Ai cũng biết ngày mai, 19 tháng Sáu, Công Đồng Toàn Chính Thống sẽ khai mạc tại Crete, thuộc Hy Lạp. Nghị trình của Công Đồng, được thông qua tại Thụy Sĩ đầu năm nay, gồm các chủ đề: Sứ Mệnh của Giáo Hội Chính Thống trong Thế Giới Ngày Nay, Người Chính Thống Tản Mạn ở Ngoại Quốc, Quyền Tự Trị và Cung Cách Công Bố nó, Bí Tích Hôn Nhân và các Ngăn Trở của nó, Ý Nghĩa Ăn Chay và Việc Áp Dụng Nó Ngày nay, và Các Liên Hệ của Giáo Hội Chính Thống với Phần Còn Lại của Thế Giới Kitô Giáo.
Không biết chủ đề nào sẽ được đề cập đầu tiên. Có người tiên đoán chủ đề đó không hẳn nằm trong nghị trình trên cho bằng việc tìm câu trả lời lập tức cho câu hỏi tại sao 4 Giáo Hội Chính Thống tự trị lại không tham dự, khiến cho chữ “toàn” trong danh hiệu Công Đồng trở thành vô nghĩa.
Thực vậy, theo Associated Press, chỉ có các vị lãnh đạo của 10 Giáo Hội Chính Thống trong số dự trù 14 Giáo Hội, có mặt tại Crete ngày 17 tháng 6, và chụp chung “bức hình gia đình” trước khi khai mạc Công Đồng Toàn Chính Thống. Cũng theo Hãng Tin này, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Đại Kết ở Istanbul, tức Tòa đứng ra triệu tập Công Đồng lần này, quả quyết rằng 10 nhà lãnh đạo sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề khiến cho 4 Giáo Hội kia không tham dự.
Nhưng dù 4 Giáo Hội ấy có, như hy vọng của vị phát ngôn viên vừa nói, thay đổi thái độ và tham dự vào giờ “thứ 11” đi nữa, thì chữ “tòan” trong danh xưng của Công Đồng cũng vẫn nên bị bôi bỏ. Lý do dễ hiểu: nó không có sự tham dự của toàn thế giới Chính Thống Giáo. Thực thế, theo tạp chí Crux, ngày 15 vừa qua, Thượng Phụ Chính Thống Daniel của Romania đã tới Crete để tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống, và được tiếp đón theo nghi lễ dành cho các vị đứng đầu nhà nước. Chỉ có điều, vị thượng phụ này tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống với tư cách quan sát viên, không có quyền bỏ phiếu. Thậm chí, ngài chỉ có thể tham dự các nghi thức khai mạc và bế mạc Công Đồng, chứ không tham dự chính các buổi thảo luận của nó. Vì ngài thuộc các Giáo Hội Chính Thống “khác”.
Đó là các Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Oriental Orthodox Churches), những Giáo Hội đã tách lìa khỏi các Giáo Hội Đông Phương (Eastern Churches) như Constantinople từ thế kỷ thứ 5, và hiện bao gồm các cơ chế độc lập sau đây:
• Giáo Hội Chính Thống Coptic
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Êthiôpia
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Eritria
• Giáo Hội Chính Thống Syria
• Giáo Hội Armenia Tông Truyền
• Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria.
Các Giáo Hội trên đại diện cho khoảng 80 triệu tín hữu và là các Giáo Hội Kitô lâu đời nhất thế giới. Theo linh mục tiến sĩ K.M. George, thuộc Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria tại Ấn Độ, thì vì các tranh cãi Kitô học trong thế kỷ thứ 5, các Giáo Hội Chính Thống “khác” này buộc không cùng hiệp lễ với các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nữa, nhưng vẫn cố gắng nhằm tái lập việc hiệp thông thánh thể. Nay tình thế có vẻ tệ ra khi Công Đồng Toàn Chính Thống này, trên thực tế, đã tự tách họ ra thành một gia đình Chính Thống riêng rẽ!
