mầu sắc cho chúng bằng các chủ đề và khuynh hướng này. Cũng nên coi như rõ ràng điều này nữa: cái phần mà bộ phận của truyền thống này vốn đóng trong đời sống Giáo Hội sơ khai không phải chỉ là phần kể lại những điều thực sự đã xẩy ra. Điều quan trọng hơn nhiều là những gì rao giảng phải đề cập tới những gì Chúa Giêsu thành Nadarét hoàn thành cho nhân loại. Ở phần này của truyền thống Tin Mừng, chúng ta không những được nghe một trình thuật về những gì thực sự xẩy ra trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu trên dương thế, mà hơn nữa, còn được đọc lời giải thích ưu tuyển, vì được linh hứng, về nó nữa. Lời giải thích này sẽ được vang vọng nhiều cách xuyên suốt các trước tác khác của Tân Ước.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca
Trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô là trình thuật ngắn nhất trong 4 trình thuật chính qui và không có bất cứ truyền thống đặc biệt riêng nào ngoại trừ việc chạy trốn của người môn đệ trẻ không quần áo (Mc 4:51-52). Nếu tách chi tiết này ra khỏi câu truyện Chúa Giêsu bị bắt (Mc 14: 43-50), thì trình thuật của Thánh Máccô sẽ gồm 18 tình tiết. Hai mươi tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương hợp với 14 tình tiết của Thánh Máccô với hầu như cùng một thứ tự. Sợi chỉ xuyên suốt trình thuật của ngài là dựa vào Thánh Máccô. Sự tương hợp có ý nghĩa này cho thấy rõ sự tùy thuộc của Thánh Luca vào trình thuật của Thánh Máccô ở phần này của Tin Mừng do ngài soạn thảo. Sự dị biệt giữa Thánh Luca và thánh Máccô trong phương diện này phần lớn chỉ là những bỏ bớt hay thêm thắt nhỏ nhoi. Thánh Luca bỏ 4 tình tiết: xức dầu thơm tại Bêtania (Mc 14:3-9, vì đã có Lc 7:36-50); Chúa Giêsu tiên đóan các môn đệ sẽ bỏ trốn (Mc 14: 27-28, vì các môn đệ không bỏ trốn trong Tin Mừng của ngài); người môn đệ trần truồng chạy trốn (cả câu trước đó, câu 50, Mc 14:51-2); và các binh sĩ nhạo báng (Mc 15:16-20abc). Nhưng Tin Mừng Luca thêm bài diễn văn 4 phần vào cuối câu truyện Tiệc Ly (Lc 22:21-23, 24-30, 31-34, 35-38), và hai trình thuật: Chúa Giêsu tới Hêrốt (Lc 23:6-12; và Philatô xét xử (Lc 23:13-16).
Tuy nhiên, chất liệu của các tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca thì thỉnh thoảng khá khác với chất liệu trong các câu song hành của Thánh Máccô. Cũng như ở những chỗ khác trong Tin Mừng của mình, Thánh Luca được linh hứng bởi trình thuật khổ nạn của nguồn Máccô, nhất là thứ tự của nó, nhưng một là ngài tích hợp vào đó những gì đã rút tỉa được từ các chất liệu khác (từ nguồn Luca) hai là soạn lại các chất liệu của Thánh Máccô, có lẽ mạnh hơn những chỗ khác, hoặc ngay cả việc tự ý soạn ra một số câu. Chứng cớ của nguồn “Q” trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chỉ tìm thấy ở Lc 22:28-30 mà thôi.
Trong thế kỷ 20, người ta đặt câu hỏi liệu Thánh Luca có dùng một trình thuật khổ nạn gắn bó, độc lập khác song song với nguồn Máccô hay không. Một số các học giả Thánh Kinh trả lời khẳng định. Họ trưng ra ba lý do sau đây: (a) Ở chỗ này, một số lượng khá lớn các chất liệu của nguồn Luca đã được sử dụng cùng với những gì phát xuất từ nguồn Máccô; (b) khá nhiều các trường hợp trong đó hai trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan và của Thánh Luca giống nhau, trong khi các chi tiết chính xác thì không thấy có trong các trình thuật của Thánh Máccô và của Thánh Mátthêu; và (c) Ở đây, Thánh Luca ít duy trì các chữ hay các câu của Thánh Máccô hơn ở các chỗ khác trong Tin Mừng của ngài (chỉ là 27 phần trăm so với 50 phần trăm ở các chỗ khác).
Tuy nhiên, cũng gần bằng ấy các học giả Thánh Kinh cho rằng Thánh Luca chỉ sửa đổi trình thuật khổ nạn của truyền thống Máccô mà thôi bằng cách thêm vào đó một số sự kiện hay lời nói khác lấy từ nguồn Luca, hoặc nguồn Q, hay biên tập nguồn Máccô và tự ý soạn thảo một số chất liệu.
