Tại nhà nguyện thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Muốn nên thánh thực ra rất giản dị, vì phải được thực hiện từng bước một mỗi ngày
Ngày 24, tháng 5, 2016
L'Osservatore Romano
Nếu chúng ta muốn trở nên thánh, chúng ta cần phải cải thiện mỗi ngày.
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích như vậy trong bài giảng hàng ngày của Thánh Lễ tại nhà nguyện thánh Mác Ta, trích dẫn từ bài đọc hôm nay là Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, được ngài gọi là “tiểu luận về sự lành thánh.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào bốn yếu tố cần thiết để chúng ta được nên thánh hàng ngày: hoán cải, can đảm, hy vọng và ân sủng.
Hoán cải
Dựa theo lá Thư của Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc hoán cải chúng ta được mời gọi, có nghĩa là một cố gắng liên tục để thanh tẩy trái tim.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Hoán cải hàng ngày, không có nghĩa là phải đánh mình để đền tội khi làm điều sai trái.
Ngài nói: “Không, không: không có những hoán cải nhỏ nhặt… nếu bạn không thể nói xấu người khác, thì bạn đã đi đúng con đường nên thánh. Thật dễ dàng! Tôi biết là bạn chưa bao giờ nói xấu ai, phải không? Đó là chuyện nhỏ…’Tôi muốn chỉ trích một người láng giềng, một bạn cùng sở’: hãy cắn lưỡi nhẹ một chút. Lưỡi bạn sẽ hơi sưng, nhưng linh hồn bạn sẽ lành thánh hơn trên con đường này. Không có gì to tát, không có việc hành xác: không cần phải như vậy, thật là giản dị. Xin đừng lui bước, mà phải luôn luôn tiến bước, phải chăng? Và với ơn sức mạnh.”
Can đảm
Suy niệm về bài đọc, Đức Thánh Cha nói rằng lành thánh có nghĩa là “bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa mà không có gì bị trách cứ:”
Ngài nói: “Nên thánh là một hành trình; không thể mua được. Không thể bán được. Không thể cho đi. Nên thánh là một hành trình phải thực hiện để đi tới sự hiện diện của Thiên Chúa: không có một ai có thể làm việc này thay tôi. Tôi có thể cầu nguyện cho một người nào đó được nên thánh, nhưng người đó phải hoạt động để tiến tới sự lành thánh, chứ không phải tôi. Bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, là hành trình toàn hảo.”
Ngài tiếp: Sự lành thánh hàng ngày có thể “vô danh”, nhưng không nhút nhát, vì “con đường nên thánh đòi hỏi phải can đảm.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Thiên Quốc của Chúa Giêsu thuộc về những ai có can đảm tiến bước” và theo ngài, can đảm được sinh ra nhờ hy vọng, đây là một yếu tố khác dẫn đưa tới sự thánh thiện. Ngài ghi nhận, khi gặp gỡ Chúa Giêsu, chúng ta có được lòng can đảm ‘biết hy vọng.’
Hy vọng và ân sủng
Đức Thánh Cha nhận xét: Yếu tố thứ ba của hành trình nên thánh xuất hiện trong lời thánh Phêrô: “Hãy đặt hết niềm hy vọng vào ân sủng ấy.”
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không thể tự mình trở nên thánh. “Không thể được, vì đó là nhờ ơn Chúa. Là người tốt lành, thánh thiện là bước tới mỗi ngày ‘một bước nhỏ’ trong đời sống Kitô, là một ân sủng của Chúa và chúng ta phải cầu xin để có thể làm được.” Can đảm là một hành trình, một hành trình chúng ta phải đi với lòng can đảm, với niềm hy vọng và với ước nguyện là có thể lãnh nhận ân sủng này. Và hy vọng: niềm hy vọng của hành trình.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu hãy đọc chương XI của lá thư gửi tín hữu Hippry, kể lại hành trình của các tổ phụ chúng ta, là những người đầu tiên được Chúa mời gọi,” kể cả Abraham, là “người đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhưng đã đi với niềm hy vọng.'”