Nhưng không vì tình thế trên, mà Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople thay đổi lập trường đối với Công Đồng Toàn Chính Thống. Theo John Allen, một phát ngôn viên của Tòa này, Linh Mục John Chryssavgis, cố vấn thần học của Thượng Phụ Bartholomêô I, ngày 15 vừa qua, tuyên bố rằng Công Đồng này vẫn là một “Công Đồng Tòan Chính Thống” bất chấp một số Giáo Hội tẩy chay nó, vì kết quả của nó có tính trói buộc đối với mọi người. Vả lại, việc triệu tập nó đã được đủ 14 Giáo Hội đồng ý.
Linh Mục Chryssavgis nói rằng: “Công đồng này thực sự là một Công Đồng toàn Chính Thống, được triệu tập và diễn ra dựa trên sự đồng thuận toàn Chính Thống. Sự kiện một số Giáo Hội có thể không tham dự không thay đổi được gì tư thế toàn Chính Thống của nó, hay tính thành sự hoặc bản chất trói buộc của các quyết định nó đưa ra”.
Trong lịch sử, từng xẩy ra tiền lệ các công đồng được nhìn nhận là có thẩm quyền dù nhiều Giáo Hội và giám mục quan trọng vắng mặt. “Vì các hoàn cảnh đa dạng, có những công đồng trong quá khứ trong đó chỉ có rất ít giám mục hay Giáo Hội tham dự. Công Đồng này là công đồng lớn nhất, nhiều đại biểu nhất trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống”.
Ngài cho hay: “Về phương diện đó, nó thực sự là một ‘đại’ công đồng, lớn hơn bất cứ thượng hội đồng cá thể nào của một trong các Giáo Hội chị em”.
Không hiểu vị linh mục này có coi Giáo Hội Công Giáo là một trong các Giáo Hội chị em nói trên hay không, và do đó, có ám chỉ cả Công Đồng Vatican II vào số các công đồng được ngài so sánh hay không, nhưng ngụ ý của Công Đồng này là để đánh tan mặc cảm về con số trổi vượt cũng như tầm giá trị của các công đồng trong Giáo Hội Công Giáo. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã có tới 21 công đồng, trong khi các Giáo Hội Chính Thống cho tới nay mới chỉ có 7 công đồng mà là những công đồng có chung với Giáo Hội Công Giáo trước khi có sự ly khai vào năm 1054.
Công Đồng Toàn Chính Thống, vì vậy, có tầm ý nghĩa rất lớn đối với các Giáo Hội Chính Thống. Nhiều chức sắc Chính Thống không loại bỏ sự so sánh nó với Công Đồng Vatican II của Công Giáo. Nhưng theo Linh Mục George trên đây, người ta không thể so sánh Công Đồng Toàn Chính Thống với Công Đồng Vatican II. Vì Công Đồng Vatican II diễn ra trong một Giáo Hội đơn nhất, trong khi Công Đồng Toàn Chính Thống diễn ra giữa 14 Giáo Hội tự cầm đầu chính mình (autocephale). Các Giáo Hội này độc lập với nhau về các phương diện pháp lý và cai quản, chỉ nối kết với nhau bằng đức tin Chính Thống, phụng vụ và linh đạo.
Nhưng nói như thế, hình như linh mục George không lưu ý tới chiều hướng “đại kết” của Công Đồng Toàn Chính Thống lần này. Khi so sánh Công Đồng này với Công Đồng Vatican II, các vị chủ đạo Chính Thống Giáo muốn nó đi theo chiều hướng đại kết của Vatican II, chịu thừa nhận các Giáo Hội Kitô Giáo khác là các Giáo Hội chị em.