Quan điểm thứ hai xem ra hữu lý hơn. Một phần vì có tới 14 tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương tự với các tình tiết trong trình thuật của Thánh Máccô, cả trong thứ tự của chúng. Các tương tự này bao gồm: (a) các biến cố mở đầu (Lc 22:1-38) và (b) khổ nạn, chết và chôn xác Chúa Giêsu (Lc 22:39-56a). Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, các biến cố mở đầu phải được coi là thành phần của trình thuật khổ nạn.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca nhằm trình bầy số phận của Chúa Giêsu một cách khá chuyên biệt. Sau đây là các yếu tố lên đặc điểm cho trình thuật của Thánh Luca:
a) Khung cảnh của câu truyện không còn là Đền Thờ nữa. Đền Thờ, “nhà Cha Ta” (Lc 2:49) đã được thanh tẩy để trở thành khung cảnh cho thừa tác vụ giảng dậy của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Ở đấy, Người tuyên đọc lời phán xử chính Giêrusalem (Lc 21:20) và các lãnh tụ của nó (Lc 20:19). Giờ đây, Giêrusalem và các lãnh tụ của nó sẽ tuyên đọc lời phán xử Chúa Giêsu. Phần này của Tin Mừng Luca bắt đầu với âm mưu của các lãnh tụ mà đỉnh cao sẽ là việc xét xử Người.
b) Chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác được mô tả trong vai trò của Satan, hiện thân của sự ác. Sau khi lìa bỏ Chúa Giêsu “để đợi dịp” (Lc 4:13), nay nó trở lại bằng cách “nhập vào Giuđa” (Lc 22:3), tìm cách “sàng” các môn đệ “như sàng lúa” (Lc 22:31) và đã thành công trong việc làm cho Thánh Phêrô chối chúa Giêsu, vì nay là “giờ” của nó và giờ của nó là “quyền lực tối tăm” (Lc 22:53). Sự can dự của Satan vào trình thuật khổ nạn là độc đáo đối với Thánh Luca trong truyền thống Nhất Lãm; nhưng đây là một yếu tố ngài chia sẻ với Thánh Gioan (Ga 13:2, 27: cả trpng cách dùng từ chuyên biệt, chính xác). Thành thử, không phải người Rôma đóng vai chủ yếu đối với số phận của Chúa Giêsu mà là người môn đệ bị quỉ nhập, một môn đệ Do Thái quê ở Palestine, một “người trong nhóm Mười Hai” (Lc 22:3). Tuy nhiên, chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự ác của ma quỉ đã được ngụ ý trong lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho Thánh Phêrô (Lc 22:31) và trong lời Người nói với người trộm lành trên thập giá (Lc 23:43).
c) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chia sẻ với các trình thuật Nhất Lãm khác hình ảnh Chúa Giêsu thanh thản đối diện với sự chết vì hiểu rõ rằng đây là thánh ý Chúa Cha dành cho Người (Lc 22:39-46). Nhưng Thánh Luca có lối diễn tả chuyên biệt cho hình ảnh này ở Lc 22: 37 trong Bữa Tiệc Ly (xem thêm Lc 24:7, 26). Điều này vượt trên mọi nhấn mạnh của Thánh Luca về lòng thương xót, sự tha thứ, sức mạnh chữa lành, việc cầu nguyện và cảm thương của Chúa Giêsu. Hơn nữa, Chúa Giêsu của Thánh Luca đối diện với sự chết, không bị bỏ trốn, cô đơn và cô lập như trong Tin Mừng Máccô, nhưng được “đi theo” bởi các “con gái Giêrusalem” than khóc (Lc 23:28), “những người đàn bà cùng đến với Người từ Galilê” và “tất cả những kẻ quen biết” Người (Lc 23:49). Cũng nên kể tới thiện cảm của tội nhân đã xám hối cùng chịu đóng đinh với Người, khiến Người nói lời cảm thương sau cùng với anh ta “Hôm nay, bạn sẽ ở trên Thiên Đường với tôi” (Lc 23:43).
d) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là sự tiếp nối của trình thuật du hành ở điểm trước nhất, nó là “con đường” Chúa Giêsu sẽ du hành trong chuyến trở về với Chúa Cha (xem Lc 9:51; 17:25; 24:7,26). Người du hành trên con đường này theo một nghĩa đặc biệt như vị tiền hô, người tiền phong, và mở đường, đúng là người bị thúc đẩy trực diện với số phận mình (xem Lc 13:33; 17:25; 22:37). Và Người đã trực diện số phận này tại Giêrusalem như một người chính trực (Lc 23:41, 47), và, trên hết, hoàn toàn sẵn lòng (Lc 22:42, 51).
e) Sự chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác của Satan cũng đem lại cho trình thuật khổ nạn của Thánh Luca một khía cạnh cổ vũ mà các Tin Mừng khác không có. Theo học giả M. Dibelius (From Tradition to Gospel 201):
“Đấng Cứu Thế đau khổ là Người của Thiên Chúa đang bị tấn công bời các quyền lực sự ác, và qua lòng kiên nhẫn và tha thứ, là mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ. Thánh Luca coi các biến cố này…không như để hoàn tất công trình cứu rỗi cho bằng như câu truyện về một người thánh thiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Hiệu quả văn chương của quan điểm này là Thánh Luca trình bầy cuộc Khổ Nạn như một cuộc tử đạo”.