Ngày 24, tháng 5, 2016
L'Osservatore Romano
Nếu chúng ta muốn trở nên thánh, chúng ta cần phải cải thiện mỗi ngày.
Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích như vậy trong bài giảng hàng ngày của Thánh Lễ tại nhà nguyện thánh Mác Ta, trích dẫn từ bài đọc hôm nay là Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, được ngài gọi là “tiểu luận về sự lành thánh.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào bốn yếu tố cần thiết để chúng ta được nên thánh hàng ngày: hoán cải, can đảm, hy vọng và ân sủng.
Hoán cải
Dựa theo lá Thư của Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc hoán cải chúng ta được mời gọi, có nghĩa là một cố gắng liên tục để thanh tẩy trái tim.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Hoán cải hàng ngày, không có nghĩa là phải đánh mình để đền tội khi làm điều sai trái.
Ngài nói: “Không, không: không có những hoán cải nhỏ nhặt… nếu bạn không thể nói xấu người khác, thì bạn đã đi đúng con đường nên thánh. Thật dễ dàng! Tôi biết là bạn chưa bao giờ nói xấu ai, phải không? Đó là chuyện nhỏ…’Tôi muốn chỉ trích một người láng giềng, một bạn cùng sở’: hãy cắn lưỡi nhẹ một chút. Lưỡi bạn sẽ hơi sưng, nhưng linh hồn bạn sẽ lành thánh hơn trên con đường này. Không có gì to tát, không có việc hành xác: không cần phải như vậy, thật là giản dị. Xin đừng lui bước, mà phải luôn luôn tiến bước, phải chăng? Và với ơn sức mạnh.”
Can đảm
Suy niệm về bài đọc, Đức Thánh Cha nói rằng lành thánh có nghĩa là “bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa mà không có gì bị trách cứ:”
Ngài nói: “Nên thánh là một hành trình; không thể mua được. Không thể bán được. Không thể cho đi. Nên thánh là một hành trình phải thực hiện để đi tới sự hiện diện của Thiên Chúa: không có một ai có thể làm việc này thay tôi. Tôi có thể cầu nguyện cho một người nào đó được nên thánh, nhưng người đó phải hoạt động để tiến tới sự lành thánh, chứ không phải tôi. Bước đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, là hành trình toàn hảo.”
Ngài tiếp: Sự lành thánh hàng ngày có thể “vô danh”, nhưng không nhút nhát, vì “con đường nên thánh đòi hỏi phải can đảm.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Thiên Quốc của Chúa Giêsu thuộc về những ai có can đảm tiến bước” và theo ngài, can đảm được sinh ra nhờ hy vọng, đây là một yếu tố khác dẫn đưa tới sự thánh thiện. Ngài ghi nhận, khi gặp gỡ Chúa Giêsu, chúng ta có được lòng can đảm ‘biết hy vọng.’
Hy vọng và ân sủng
Đức Thánh Cha nhận xét: Yếu tố thứ ba của hành trình nên thánh xuất hiện trong lời thánh Phêrô: “Hãy đặt hết niềm hy vọng vào ân sủng ấy.”
Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không thể tự mình trở nên thánh. “Không thể được, vì đó là nhờ ơn Chúa. Là người tốt lành, thánh thiện là bước tới mỗi ngày ‘một bước nhỏ’ trong đời sống Kitô, là một ân sủng của Chúa và chúng ta phải cầu xin để có thể làm được.” Can đảm là một hành trình, một hành trình chúng ta phải đi với lòng can đảm, với niềm hy vọng và với ước nguyện là có thể lãnh nhận ân sủng này. Và hy vọng: niềm hy vọng của hành trình.”
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu hãy đọc chương XI của lá thư gửi tín hữu Hippry, kể lại hành trình của các tổ phụ chúng ta, là những người đầu tiên được Chúa mời gọi,” kể cả Abraham, là “người đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhưng đã đi với niềm hy vọng.'”