Đó là đầu mối của việc chia rẽ hiện nay. Vì theo Linh Mục George, một số lớn các Giáo Hội Chính Thống vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các đan viện trực thuộc Đan Viện Núi Athos, một đan viện cực kỳ bảo thủ luôn duy trì lập trường coi mọi người ở bên ngoài Giáo Hội Chính Thống là lạc giáo, kể cả người Công Giáo.
Lập trường ấy phản ảnh rõ nhất trong cuộc gặp gỡ vẫn được coi là lịch sử giữa Đức Phanxicô của Công Giáo và Đức Kirill của Chính Thống Giáo Nga tại Cuba: các vị gặp nhau ở đó để ký một tuyên bố chung, chứ không phải để cùng nhau cử hành phụng vụ, một việc đáng lẽ phải làm như những người thay mặt Chúa Kitô tiếp tục sự thờ phượng Chúa Cha trên mặt đất, chỉ vì Chính Thống Giáo Nga coi Công Giáo là lạc giáo và do đó, phụng vụ của Giáo Hội này vô giá trị, làm ô uế phụng vụ của họ.
Tuy nhiên, Chính Thống Nga không hẳn là Giáo Hội duy nhất chống Công Giáo. Các Giáo Hội Chính Thống Georgia và Serbia, khi tẩy chay Công Đồng Toàn Chính Thống, đã đơn cử tài liệu nói về “mối tương quan của Giáo Hội Chính Thống với phần còn lại của Thế Giới Kitô Giáo”, một tài liệu liên quan nhiều nhất tới Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vẫn bị một số nhà lãnh đạo Chính Thống, trong đó có cả một nhóm ở Bulgaria, coi không phải là một Giáo Hội.
Một trong hai quan sát viên Công Giáo tại Công Đồng Toàn Chính Thống, do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử, Đức Cha Brian Farrell, cho rằng tài liệu trên “trình bầy một cái nhìn rất bảo thủ; nó nhấn mạnh điểm này: Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội duy nhất chân thực. Nó nhìn nhận rằng các mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo là điều hết sức quan trọng và tích cực, nhưng không có sự thừa nhận Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội theo nghĩa thích đáng của nó”.
Nói về điều trên với tờ La Stampa, Tổng Giám Mục Chính Thống Hy Lạp, Chrysostomos Savatos, trấn an độc giả rằng chỉ có một số nhỏ các nhà lãnh đạo Chính Thống coi Giáo Hội Công Giáo là thấp kém mà thôi: “Giáo Hội Công Giáo luôn được coi là một Giáo Hội. Điều mà ông nhắc đến chỉ là một đề nghị đưa ra bởi một số nhà bảo thủ không muốn đặt các Giáo Hội lên cùng một bình diện. Nhưng tôi nghĩ đề nghị này sẽ không được thông qua. Có nhiều vị khác không đồng ý với tu chính này”.
Nhưng đó không hẳn là lý do duy nhất để chia rẽ. Theo Victor Gaetan, vấn đề tranh chấp quyền lực cũng quan trọng không kém. Tòa Thượng Phụ Constantinople xưa nay vốn được coi là thủ đô tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo, nhưng số tín hữu do nó trực tiếp chăn dắt thì gần như vô nghĩa so với số tín hữu của Tòa Thượng Phục Mạc Tư Khoa. Giống các thượng phụ tiền nhiệm, Thượng Phụ Kirill luôn tìm cách hạ bệ tư cách ưu vị chỉ có tính hư danh của Thượng Phụ Bartholomêô, người mà ngài nghĩ cố tình dùng Công Đồng này để tăng thêm uy tín cho Tòa Constantinople.