Quả thực Chúa Giêsu của Thánh Luca chết như “mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ”, nhưng Người cũng hoàn tất công trình cứu rỗi cho nhân loại, dù cái chết của Người là một hình thức tử đạo. X. Léo-Dufour đúng hơn khi cho rằng trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là một bi kịch trong đó độc giả được mời tham dự, tương kết giống như Simong thành Cyrene, vác thập giá phía sau Chúa Giêsu:
“Độc giả được mời, không còn để làm một hành vi đức tin đơn giản vào Thiên Chúa, Đấng đã hoàn tất Thánh Kinh và vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa được tỏ hiện trong cái chết của Người. Không như Thánh Máccô, Thánh Luca giải thích mầu nhiệm đang diễn ra, giống như Thánh Mátthêu. Độc giả không còn được mời một cách chuyên biệt để thờ lạy con người của Chúa Giêsu mà lúc này đã tự tỏ lộ là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể Toàn Năng (Mátthêu), mà là để thừa nhận điểm yếu của Người với Thánh Phêrô và cái xấu của ngài cũng như với tất cả những người kết án Chúa Giêsu, để thờ lạy lòng thương xót vô bờ của Chúa Giêsu… và đặc biệt tham dự vào sự kiên nhẫn của Người… Chúa Giêsu không chỉ là một mẫu mực; Người tiêu biểu cho những người công chính bị bách hại, tự đảm nhận vào con người của Người cơn bách hại của mọi thời đại và qua chính cuộc chiến thắng của Người, Người mạc khải cuộc chiến thắng của các môn đệ” (Récits de la Passion, Dictionnaire de la Bible 6 [1960] 1476).
Ta hãy tìm hiểu xem, ngòi bút “sử gia” của Thánh Luca đã tường thuật ra sao biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu?
Trình thuật Khổ Nạn
Trước khi đi vào trình thuật Khổ Nạn của Thánh Luca, ta hãy tìm hiểu các nét chung của trình thuật Khổ Nạn.
Theo linh mục Joseph A. Fitzmeyer, S.J, trong The Gospel According to Luke (X-XXIV), giống trình thuật tuổi thơ và trình thuật phục sinh, trình thuật khổ nạn là một trong các phân hạng của thể loại văn chương tin mừng. Ngay từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các học giả Thánh Kinh vốn đã có thói quen coi trình thuật khổ nạn là phần đầu tiên của truyền thống tin mừng đã đạt tới hình thức một trình thuật liên tục hay có liên kết với nhau.
Ta có thể dựa vào một số điểm sau đây để thấy rõ điều vừa nói:
1) Thánh Phaolô có biết đến “câu truyện thập giá” (1Cr 1:18). Tiếng Hy Lạp, thực ra là logos được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch sang tiếng Việt là “lời rao giảng”. Tuy nhiên, với Thánh Phaolô, hạn từ này dùng để chỉ bản tóm lược các biến cố nổi tiếng và được nhắc đi nhắc lại liên quan tới việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh và qua đời.
2) Dù tỏ ra ít lưu ý tới chính lời Chúa Giêsu nói (thí dụ 1Tx 4:15, chỉ cho biết Chúa Giêsu có nói, nhưng không trích chính lời Người nói), Thánh Phaolô nhắc rất nhiều tới cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, việc Người qua đời và được chôn cất: Bữa Tiệc Ly, bị phản bội, chịu đau khổ, thập giá, chịu đóng đinh, “bị treo trên cây”, chết, được chôn cất, “những người Do Thái giết Chúa Giêsu”… Dù các biến cố này được nhắc lẻ tẻ trong các trước tác của Thánh Phaolô, và thường được nhắc trong ngữ cảnh thần học nhiều hơn là sử học, chúng vẫn cho thấy Thánh Phaolô biết rõ “câu truyện thập giá’ theo nghĩa một trình thuật có liên kết.
3) Cả bốn tin mừng chính thức đều có trình thuật khổ nạn với những điểm tương tự rất đáng lưu ý: Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội, bữa tiệc ly với các môn đệ, bị bắt ở khu vực bên ngoài thành phố, Phêrô chối Thầy, bị tra khảo trước mặt thượng tế, xuất hiện trước Philatô, bị dẫn đi chịu tử hình, bị đóng đinh, có bản án trên thập tự, chết và chôn cất. Các điểm tương tự này hiếm thấy trong các phần còn lại của các Tin Mừng. Nó “có bản chất một trình thuật lịch sử có tính nối kết hơn bất cứ phần nào khác của truyền thống; nó chứng tỏ: các Tin Mừng Gia đã sử dụng được một phức hợp tương đối ổn định của các câu truyện.
4) Xem ra cái cốt lõi tiên khởi của nhiều câu truyện được kết nối với nhau này có được là nhờ việc mở rộng một tuyên xưng nào đó mà các mảnh sơ truyền còn được lưu truyền ở 1Cr 15:3-4: Chúa Kitô chết vì tội lỗi ta… được mai táng… sống lại vào ngày thứ ba.
5) Việc thấy cần phải có một trình thuật liên tục hay nối kết với nhau như trên chắc chắn phát sinh từ kinh nghiệm của các nhà rao giảng hay truyền bá Kitô Giáo tiên khởi trong việc đương đầu với các bác khước đại loại như “Vậy, nếu ông ấy là Đấng Mêxia của Thiên Chúa, thì tại sao kết cục lại bị đóng đinh? Nếu ông ấy là tác nhân của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người, thì tại sao Thiên Chúa lại để ông ấy chịu chết như một phạm nhân trên thập giá?” Trong tình huống như thế, Người mau chóng trở thành “một ô nhục đối với người Do Thái, một điên rồ đối với người Ngoại Giáo” (1Cr 1:23). Như M. Dibelius, trong From Tradition to Gospel (New York, Scribner’s 1939), từng viết:
“Nếu điều được rao giảng là chứng tá cứu rỗi, thì, trong số tất cả các tư liệu có liên quan, chỉ có tư liệu này, Cuộc Khổ Nạn, mới có ý nghĩa thực sự trong sứ điệp. Vì điều phải xử lý chính là hành vi đầu tiên của ngày chung cục thế giới như lúc ấy đang tin tưởng và hy vọng. Ở đây, ơn cứu rỗi là điều trông thấy không những trong con người và lời nói của Chúa, mà còn cả trong sự nối tiếp nhau của một số biến cố. Đặt các vấn đề này vào thế nối kết của chúng tương ứng với một nhu cầu, và càng cần hơn nữa vì một bản mô tả duy nhất các hậu quả của Khổ Nạn và Phục Sinh mới giải quyết được nghịch lý của Thập Giá, chỉ duy một nối kết hữu cơ các biến cố mới thoả mãn được nhu cầu giải thích, và chỉ duy việc nối lại với nhau các biến cố cá thể mới giải quyết được vấn đề trách nhiệm”.
Với câu hỏi trên, lời của Thánh Phêrô có thể được coi là câu trả lời: “Đấng Giêsu này, Đấng mà các ông đã đóng đinh, Thiên Chúa đã biến thành cả Chúa Tể lẫn Đấng Mêxia” (Công Vụ 2:36).
Tuy nhiên, trước thời Thánh Máccô, có phải đã có một câu truyện liên tục làm trình thuật khổ nạn nguyên khởi dưới hình thức viết hay không? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Một số học giả Thánh Kinh đồng hóa trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô với hình thức nguyên khởi mà ngài được truyền thụ. Nhưng các dị biệt trong các Tin Mừng Máccô, Luca và Gioan cho thấy các tin mừng gia đã thừa hưởng một trình thuât ngắn hơn so với trình thuật Máccô. Đây là nhận định của những học giả như X. Léon-Dufour (Récits de la Passion, 1425). Họ cho rằng trình thuật nguyên khởi đó bắt đầu với việc bắt giữ Chúa Giêsu. Vì trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan chỉ nhất trí với trình thuật của Thánh Máccô một cách lỏng lẻo từ lúc Chúa Giêsu vào Giêrusalem cho tới lúc Người bị bắt, nhưng sau đó thì nhất trí với nhau nhiều hơn nhiều.
Các học giả trên cho rằng việc khai triển truyền thống trên diễn biến như sau: a) Trước hết là lời tuyên xưng sơ truyền như trong 1Cr 15:3b-5; b) một trình thuật ngắn, bắt đầu với việc Chúa Giêsu bị bắt; c) một trình thuật dài, bắt đầu với việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem và bao gồm việc Người thanh tẩy Đền Thờ, Chúa Giêsu bị hạch hỏi về thẩm quyền, công bố việc Giuđa phản bội, Bữa Tiệc Ly, và lời cầu nguyện ở Diệtsimani; d) trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này dựa vào việc phê bình soạn thảo (redaction-critical) cho thấy thực ra Thánh Máccô đã xây dựng trình thuật khổ nạn của ngài từ nhiều truyền thống cá thể, hệt như ngài đã làm với các phần khác trong Tin Mừng của ngài (xem E. Linnemann, Studien zur Passionsgeschichte, 174-175).
Các chủ đề quán xuyến trong trình thuật khổ nạn
Đọc kỹ các trình thuật khổ nạn trong bốn Tin Mừng chính qui (canonical), ta sẽ thấy đây không hẳn chỉ là việc thuật lại các biến cố thực sự xẩy ra. Duy các dị biệt giữa các trình thuật cũng đủ nói lên điều ấy. Nhiều nhân tố hay chủ đề quán xuyến (motifs) đã hiện diện trong đó. Ta cần khám phá ra các chủ đề này, trước khi đi vào trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Có hai loại chủ đề như thế: chủ đề thần học và chủ đề hộ giáo.
A. Chủ đề thần học
1. Sự nổi bật của đức tin vào Chúa Kitô phục sinh: Việc vang vọng lại sơ truyền nguyên khởi này (1Cr 15:3-5; Rm 4:25; Cv 2:36; 4:10) đã cho thấy điều này dù câu truyện thập giá được thuật lại, người ta vẫn luôn thấy nó đạt tới đỉnh cao ở praeconium paschale (tuyên xưng Phục Sinh): “Người không còn ở đây, nhưng đã sống lại!” (Lc 24:6; xem Mc 16:6; Mt 28:6). Các chi tiết bị bắt, bị tra vấn, bị Philatô xét xử, và đóng đinh không được thuật lại chỉ như một thất bại trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu, nhưng được sắp xếp qui hướng về việc tuyên xưng chiến thắng của Người đối với các bến cố ấy nhờ quyền năng Thiên Chúa. Chủ đề Christus victor mortis thời giáo phụ và thời trung cổ đã đủ nói lên những điều hàm chứa trong chính trình thuật khổ nạn.
