ĐỒNG BÀN: MỘT DẤU CHỈ HIỆP THÔNG – YÊU THƯƠNG
(Thứ Năm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh –Lc 24,35-48)
Các bản văn Tin Mừng tường thuật những lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ thì Người dạy dỗ, đặc biệt là giải thích Thánh Kinh cho các ngài và truyền các ngài ra đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ngoài ra cần phải kể đến việc Người cùng đồng bàn với các ông. Tin Mừng Maccô, Luca và Gioan tường thuật ba lần Chúa đồng bàn với các vị. Chúa đồng bàn với hai môn đệ trên đường Emmau, đồng bàn với mười một môn đệ ở căn nhà Tiệc Ly và Người cùng ăn uống với một số môn đệ trên bờ hồ Tibêria.
Việc đồng bàn, nghĩa là cùng ăn uống chung nói lên sự hiệp thông, liên đới và chia sẻ trong tình yêu, một tình yêu xóa đi mọi ngăn cách phẩm vị. Trong quảng thời gian rao giảng Tin Mừng chính việc Chúa Giêsu đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi đã khiến cho nhiều người Biệt phái lấy làm khó chịu. Một vị tôn sư lỗi lạc trong lời nói và hành động, một người mà dân chúng tôn kính như là ngôn sứ thì không thể gần gũi và đồng bàn với đám tội nhân. Chúa Giêsu đã nói rõ cũng như việc thầy thuốc có ra không phải vì người mạnh khỏe mà vì những người đau yếu bệnh tật và cũng thế, Người đến không phải vì người công chính nhưng để kiếm tìm và cứu chữa những người tội lỗi (x.Mt 9,10-13).
Chúa đã sống lại. Người đang sống và muốn đồng bàn với chúng ta để tiếp tục yêu thương chúng ta trong tình hiệp thông và liên đới. Bí Tích Thánh Thể là một phương thế mà Người đã thiết lập để thực hiện điều ấy. Hiện diện trong Thánh Thể, Đấng Tử Nạn và Phục Sinh mời gọi chúng ta đến đồng bàn với Người để Người tiếp tục chịu nộp vì chúng ta, chịu đổ máu ra để chúng ta được tha thứ tội lỗi. Và dĩ nhiên phần chúng ta cũng phải noi gương Người làm việc ấy mà nhớ đến Người, nghĩa là tự nguyện đến và đồng bàn với tha nhân, nhất là những ai đang cần đến tình yêu hiệp thông liên đới.
Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến đồng bàn với những người vô gia cư, nghèo khổ qua các cuộc công du đó đây, với tôi, là một dấu chỉ của Đấng Phục Sinh mãi đồng hành với nhân loại trong tình yêu liên đới và hiệp thông. Đồng bàn với người anh em bất hạnh, khốn khổ là một cách thế khơi gợi và củng có niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Xưa nhiều người tội lỗi và bất hạnh không ngại ngần đến với Chúa Giêsu, thế mà không hiểu vì sao ngày nay, tại quê nhà nước Việt, trong các bữa cơm hay bữa tiệc vẫn còn đó rất nhiều người ngại ngần ngồi chung với các đấng bậc. Vì tâm lý chung là “kính nhi viễn chi” chăng hay còn lý do nào đó ? Dù lý do gì đi nữa thì nếu chưa có sự đồng bàn cách đích thực thì vẫn chưa có chút tấm lòng của những người muốn đồng phận với nhau trong tình liên đới. Và phải chăng vẫn còn đó hố ngăn cách phận vị thấp cao ?
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Thứ Năm trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh –Lc 24,35-48)
Các bản văn Tin Mừng tường thuật những lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ thì Người dạy dỗ, đặc biệt là giải thích Thánh Kinh cho các ngài và truyền các ngài ra đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ngoài ra cần phải kể đến việc Người cùng đồng bàn với các ông. Tin Mừng Maccô, Luca và Gioan tường thuật ba lần Chúa đồng bàn với các vị. Chúa đồng bàn với hai môn đệ trên đường Emmau, đồng bàn với mười một môn đệ ở căn nhà Tiệc Ly và Người cùng ăn uống với một số môn đệ trên bờ hồ Tibêria.
Việc đồng bàn, nghĩa là cùng ăn uống chung nói lên sự hiệp thông, liên đới và chia sẻ trong tình yêu, một tình yêu xóa đi mọi ngăn cách phẩm vị. Trong quảng thời gian rao giảng Tin Mừng chính việc Chúa Giêsu đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi đã khiến cho nhiều người Biệt phái lấy làm khó chịu. Một vị tôn sư lỗi lạc trong lời nói và hành động, một người mà dân chúng tôn kính như là ngôn sứ thì không thể gần gũi và đồng bàn với đám tội nhân. Chúa Giêsu đã nói rõ cũng như việc thầy thuốc có ra không phải vì người mạnh khỏe mà vì những người đau yếu bệnh tật và cũng thế, Người đến không phải vì người công chính nhưng để kiếm tìm và cứu chữa những người tội lỗi (x.Mt 9,10-13).
Chúa đã sống lại. Người đang sống và muốn đồng bàn với chúng ta để tiếp tục yêu thương chúng ta trong tình hiệp thông và liên đới. Bí Tích Thánh Thể là một phương thế mà Người đã thiết lập để thực hiện điều ấy. Hiện diện trong Thánh Thể, Đấng Tử Nạn và Phục Sinh mời gọi chúng ta đến đồng bàn với Người để Người tiếp tục chịu nộp vì chúng ta, chịu đổ máu ra để chúng ta được tha thứ tội lỗi. Và dĩ nhiên phần chúng ta cũng phải noi gương Người làm việc ấy mà nhớ đến Người, nghĩa là tự nguyện đến và đồng bàn với tha nhân, nhất là những ai đang cần đến tình yêu hiệp thông liên đới.
Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến đồng bàn với những người vô gia cư, nghèo khổ qua các cuộc công du đó đây, với tôi, là một dấu chỉ của Đấng Phục Sinh mãi đồng hành với nhân loại trong tình yêu liên đới và hiệp thông. Đồng bàn với người anh em bất hạnh, khốn khổ là một cách thế khơi gợi và củng có niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Xưa nhiều người tội lỗi và bất hạnh không ngại ngần đến với Chúa Giêsu, thế mà không hiểu vì sao ngày nay, tại quê nhà nước Việt, trong các bữa cơm hay bữa tiệc vẫn còn đó rất nhiều người ngại ngần ngồi chung với các đấng bậc. Vì tâm lý chung là “kính nhi viễn chi” chăng hay còn lý do nào đó ? Dù lý do gì đi nữa thì nếu chưa có sự đồng bàn cách đích thực thì vẫn chưa có chút tấm lòng của những người muốn đồng phận với nhau trong tình liên đới. Và phải chăng vẫn còn đó hố ngăn cách phận vị thấp cao ?
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa