ĐỨC MẸ ĐI THĂM VIẾNG
Phụng vụ Hội Thánh định ngày 31 tháng 5, để kính nhớ biến cố Đức Mẹ Maria đi thăm viếng bà thánh Isave.
Hằng năm, đến lễ này, tôi thường làm ba việc sau đây:
1/ Cảm tạ Mẹ đã đi thăm bà thân mẫu của Gioan Baotixita. Nhờ cuộc viếng thăm này, Gioan Baotixita được thánh hoá, sau này trở thành người dọn đường cho Đấng Cứu thế.
2/ Cảm tạ Mẹ đã đi thăm bà mẹ già Isave. Nhờ đò Mẹ làm gương cho muôn đời: về sự người trẻ, dù chức cao quyền trọng, nên biết cộng tác với người già, trong chương trình cứu độ.
3/ Nguyện cầu Mẹ vẫn tiếp tục đi thăm các con cái Mẹ, nhất là thăm những đứa con nghèo túng, bệnh tật, lầm lạc, thiếu mọi phương tiện để hành hương đến những nơi Mẹ hiện ra..
Tôi xin phép triển khai đôi chút ba việc kể trên.
Thánh hoá Gioan Baotixita.
Phúc Âm thánh Luca thuật lại: “Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Giacaria, và chào bà Isave. Bà Isave vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng bà Isave như nhảy lên và bà được tràn đầy Thánh Thần. Bà liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này. Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng chị nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,39-45).
Rõ ràng, bà Isave đã được Chúa soi sáng cho biết người em họ còn rất trẻ của mình mới nhận một vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch cứu độ của Chúa. Chúa soi sáng cho bà qua một dấu chỉ. Dấu chỉ đó là bào thai bà đang mang bỗng nhảy mừng, khi Đức Mẹ vừa cất tiếng chào.
Tôi thấy các dấu chỉ trên đây đều xảy ra một cách rất âm thầm. Sự hiểu được ý nghĩa các dấu chỉ này cũng rất âm thầm. Tất cả diễn ra trong bầu khí thanh vắng của nội tâm. Nếu nội tâm không có sự thanh vắng, chắc chắn những ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần sẽ không thể được nội tâm đón nhận.
Xin cảm tạ Chúa đã cho Đức Mẹ và bà thánh Isave một thanh vắng êm đềm trong nội tâm sâu thẳm và nhạy bén.
Xin cảm tạ Chúa vẫn ban cho thời này những nội tâm như thế theo gương Đức Mẹ và bà thánh Isave.
Những việc thánh hoá như thánh hoá Gioan Baotixita vẫn được Chúa làm trong thời nay, cũng vẫn một cách âm thầm lặng lẽ như xưa.
Thế nhưng, thời nay, tại nhiều nơi, việc thánh hoá, thánh hiến, đang có vẻ đóng khung vào những cơ chế mang nặng hình thức, như lễ nghi rườm rà, y phục nhất định, kinh sách dài dòng, hát xướng huyên náo. Thêm vào đó là những tổ chức đón tiếp, trình diễn, mừng chúc, tiệc tùng, tặng quà, trong bầu khí náo động nhộn nhịp, ồn ào. Những khung cảnh như vậy có thể tốt với nhiều điều kiện. Nhưng xem ra đang có chiều hướng phát triển theo tinh thần thế tục. Nếu cứ vậy, thì sẽ không còn sự thanh vắng nội tâm cần thiết. Thay vào đó sẽ là một “sự thánh hoá, thánh hiến” ồn ào, hội nhập vào sự ồn ào của một thế giới hướng ngoại rất xa lạ với sự thánh hoá thực chất của Phúc Âm.
Cộng tác giữa trẻ với già.
Kinh Thánh tả việc Đức Mẹ đi viếng bà Isave là một cuộc “lên đường vội vã” (Lc 1,39). Người vội vã lên đường chính là một người phụ nữ rất trẻ, mới mang thai Chúa Cứu thế bởi phép Chúa Thánh Thần.
Với niềm tin như thế, Đức Mẹ có thể tự hào, tự đắc, tự tin. Nhưng không. Đức Mẹ đã vội vã lên đường. Hướng đi là tìm đến người chị họ Isave. Bà Isave là người đàn bà mà chính thiên sứ Gabriel gọi là “đã già rồi” (Lc 1,36), nhưng mới được thụ thai con trai nhờ ơn Chúa thương ban.