2. Sự hoàn thành thánh ý Thiên Chúa: Điều này thấy rõ ở việc ám chỉ tới hay trích dẫn các đoạn Cựu Ước. Tin Mừng Luca 22:37 trích dẫn Bài Ca Người Tôi Tớ trong Isaia 53:12; Luca 23:34b-35 ám chỉ Thánh Vịnh người công chính (Tv 22:8, 19); Luca 23:36 ám chỉ Thánh Vịnh 69:22; Luca 23:46 ám chỉ Thánh Vịnh 31:6.
3. Khuynh hướng muốn cho thấy thân phận không chỉ có tính nhân bản của Chúa Giêsu: Sự biết trước và loan báo mơ hồ về việc Người bị phản bội (Mc 14:18-21; Lc 22:21-23) đã trở thành minh nhiên, khi tên của Giuđa được nhắc đến (Mt 26:25; Ga 13:21-26). Hay lời ám chỉ quyền năng của Người: hãy so sánh việc bắt giữ bình thường ở Mc 14:46 (=Mt 26:50) với việc nhắc đến “12 đạo binh thiên thần” và câu trả lời đầy uy nghi “Ta đây” (Ga 18:6) khiến những kẻ đến bắt Người phải té nhào. Hay việc bỏ lời kêu than cuối cùng của Chúa Giêsu trên Thánh Giá: trong Mc 15:34, lời kêu than đó là: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” (Tv 22:1; xem Mt 27:46). Lời kêu than đó đã không được Thánh Luca ghi lại, có lẽ vì ngài nghĩ không thích hợp với môi miệng Con Thiên Chúa, thay vào đó, ngài ghi: “Lạy Cha, con phó linh hồn Con trong tay Cha!” (Lc 23:46; so sánh Tv31:6). Trong Tin Mừng Gioan (19:30), câu đó trở thành “thế là hoàn tất”.
B. Chủ đề hộ giáo
1. Xác quyết sự vô tội của Chúa Giêsu: Lời kết án Chúa Giêsu được ghi ở Mc 14:64c, Mt 26:66b, đã không còn trong Tin Mừng Luca (xem 22:71), thay vào đó, là ba lời xác quyết sự vô tội của Người (Lc 23:4, 14-15, 22 so sánh với Ga 18:38; 19:4, 6; Cv 3:13).
2. Khuynh hướng muốn gỡ tội cho Philatô và muốn đổ tội cho các lãnh tụ Do Thái: Khuynh hướng này thấy rõ khi ta so sánh giữa bốn Tin Mừng với nhau. Trong Mc 14: 1, 43, 53, 55; 15:1, 11 các lãnh tụ Do Thái được nhắc tới, và trong Mc 15:15, cả Philatô cũng bị ám chỉ “vì muốn làm đám đông thỏa lòng”. Trình thuật khổ nạn của Tin Mừng Mátthêu khác chút đỉnh so với trình thuật Máccô trong những đoạn song hành (Mt 26:3, 47, 57, 59; 27:1, 20). Nhưng một cách đặc biệt, các điều Thánh Mátthêu thêm vào đã phần nào thay đổi vai trò của Philatô: (a) Vợ ông ta cảnh giác ông ta đừng làm gì “với người vô tội ấy” (Mt 27:19); (b). Philatô rửa tay và công khai tuyên bố mình vô can “tôi vô tội đối với máu của người này; các ngươi hãy tự lo liệu lấy”. Và toàn dân đã đáp lại “máu hắn đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27:24-25); (c) Các thượng tế và Biệt Phái yêu cầu Philatô cung cấp lính canh mồ (Mt 27:62). Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca, một trình thuật cũng lệ thuộc trình thuật Máccô nhưng độc lập đối với trình thuật Mátthêu, tiếp tục khuynh hướng này một cách khác. Thánh Luca thường tách biệt “dân” hay “đám đông” (Lc 22:2, 23:27, 35a, 48) ra khỏi các nhà lãnh đạo hay các “trưởng lão, thượng tế và kinh sĩ” (Lc 22:2, 52, 54; 23:1, 4, 13, 35b, 51). Ngài loại bỏ mọi việc nhắc tới các chứng từ hay cáo buộc gian dối về việc phá hủy Đền Thờ và thay vào đó, trình bầy Chúa Giêsu bị các nhà lãnh đạo cáo buộc phạm tội khuấy động chính trị mà thôi (Lc 23:2, 5, 18-19). Philatô tuyên bố Chúa Giêsu vô tội ba lần (Lc 23:4, 14-15, 22). Khi cuối cùng Philatô đầu hàng, Thánh Luca giải thích “tiếng nói của họ đã thắng thế” và Philatô trao Chúa Giêsu “theo ý họ muốn” (Lc 23: 23-25); và họ “điệu Chúa Giêsu đi” đóng đinh (câu 26). Trong các câu này, “họ” có thể chỉ muốn nói tới “các trưởng tế, thủ lãnh, và dân chúng” (câu 13). Chỉ ở câu 36, lính Rôma mới xuất hiện. Điều nghịch lý là, chính viên bách quản Rôma đã tuyên xưng “người này quả vô tội” (câu 47). Cuối cùng, trong trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan, điều xuất hiện trong trình thuật Luca đã được nói tới một cách trọn vẹn. Caipha tuyên bố sự thích đáng của án tử dành cho Chúa Giêsu (Ga 11:47-53, nhất là câu 50). Binh lính và các sĩ quan của các thượng tế và Biệt Phái thương lượng với Giuđa (Ga 18:3, 12-14). Khi Chúa Giêsu bị điệu tới trước Philatô, Người lại được tuyên bố vô tội 3 lần (Ga 18: 38; 19:4, 6), và Philatô tìm cách tha Người (Ga 18:31; 19:12). Và khi Philatô nhượng bộ (Ga 19:16), ông ta trao Chúa Giêsu “cho họ” (các thượng tế nói ở câu 15) và họ lãnh Chúa Giêsu, “Người đi ra, vai vác thập giá” (Ga 19:17).