Theo John Allen, kể từ khi có cuộc ly khai Đông Tây năm 1054, các Giáo Hội Chính Thống chưa bao giờ thực sự đoàn kết với nhau: mỗi Giáo Hội đều khư khư bảo vệ đặc quyền của mình và nghi ngờ lẫn nhau. Theo ký giả này, yếu tố chính trị cũng rất đáng kể. Các nhà lãnh đạo Chính Thống có khuynh hướng duy quốc gia rất mạnh. Vụ tranh chấp giữa Nga và Ukraine vừa qua có ảnh hưởng thế nào đối với mối liên hệ Chính Thống Giáo và Công Giáo, ai ai cũng đã rõ. Có bao giờ Kirill lên tiếng phản đối Putin về việc sáp nhập Crimea vào Nga không?
Không biết chủ đề nào sẽ được đề cập đầu tiên. Có người tiên đoán chủ đề đó không hẳn nằm trong nghị trình trên cho bằng việc tìm câu trả lời lập tức cho câu hỏi tại sao 4 Giáo Hội Chính Thống tự trị lại không tham dự, khiến cho chữ “toàn” trong danh hiệu Công Đồng trở thành vô nghĩa.
Thực vậy, theo Associated Press, chỉ có các vị lãnh đạo của 10 Giáo Hội Chính Thống trong số dự trù 14 Giáo Hội, có mặt tại Crete ngày 17 tháng 6, và chụp chung “bức hình gia đình” trước khi khai mạc Công Đồng Toàn Chính Thống. Cũng theo Hãng Tin này, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Đại Kết ở Istanbul, tức Tòa đứng ra triệu tập Công Đồng lần này, quả quyết rằng 10 nhà lãnh đạo sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề khiến cho 4 Giáo Hội kia không tham dự.
Nhưng dù 4 Giáo Hội ấy có, như hy vọng của vị phát ngôn viên vừa nói, thay đổi thái độ và tham dự vào giờ “thứ 11” đi nữa, thì chữ “tòan” trong danh xưng của Công Đồng cũng vẫn nên bị bôi bỏ. Lý do dễ hiểu: nó không có sự tham dự của toàn thế giới Chính Thống Giáo. Thực thế, theo tạp chí Crux, ngày 15 vừa qua, Thượng Phụ Chính Thống Daniel của Romania đã tới Crete để tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống, và được tiếp đón theo nghi lễ dành cho các vị đứng đầu nhà nước. Chỉ có điều, vị thượng phụ này tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống với tư cách quan sát viên, không có quyền bỏ phiếu. Thậm chí, ngài chỉ có thể tham dự các nghi thức khai mạc và bế mạc Công Đồng, chứ không tham dự chính các buổi thảo luận của nó. Vì ngài thuộc các Giáo Hội Chính Thống “khác”.
Đó là các Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Oriental Orthodox Churches), những Giáo Hội đã tách lìa khỏi các Giáo Hội Đông Phương (Eastern Churches) như Constantinople từ thế kỷ thứ 5, và hiện bao gồm các cơ chế độc lập sau đây:
• Giáo Hội Chính Thống Coptic
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Êthiôpia
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Eritria
• Giáo Hội Chính Thống Syria
• Giáo Hội Armenia Tông Truyền
• Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria.
Các Giáo Hội trên đại diện cho khoảng 80 triệu tín hữu và là các Giáo Hội Kitô lâu đời nhất thế giới. Theo linh mục tiến sĩ K.M. George, thuộc Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria tại Ấn Độ, thì vì các tranh cãi Kitô học trong thế kỷ thứ 5, các Giáo Hội Chính Thống “khác” này buộc không cùng hiệp lễ với các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nữa, nhưng vẫn cố gắng nhằm tái lập việc hiệp thông thánh thể. Nay tình thế có vẻ tệ ra khi Công Đồng Toàn Chính Thống này, trên thực tế, đã tự tách họ ra thành một gia đình Chính Thống riêng rẽ!