Khi nhìn những bước đi thầm lặng, vất vả, vội vã của người phụ nữ trẻ Maria, Mẹ Đấng Cứu thế, tôi rất xúc động. Mẹ băng qua bao nhiêu dặm đường, để lên vùng núi, tìm thăm người chị họ đã già. Những bước đi vội vã đó đáng trân trọng hơn muôn vàn quà tặng.
Nhưng khi thấy trong giây phút vừa gặp nhau, người chị họ già lại là người chúc khen người em họ còn trẻ, tôi bàng hoàng bỡ ngỡ. Thánh Isave đã mở lòng Maria, để từ đó trào ra những lời tạ ơn Chúa.
Hình ảnh cuộc gặp gỡ thân thiết giữa một bà mẹ trẻ và một bà mẹ già là một gợi ý. Đối với tôi, đó là một gợi ý về sự cộng tác giữa trẻ và già. Hai bên cùng tự do cộng tác, không do áp lực nào. Nhưng cả hai cùng được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Hai bên nói đây không phải chỉ hiểu về hai cá nhân. Nhưng cũng được hiểu về cả một thế hệ đi sau và thế hệ đi trước.
Sự cộng tác này hiện nay trở nên cần thiết, khi nhiều tổ chức xem ra đang có nguy cơ phá sản về kỷ cương, và các giá trị đạo đức truyền thống.
Mẹ tiếp tục đi thăm.
Để cứu nguy, nhiều nơi đang phát động việc hành hương đến những nơi Đức Mẹ hiện ra. Người ta vẫn tin những nơi đó linh thiêng. Vì những nơi đó được Đức Mẹ viếng thăm. Tôi rất hoan nghênh những cuộc hành hương đó.
Nhưng, khi suy gẫm về biến cố Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Isave, tôi vẫn nghĩ rằng: Đức Mẹ có tấm lòng muốn chia sẻ Tin Mừng, muốn hướng về những người khác, muốn lên đường, ra đi cứu độ. Vì thế, tôi thường cầu xin Đức Mẹ thương đến thăm tôi, khi tôi không thể đi hành hương đến những nơi Mẹ hiện ra. Tôi cũng xin điều đó cho mọi người, không phân biệt họ là ai.
Tôi rất xác tín sự Đức Mẹ có lòng thương xót đặc biệt đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị trói buộc vào những hoàn cảnh éo le không sao gỡ được. Tôi xin Mẹ đoái thương đến thăm họ.
Hiện nay, nhiều người không công giáo và công giáo, hoặc công giáo bê bối, vẫn thích mang giữ ảnh tượng Mẹ trong nhà và trong mình. Hiện tượng đó cho phép tôi nghĩ rằng: Đức Mẹ đang tìm cách đến thăm từng gia đình và từng người. Thăm một cách lặng lẽ, nhưng thân mật. Từ đó, nhiều người nhận thức dần dần về một thế giới thiêng liêng. Đồng thời họ khát mong gặp được một Đấng thiêng liêng, để đời mình khỏi mất hướng.
Tôi hy vọng những con cái Mẹ cảm nhận được điều đó, để biết bước theo Mẹ và thay Mẹ đến thăm cứu giúp những người đang chìm dần xuống cảnh khổ nguy.
Để kết, tôi xin phép kể một câu chuyện nhỏ:
Một bà mẹ đi chợ, một tay xách giỏ, một tay ẵm đứa con nhỏ. Ở một góc chợ, có một bà lão ăn mày, hai tay giơ lên, miệng nài khẩn kẻ qua người lại. Bà mẹ bồng con đứng lại, rút ở giỏ ra chiếc bánh và ít tiền. Bà không đưa trực tiếp cho bà ăn mày. Nhưng trao cho đứa con đang bồng trên tay. Bà ngồi xuống, bảo con đưa bánh và tiền cho bà lão ăn mày. Đứa bé vâng thực hiện từng chi tiết mẹ day. Làm xong, đứa bé tỏ vẻ vui mừng hớn hở. Nó làm thay cho mẹ nó.
Bà mẹ đó đã nói với tôi: Bé của con làm thay cho con. Nhưng con cũng làm thay cho Đức Mẹ. Lời đơn sơ đó đủ nói cho tôi sứ mạng mà Mẹ Maria đang trao cho con cái Mẹ trong cuộc sống hôm nay. “Hãy thay Mẹ đi thăm viếng những người khốn khó”. Việc thăm viếng này có thể thực hiện được bằng nhiều cách. Yếu tố quan trọng nhất của mọi cách thăm viếng theo gương Mẹ là tấm lòng tế nhị, nhạy bén và thương cảm trong Chúa Giêsu.