3. Khuynh hướng muốn lượng thứ tội đào ngũ của các môn đệ: Trong Mc 14:50, “tất cả đều bỏ rơi Người” và hình thức đào ngũ tồi tệ hơn cả đã được tượng trưng bằng việc mô tả một thanh niên bỏ cả áo xống mà chạy truồng (Mc 14: 51-52). Tin Mừng Luca không có câu nào song hành với Mc 14:50, nhưng trong số các người đứng cạnh cảnh đóng đinh, không những có các phụ nữ theo Người từ Galilê, mà còn có “tất cả những người quen biết Chúa Giêsu” (pantes hoi gnostoi [giống đực!]: Lc 23:49). Trong Ga 18:8c, Chúa Giêsu cho phép họ đi! Trong khi lời tiên đoán đào ngũ liên quan tới mọi môn đệ trong Mc 14:27 và Mt 26:31, thì chỉ có Phêrô là sa lưới Satan trong Lc 22:31-34.
Các chủ đề trên, do đó, đã thêm mầu sắc cho các trình thuật khổ nạn và cho thấy những nét trong đó vượt quá việc chỉ phúc trình các sự kiện. Trong các trình thuật này, còn có đặc điểm cổ vũ nữa, vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mau chóng trở thành khuôn mẫu cho sự đau khổ và bị bách hại của các môn đệ Người. Cuộc tử đạo của Stêphanô trong Công Vụ 7:54-8:1 đã được thuật lại phỏng theo cái chết của Chúa Giêsu. Một số chủ đề quán xuyến như tỉnh thức, cầu nguyện, sự cam chịu của Chúa Giêsu… đã được đưa vào trình thuật chắc chắn vì lý do này.
Điều cũng rõ ràng là một số dị biệt giữa các trình thuật khổ nạn chính qui là do việc chọn lựa tài liệu. Các chủ đề và khuynh hướng đã khám phá được có thể giải thích một số chọn lựa này hay việc sắp đặt chúng. Nhưng điều nên coi như hiển nhiên là không tin mừng gia nào đã kể trọn câu truyện như nó diễn ra thực sự. Nếu, ở điểm này, truyền thống Tin Mừng vẫn duy trì được sự tiếp xúc tốt đẹp nhất với các sự kiện lịch sử, thì hẳn nó cũng đã lên mầu sắc cho chúng bằng các chủ đề và khuynh hướng này. Cũng nên coi như rõ ràng điều này nữa: cái phần mà bộ phận của truyền thống này vốn đóng trong đời sống Giáo Hội sơ khai không phải chỉ là phần kể lại những điều thực sự đã xẩy ra. Điều quan trọng hơn nhiều là những gì rao giảng phải đề cập tới những gì Chúa Giêsu thành Nadarét hoàn thành cho nhân loại. Ở phần này của truyền thống Tin Mừng, chúng ta không những được nghe một trình thuật về những gì thực sự xẩy ra trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu trên dương thế, mà hơn nữa, còn được đọc lời giải thích ưu tuyển, vì được linh hứng, về nó nữa. Lời giải thích này sẽ được vang vọng nhiều cách xuyên suốt các trước tác khác của Tân Ước.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca
Trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô là trình thuật ngắn nhất trong 4 trình thuật chính qui và không có bất cứ truyền thống đặc biệt riêng nào ngoại trừ việc chạy trốn của người môn đệ trẻ không quần áo (Mc 4:51-52). Nếu tách chi tiết này ra khỏi câu truyện Chúa Giêsu bị bắt (Mc 14: 43-50), thì trình thuật của Thánh Máccô sẽ gồm 18 tình tiết. Hai mươi tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương hợp với 14 tình tiết của Thánh Máccô với hầu như cùng một thứ tự. Sợi chỉ xuyên suốt trình thuật của ngài là dựa vào Thánh Máccô. Sự tương hợp có ý nghĩa này cho thấy rõ sự tùy thuộc của Thánh Luca vào trình thuật của Thánh Máccô ở phần này của Tin Mừng do ngài soạn thảo. Sự dị biệt giữa Thánh Luca và thánh Máccô trong phương diện này phần lớn chỉ là những bỏ bớt hay thêm thắt nhỏ nhoi. Thánh Luca bỏ 4 tình tiết: xức dầu thơm tại Bêtania (Mc 14:3-9, vì đã có Lc 7:36-50); Chúa Giêsu tiên đóan các môn đệ sẽ bỏ trốn (Mc 14: 27-28, vì các môn đệ không bỏ trốn trong Tin Mừng của ngài); người môn đệ trần truồng chạy trốn (cả câu trước đó, câu 50, Mc 14:51-2); và các binh sĩ nhạo báng (Mc 15:16-20abc). Nhưng Tin Mừng Luca thêm bài diễn văn 4 phần vào cuối câu truyện Tiệc Ly (Lc 22:21-23, 24-30, 31-34, 35-38), và hai trình thuật: Chúa Giêsu tới Hêrốt (Lc 23:6-12; và Philatô xét xử (Lc 23:13-16).