Nhưng không vì tình thế trên, mà Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople thay đổi lập trường đối với Công Đồng Toàn Chính Thống. Theo John Allen, một phát ngôn viên của Tòa này, Linh Mục John Chryssavgis, cố vấn thần học của Thượng Phụ Bartholomêô I, ngày 15 vừa qua, tuyên bố rằng Công Đồng này vẫn là một “Công Đồng Tòan Chính Thống” bất chấp một số Giáo Hội tẩy chay nó, vì kết quả của nó có tính trói buộc đối với mọi người. Vả lại, việc triệu tập nó đã được đủ 14 Giáo Hội đồng ý.
Linh Mục Chryssavgis nói rằng: “Công đồng này thực sự là một Công Đồng toàn Chính Thống, được triệu tập và diễn ra dựa trên sự đồng thuận toàn Chính Thống. Sự kiện một số Giáo Hội có thể không tham dự không thay đổi được gì tư thế toàn Chính Thống của nó, hay tính thành sự hoặc bản chất trói buộc của các quyết định nó đưa ra”.
Trong lịch sử, từng xẩy ra tiền lệ các công đồng được nhìn nhận là có thẩm quyền dù nhiều Giáo Hội và giám mục quan trọng vắng mặt. “Vì các hoàn cảnh đa dạng, có những công đồng trong quá khứ trong đó chỉ có rất ít giám mục hay Giáo Hội tham dự. Công Đồng này là công đồng lớn nhất, nhiều đại biểu nhất trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống”.
Ngài cho hay: “Về phương diện đó, nó thực sự là một ‘đại’ công đồng, lớn hơn bất cứ thượng hội đồng cá thể nào của một trong các Giáo Hội chị em”.
Không hiểu vị linh mục này có coi Giáo Hội Công Giáo là một trong các Giáo Hội chị em nói trên hay không, và do đó, có ám chỉ cả Công Đồng Vatican II vào số các công đồng được ngài so sánh hay không, nhưng ngụ ý của Công Đồng này là để đánh tan mặc cảm về con số trổi vượt cũng như tầm giá trị của các công đồng trong Giáo Hội Công Giáo. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã có tới 21 công đồng, trong khi các Giáo Hội Chính Thống cho tới nay mới chỉ có 7 công đồng mà là những công đồng có chung với Giáo Hội Công Giáo trước khi có sự ly khai vào năm 1054.
Công Đồng Toàn Chính Thống, vì vậy, có tầm ý nghĩa rất lớn đối với các Giáo Hội Chính Thống. Nhiều chức sắc Chính Thống không loại bỏ sự so sánh nó với Công Đồng Vatican II của Công Giáo. Nhưng theo Linh Mục George trên đây, người ta không thể so sánh Công Đồng Toàn Chính Thống với Công Đồng Vatican II. Vì Công Đồng Vatican II diễn ra trong một Giáo Hội đơn nhất, trong khi Công Đồng Toàn Chính Thống diễn ra giữa 14 Giáo Hội tự cầm đầu chính mình (autocephale). Các Giáo Hội này độc lập với nhau về các phương diện pháp lý và cai quản, chỉ nối kết với nhau bằng đức tin Chính Thống, phụng vụ và linh đạo.
Nhưng nói như thế, hình như linh mục George không lưu ý tới chiều hướng “đại kết” của Công Đồng Toàn Chính Thống lần này. Khi so sánh Công Đồng này với Công Đồng Vatican II, các vị chủ đạo Chính Thống Giáo muốn nó đi theo chiều hướng đại kết của Vatican II, chịu thừa nhận các Giáo Hội Kitô Giáo khác là các Giáo Hội chị em.
Đó là đầu mối của việc chia rẽ hiện nay. Vì theo Linh Mục George, một số lớn các Giáo Hội Chính Thống vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các đan viện trực thuộc Đan Viện Núi Athos, một đan viện cực kỳ bảo thủ luôn duy trì lập trường coi mọi người ở bên ngoài Giáo Hội Chính Thống là lạc giáo, kể cả người Công Giáo.