Phụng vụ Hội Thánh định ngày 31 tháng 5, để kính nhớ biến cố Đức Mẹ Maria đi thăm viếng bà thánh Isave.
Hằng năm, đến lễ này, tôi thường làm ba việc sau đây:
1/ Cảm tạ Mẹ đã đi thăm bà thân mẫu của Gioan Baotixita. Nhờ cuộc viếng thăm này, Gioan Baotixita được thánh hoá, sau này trở thành người dọn đường cho Đấng Cứu thế.
2/ Cảm tạ Mẹ đã đi thăm bà mẹ già Isave. Nhờ đò Mẹ làm gương cho muôn đời: về sự người trẻ, dù chức cao quyền trọng, nên biết cộng tác với người già, trong chương trình cứu độ.
3/ Nguyện cầu Mẹ vẫn tiếp tục đi thăm các con cái Mẹ, nhất là thăm những đứa con nghèo túng, bệnh tật, lầm lạc, thiếu mọi phương tiện để hành hương đến những nơi Mẹ hiện ra..
Tôi xin phép triển khai đôi chút ba việc kể trên.
Thánh hoá Gioan Baotixita.
Phúc Âm thánh Luca thuật lại: “Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Giacaria, và chào bà Isave. Bà Isave vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng bà Isave như nhảy lên và bà được tràn đầy Thánh Thần. Bà liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này. Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng chị nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,39-45).
Rõ ràng, bà Isave đã được Chúa soi sáng cho biết người em họ còn rất trẻ của mình mới nhận một vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch cứu độ của Chúa. Chúa soi sáng cho bà qua một dấu chỉ. Dấu chỉ đó là bào thai bà đang mang bỗng nhảy mừng, khi Đức Mẹ vừa cất tiếng chào.
Tôi thấy các dấu chỉ trên đây đều xảy ra một cách rất âm thầm. Sự hiểu được ý nghĩa các dấu chỉ này cũng rất âm thầm. Tất cả diễn ra trong bầu khí thanh vắng của nội tâm. Nếu nội tâm không có sự thanh vắng, chắc chắn những ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần sẽ không thể được nội tâm đón nhận.
Xin cảm tạ Chúa đã cho Đức Mẹ và bà thánh Isave một thanh vắng êm đềm trong nội tâm sâu thẳm và nhạy bén.
Xin cảm tạ Chúa vẫn ban cho thời này những nội tâm như thế theo gương Đức Mẹ và bà thánh Isave.
Những việc thánh hoá như thánh hoá Gioan Baotixita vẫn được Chúa làm trong thời nay, cũng vẫn một cách âm thầm lặng lẽ như xưa.
Thế nhưng, thời nay, tại nhiều nơi, việc thánh hoá, thánh hiến, đang có vẻ đóng khung vào những cơ chế mang nặng hình thức, như lễ nghi rườm rà, y phục nhất định, kinh sách dài dòng, hát xướng huyên náo. Thêm vào đó là những tổ chức đón tiếp, trình diễn, mừng chúc, tiệc tùng, tặng quà, trong bầu khí náo động nhộn nhịp, ồn ào. Những khung cảnh như vậy có thể tốt với nhiều điều kiện. Nhưng xem ra đang có chiều hướng phát triển theo tinh thần thế tục. Nếu cứ vậy, thì sẽ không còn sự thanh vắng nội tâm cần thiết. Thay vào đó sẽ là một “sự thánh hoá, thánh hiến” ồn ào, hội nhập vào sự ồn ào của một thế giới hướng ngoại rất xa lạ với sự thánh hoá thực chất của Phúc Âm.
Cộng tác giữa trẻ với già.
Kinh Thánh tả việc Đức Mẹ đi viếng bà Isave là một cuộc “lên đường vội vã” (Lc 1,39). Người vội vã lên đường chính là một người phụ nữ rất trẻ, mới mang thai Chúa Cứu thế bởi phép Chúa Thánh Thần.
Với niềm tin như thế, Đức Mẹ có thể tự hào, tự đắc, tự tin. Nhưng không. Đức Mẹ đã vội vã lên đường. Hướng đi là tìm đến người chị họ Isave. Bà Isave là người đàn bà mà chính thiên sứ Gabriel gọi là “đã già rồi” (Lc 1,36), nhưng mới được thụ thai con trai nhờ ơn Chúa thương ban.