Tuy nhiên, chất liệu của các tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca thì thỉnh thoảng khá khác với chất liệu trong các câu song hành của Thánh Máccô. Cũng như ở những chỗ khác trong Tin Mừng của mình, Thánh Luca được linh hứng bởi trình thuật khổ nạn của nguồn Máccô, nhất là thứ tự của nó, nhưng một là ngài tích hợp vào đó những gì đã rút tỉa được từ các chất liệu khác (từ nguồn Luca) hai là soạn lại các chất liệu của Thánh Máccô, có lẽ mạnh hơn những chỗ khác, hoặc ngay cả việc tự ý soạn ra một số câu. Chứng cớ của nguồn “Q” trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chỉ tìm thấy ở Lc 22:28-30 mà thôi.
Trong thế kỷ 20, người ta đặt câu hỏi liệu Thánh Luca có dùng một trình thuật khổ nạn gắn bó, độc lập khác song song với nguồn Máccô hay không. Một số các học giả Thánh Kinh trả lời khẳng định. Họ trưng ra ba lý do sau đây: (a) Ở chỗ này, một số lượng khá lớn các chất liệu của nguồn Luca đã được sử dụng cùng với những gì phát xuất từ nguồn Máccô; (b) khá nhiều các trường hợp trong đó hai trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan và của Thánh Luca giống nhau, trong khi các chi tiết chính xác thì không thấy có trong các trình thuật của Thánh Máccô và của Thánh Mátthêu; và (c) Ở đây, Thánh Luca ít duy trì các chữ hay các câu của Thánh Máccô hơn ở các chỗ khác trong Tin Mừng của ngài (chỉ là 27 phần trăm so với 50 phần trăm ở các chỗ khác).
Tuy nhiên, cũng gần bằng ấy các học giả Thánh Kinh cho rằng Thánh Luca chỉ sửa đổi trình thuật khổ nạn của truyền thống Máccô mà thôi bằng cách thêm vào đó một số sự kiện hay lời nói khác lấy từ nguồn Luca, hoặc nguồn Q, hay biên tập nguồn Máccô và tự ý soạn thảo một số chất liệu.
Quan điểm thứ hai xem ra hữu lý hơn. Một phần vì có tới 14 tình tiết trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca tương tự với các tình tiết trong trình thuật của Thánh Máccô, cả trong thứ tự của chúng. Các tương tự này bao gồm: (a) các biến cố mở đầu (Lc 22:1-38) và (b) khổ nạn, chết và chôn xác Chúa Giêsu (Lc 22:39-56a). Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, các biến cố mở đầu phải được coi là thành phần của trình thuật khổ nạn.
Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca nhằm trình bầy số phận của Chúa Giêsu một cách khá chuyên biệt. Sau đây là các yếu tố lên đặc điểm cho trình thuật của Thánh Luca:
a) Khung cảnh của câu truyện không còn là Đền Thờ nữa. Đền Thờ, “nhà Cha Ta” (Lc 2:49) đã được thanh tẩy để trở thành khung cảnh cho thừa tác vụ giảng dậy của Chúa Giêsu ở Giêrusalem. Ở đấy, Người tuyên đọc lời phán xử chính Giêrusalem (Lc 21:20) và các lãnh tụ của nó (Lc 20:19). Giờ đây, Giêrusalem và các lãnh tụ của nó sẽ tuyên đọc lời phán xử Chúa Giêsu. Phần này của Tin Mừng Luca bắt đầu với âm mưu của các lãnh tụ mà đỉnh cao sẽ là việc xét xử Người.
b) Chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác được mô tả trong vai trò của Satan, hiện thân của sự ác. Sau khi lìa bỏ Chúa Giêsu “để đợi dịp” (Lc 4:13), nay nó trở lại bằng cách “nhập vào Giuđa” (Lc 22:3), tìm cách “sàng” các môn đệ “như sàng lúa” (Lc 22:31) và đã thành công trong việc làm cho Thánh Phêrô chối chúa Giêsu, vì nay là “giờ” của nó và giờ của nó là “quyền lực tối tăm” (Lc 22:53). Sự can dự của Satan vào trình thuật khổ nạn là độc đáo đối với Thánh Luca trong truyền thống Nhất Lãm; nhưng đây là một yếu tố ngài chia sẻ với Thánh Gioan (Ga 13:2, 27: cả trpng cách dùng từ chuyên biệt, chính xác). Thành thử, không phải người Rôma đóng vai chủ yếu đối với số phận của Chúa Giêsu mà là người môn đệ bị quỉ nhập, một môn đệ Do Thái quê ở Palestine, một “người trong nhóm Mười Hai” (Lc 22:3). Tuy nhiên, chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự ác của ma quỉ đã được ngụ ý trong lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho Thánh Phêrô (Lc 22:31) và trong lời Người nói với người trộm lành trên thập giá (Lc 23:43).
c) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca chia sẻ với các trình thuật Nhất Lãm khác hình ảnh Chúa Giêsu thanh thản đối diện với sự chết vì hiểu rõ rằng đây là thánh ý Chúa Cha dành cho Người (Lc 22:39-46). Nhưng Thánh Luca có lối diễn tả chuyên biệt cho hình ảnh này ở Lc 22: 37 trong Bữa Tiệc Ly (xem thêm Lc 24:7, 26). Điều này vượt trên mọi nhấn mạnh của Thánh Luca về lòng thương xót, sự tha thứ, sức mạnh chữa lành, việc cầu nguyện và cảm thương của Chúa Giêsu. Hơn nữa, Chúa Giêsu của Thánh Luca đối diện với sự chết, không bị bỏ trốn, cô đơn và cô lập như trong Tin Mừng Máccô, nhưng được “đi theo” bởi các “con gái Giêrusalem” than khóc (Lc 23:28), “những người đàn bà cùng đến với Người từ Galilê” và “tất cả những kẻ quen biết” Người (Lc 23:49). Cũng nên kể tới thiện cảm của tội nhân đã xám hối cùng chịu đóng đinh với Người, khiến Người nói lời cảm thương sau cùng với anh ta “Hôm nay, bạn sẽ ở trên Thiên Đường với tôi” (Lc 23:43).
d) Trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là sự tiếp nối của trình thuật du hành ở điểm trước nhất, nó là “con đường” Chúa Giêsu sẽ du hành trong chuyến trở về với Chúa Cha (xem Lc 9:51; 17:25; 24:7,26). Người du hành trên con đường này theo một nghĩa đặc biệt như vị tiền hô, người tiền phong, và mở đường, đúng là người bị thúc đẩy trực diện với số phận mình (xem Lc 13:33; 17:25; 22:37). Và Người đã trực diện số phận này tại Giêrusalem như một người chính trực (Lc 23:41, 47), và, trên hết, hoàn toàn sẵn lòng (Lc 22:42, 51).
e) Sự chiến thắng của Chúa Giêsu đối với sự ác của Satan cũng đem lại cho trình thuật khổ nạn của Thánh Luca một khía cạnh cổ vũ mà các Tin Mừng khác không có. Theo học giả M. Dibelius (From Tradition to Gospel 201):
“Đấng Cứu Thế đau khổ là Người của Thiên Chúa đang bị tấn công bời các quyền lực sự ác, và qua lòng kiên nhẫn và tha thứ, là mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ. Thánh Luca coi các biến cố này…không như để hoàn tất công trình cứu rỗi cho bằng như câu truyện về một người thánh thiện kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Hiệu quả văn chương của quan điểm này là Thánh Luca trình bầy cuộc Khổ Nạn như một cuộc tử đạo”.
Quả thực Chúa Giêsu của Thánh Luca chết như “mẫu mực của người vô tội chịu đau khổ”, nhưng Người cũng hoàn tất công trình cứu rỗi cho nhân loại, dù cái chết của Người là một hình thức tử đạo. X. Léo-Dufour đúng hơn khi cho rằng trình thuật khổ nạn của Thánh Luca là một bi kịch trong đó độc giả được mời tham dự, tương kết giống như Simong thành Cyrene, vác thập giá phía sau Chúa Giêsu:
“Độc giả được mời, không còn để làm một hành vi đức tin đơn giản vào Thiên Chúa, Đấng đã hoàn tất Thánh Kinh và vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa được tỏ hiện trong cái chết của Người. Không như Thánh Máccô, Thánh Luca giải thích mầu nhiệm đang diễn ra, giống như Thánh Mátthêu. Độc giả không còn được mời một cách chuyên biệt để thờ lạy con người của Chúa Giêsu mà lúc này đã tự tỏ lộ là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể Toàn Năng (Mátthêu), mà là để thừa nhận điểm yếu của Người với Thánh Phêrô và cái xấu của ngài cũng như với tất cả những người kết án Chúa Giêsu, để thờ lạy lòng thương xót vô bờ của Chúa Giêsu… và đặc biệt tham dự vào sự kiên nhẫn của Người… Chúa Giêsu không chỉ là một mẫu mực; Người tiêu biểu cho những người công chính bị bách hại, tự đảm nhận vào con người của Người cơn bách hại của mọi thời đại và qua chính cuộc chiến thắng của Người, Người mạc khải cuộc chiến thắng của các môn đệ” (Récits de la Passion, Dictionnaire de la Bible 6 [1960] 1476).