Lập trường ấy phản ảnh rõ nhất trong cuộc gặp gỡ vẫn được coi là lịch sử giữa Đức Phanxicô của Công Giáo và Đức Kirill của Chính Thống Giáo Nga tại Cuba: các vị gặp nhau ở đó để ký một tuyên bố chung, chứ không phải để cùng nhau cử hành phụng vụ, một việc đáng lẽ phải làm như những người thay mặt Chúa Kitô tiếp tục sự thờ phượng Chúa Cha trên mặt đất, chỉ vì Chính Thống Giáo Nga coi Công Giáo là lạc giáo và do đó, phụng vụ của Giáo Hội này vô giá trị, làm ô uế phụng vụ của họ.
Tuy nhiên, Chính Thống Nga không hẳn là Giáo Hội duy nhất chống Công Giáo. Các Giáo Hội Chính Thống Georgia và Serbia, khi tẩy chay Công Đồng Toàn Chính Thống, đã đơn cử tài liệu nói về “mối tương quan của Giáo Hội Chính Thống với phần còn lại của Thế Giới Kitô Giáo”, một tài liệu liên quan nhiều nhất tới Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vẫn bị một số nhà lãnh đạo Chính Thống, trong đó có cả một nhóm ở Bulgaria, coi không phải là một Giáo Hội.
Một trong hai quan sát viên Công Giáo tại Công Đồng Toàn Chính Thống, do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử, Đức Cha Brian Farrell, cho rằng tài liệu trên “trình bầy một cái nhìn rất bảo thủ; nó nhấn mạnh điểm này: Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội duy nhất chân thực. Nó nhìn nhận rằng các mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo là điều hết sức quan trọng và tích cực, nhưng không có sự thừa nhận Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội theo nghĩa thích đáng của nó”.
Nói về điều trên với tờ La Stampa, Tổng Giám Mục Chính Thống Hy Lạp, Chrysostomos Savatos, trấn an độc giả rằng chỉ có một số nhỏ các nhà lãnh đạo Chính Thống coi Giáo Hội Công Giáo là thấp kém mà thôi: “Giáo Hội Công Giáo luôn được coi là một Giáo Hội. Điều mà ông nhắc đến chỉ là một đề nghị đưa ra bởi một số nhà bảo thủ không muốn đặt các Giáo Hội lên cùng một bình diện. Nhưng tôi nghĩ đề nghị này sẽ không được thông qua. Có nhiều vị khác không đồng ý với tu chính này”.
Nhưng đó không hẳn là lý do duy nhất để chia rẽ. Theo Victor Gaetan, vấn đề tranh chấp quyền lực cũng quan trọng không kém. Tòa Thượng Phụ Constantinople xưa nay vốn được coi là thủ đô tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo, nhưng số tín hữu do nó trực tiếp chăn dắt thì gần như vô nghĩa so với số tín hữu của Tòa Thượng Phục Mạc Tư Khoa. Giống các thượng phụ tiền nhiệm, Thượng Phụ Kirill luôn tìm cách hạ bệ tư cách ưu vị chỉ có tính hư danh của Thượng Phụ Bartholomêô, người mà ngài nghĩ cố tình dùng Công Đồng này để tăng thêm uy tín cho Tòa Constantinople.
Theo John Allen, kể từ khi có cuộc ly khai Đông Tây năm 1054, các Giáo Hội Chính Thống chưa bao giờ thực sự đoàn kết với nhau: mỗi Giáo Hội đều khư khư bảo vệ đặc quyền của mình và nghi ngờ lẫn nhau. Theo ký giả này, yếu tố chính trị cũng rất đáng kể. Các nhà lãnh đạo Chính Thống có khuynh hướng duy quốc gia rất mạnh. Vụ tranh chấp giữa Nga và Ukraine vừa qua có ảnh hưởng thế nào đối với mối liên hệ Chính Thống Giáo và Công Giáo, ai ai cũng đã rõ. Có bao giờ Kirill lên tiếng phản đối Putin về việc sáp nhập Crimea vào Nga không?