Khi nhìn những bước đi thầm lặng, vất vả, vội vã của người phụ nữ trẻ Maria, Mẹ Đấng Cứu thế, tôi rất xúc động. Mẹ băng qua bao nhiêu dặm đường, để lên vùng núi, tìm thăm người chị họ đã già. Những bước đi vội vã đó đáng trân trọng hơn muôn vàn quà tặng.
Nhưng khi thấy trong giây phút vừa gặp nhau, người chị họ già lại là người chúc khen người em họ còn trẻ, tôi bàng hoàng bỡ ngỡ. Thánh Isave đã mở lòng Maria, để từ đó trào ra những lời tạ ơn Chúa.
Hình ảnh cuộc gặp gỡ thân thiết giữa một bà mẹ trẻ và một bà mẹ già là một gợi ý. Đối với tôi, đó là một gợi ý về sự cộng tác giữa trẻ và già. Hai bên cùng tự do cộng tác, không do áp lực nào. Nhưng cả hai cùng được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Hai bên nói đây không phải chỉ hiểu về hai cá nhân. Nhưng cũng được hiểu về cả một thế hệ đi sau và thế hệ đi trước.
Sự cộng tác này hiện nay trở nên cần thiết, khi nhiều tổ chức xem ra đang có nguy cơ phá sản về kỷ cương, và các giá trị đạo đức truyền thống.
Mẹ tiếp tục đi thăm.
Để cứu nguy, nhiều nơi đang phát động việc hành hương đến những nơi Đức Mẹ hiện ra. Người ta vẫn tin những nơi đó linh thiêng. Vì những nơi đó được Đức Mẹ viếng thăm. Tôi rất hoan nghênh những cuộc hành hương đó.
Nhưng, khi suy gẫm về biến cố Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Isave, tôi vẫn nghĩ rằng: Đức Mẹ có tấm lòng muốn chia sẻ Tin Mừng, muốn hướng về những người khác, muốn lên đường, ra đi cứu độ. Vì thế, tôi thường cầu xin Đức Mẹ thương đến thăm tôi, khi tôi không thể đi hành hương đến những nơi Mẹ hiện ra. Tôi cũng xin điều đó cho mọi người, không phân biệt họ là ai.
Tôi rất xác tín sự Đức Mẹ có lòng thương xót đặc biệt đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị trói buộc vào những hoàn cảnh éo le không sao gỡ được. Tôi xin Mẹ đoái thương đến thăm họ.
Hiện nay, nhiều người không công giáo và công giáo, hoặc công giáo bê bối, vẫn thích mang giữ ảnh tượng Mẹ trong nhà và trong mình. Hiện tượng đó cho phép tôi nghĩ rằng: Đức Mẹ đang tìm cách đến thăm từng gia đình và từng người. Thăm một cách lặng lẽ, nhưng thân mật. Từ đó, nhiều người nhận thức dần dần về một thế giới thiêng liêng. Đồng thời họ khát mong gặp được một Đấng thiêng liêng, để đời mình khỏi mất hướng.
Tôi hy vọng những con cái Mẹ cảm nhận được điều đó, để biết bước theo Mẹ và thay Mẹ đến thăm cứu giúp những người đang chìm dần xuống cảnh khổ nguy.
Để kết, tôi xin phép kể một câu chuyện nhỏ:
Một bà mẹ đi chợ, một tay xách giỏ, một tay ẵm đứa con nhỏ. Ở một góc chợ, có một bà lão ăn mày, hai tay giơ lên, miệng nài khẩn kẻ qua người lại. Bà mẹ bồng con đứng lại, rút ở giỏ ra chiếc bánh và ít tiền. Bà không đưa trực tiếp cho bà ăn mày. Nhưng trao cho đứa con đang bồng trên tay. Bà ngồi xuống, bảo con đưa bánh và tiền cho bà lão ăn mày. Đứa bé vâng thực hiện từng chi tiết mẹ day. Làm xong, đứa bé tỏ vẻ vui mừng hớn hở. Nó làm thay cho mẹ nó.
Bà mẹ đó đã nói với tôi: Bé của con làm thay cho con. Nhưng con cũng làm thay cho Đức Mẹ. Lời đơn sơ đó đủ nói cho tôi sứ mạng mà Mẹ Maria đang trao cho con cái Mẹ trong cuộc sống hôm nay. “Hãy thay Mẹ đi thăm viếng những người khốn khó”. Việc thăm viếng này có thể thực hiện được bằng nhiều cách. Yếu tố quan trọng nhất của mọi cách thăm viếng theo gương Mẹ là tấm lòng tế nhị, nhạy bén và thương cảm trong Chúa Giêsu.