Washington: Chủ đề chủ đạo của Ngày Quốc tế Tự Do Báo Chí được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công bố đến tất cả các nước thành viên của UNESCO (Tổ chức Văn Hoá, Giáo Dục và Khoa Học Liên Hiệp Quốc) để đánh dấu ngày 03-05 năm nay là “Các Quốc gia đang trong trình trạng xung đột hoặc trong thời kỳ chuyển tiếp”.

Hàng năm, ngày 03 tháng Năm là dịp để ghi dấu các nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí, đánh giá quyền tự do thực tế của các phương tiện truyền thông trên thế giới, bảo vệ giới truyền thông khỏi các cuộc tấn công nhắm vào sự độc lập của bản thân nó và tỏ lòng kính trọng đối với các ký giả đã phải thiệt mạng trong khi tác nghiệp. Tuy nhiên đó cũng là dịp để công bố với công chúng về sự vi phạm quyền tự do báo chí, hiện vẫn là một thực tế tồn tại trong thời đại ngày nay; còn hàng tá các quốc gia mà báo chí bị khiển trách, biên tập viên và ký giả bị đe doạ, bị bắt giữ thậm chí bị giết hại. Ở các quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh, việc thiếu các nguồn tin đáng tin cậy có thể làm gia tăng trầm trọng cảm giác bất an trong dân chúng, làm trầm trọng thêm sự lo sợ và nỗi thất vọng. Trái lại, sự hiện diện của báo chí có thể giúp cho sự hoà giải và sự đối xử trong cuộc xung đột lâu dài.

Ở Ý, một cuộc hội thảo với chủ đề “Tự do Báo chí từ chiến tranh đến hoà bình” sẽ được tổ chức ở khoa Khoa học Chính trị của Đại học ‘Sapienza’, Rôma, với sự hiện diện của bà Laura Boldrini, phát ngôn viên của UNHCR (Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc), Lucetta Scaraffia, giáo sư lịch sử đương đại, và Cha Giulio Albanese, Tổng biên tập của Thông Tấn xã Công Giáo MISNA. Các hội nghị khác sẽ được tổ chức ở Milan và Catania (Ý).

Một buổi lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức ở Belgrade mang tên Guillermo Cano, một ký giả Colombia bị sát hại năm 1987 do tường thuật các hoạt động bất hợp pháp của một số chính trị gia có dính líu đến những kẻ buôn bán ma túy có thế lực ở đất nước ông. Năm nay, một ban bầu chọn do Jamaican Oliver Clarke chủ trì đã quyết định trao Phần thưởng cho ký giả người Cuba Raul Rivero Castañeda, hiện đang bị giam giữ trong nhà tù Ciego de Avila, cách Havana 500 cây số, vì “công việc ngoan cường và dũng cảm của ông nhằm bênh vực cho sự độc lập thông tin”.