NGUỒN GỐC CHỨC PHÓ TẾ VĨNH VIễN
Chức Phó Tế bắt đầu và rất thịnh hành từ thời các Thánh Tông Đồ. Các Ngài là cánh tay mặt rất đắc lực của các Tông Đồ trong việc gầy dựng Giáo Hội sơ khai. Dần dần vào cuối thế kỷ thứ IV, số "tư tế" và linh mục gia tăng, nên vai trò Phó Tế ít ai nhắc tới.
Tới năm 1563, công đồng Trente (1545-1563) muốn tái lập chức vụ thánh này trong Giáo Hội, nhưng không được hưởng ứng. Năm 1952, Đức Giáo Hoàng Piô XII, gợi ý muOn khôi phoc chUc Phó T%, làm khơi luOng khí mới trong Giáo Hội.
Đợi mãi tới năm 1964, Công Đồng Vatican II (1963-1965) mới thực sự tái lập chức Phó Tế và thêm vào chữ Vĩnh Viễn để phân biệt với Phó Tế chuyển tiếp sẽ chịu chức linh mục sau khóa đào tạo nhiều năm, tại chủng viện. Phó tế Vĩnh Viễn ngày một phát triển và được nhiều người biết đến.
Ngày nay các vị Phó Tế Vĩnh Viễn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đoàn của nhiều giáo phận. Tạm chia lịch sử chức Phó tế ra làm năm giai đoạn:
- Trong Thánh kinh Tân Ước
- Thế kỷ thứ II và III
- Từ thế kỷ thứ IV
- Thời kỳ suy thoái
- Giai đoạn trước khi khôi phục.
TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC
Đọc Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thường gặp các danh từ phục vụ để chỉ Phó tế, những người trực tiếp phụ giúp các Tông Đồ trong việc rao giảng Tin Mừng. Danh từ Hy Lạp diaconos cũng không nói hết được ý nghĩa của chUc Phó tếvà nhiệm vụ cao qúi của các vị này. Trong tiếng Pháp, thấy dùng danh từ service và serviteur để chỉ người lãnh chức vụ đặc biệt này. Tiếng Latinh là servus. Tiếng Việt có danh từ Phó Tế. Còn danh tO Thày Sáu để gọi các vị chịu chức thứ Sáu, trong nghi lễ cũ của phép Truyền Chức.
Ý niệm mầu nhiệm về Phó tếđược chính Chúa Kitô hé mở và xác nhận với các Tông Đồ qua lời giáo huấn và việc làm. Khi Giacôbê và Gioan xin bên phải, một người bên trái Ngài.
Chúa trả lời:
Con Người đến không phải để được (là Phó Tế) phục vụ mà để (làm Phó Tế) phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc mọi người" (Mc 10, 45; Mt 20, 28).
Thấy các Tông Đồ tranh cãi xem trong nhóm Mười Hai ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Giữa người ngOi ăn và (Phó Tế) kẻ phục vụ ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà, Thầy đây,
Thầy sống giữa anh em như người (Phó Tế) phục vụ"
(Lc 22, 27).
Cùng một giải thích, ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm nguời phục vụ mọi người" (Mc 9, 35).
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể là cử chỉ yêu thương của người phục vụ là Phó tế (Lc 22, 19-20). Quan tr+ng nhAt là khi Chúa Giêsu rửa chân cho các Môn Đệ mới nói đưrc h%t ý nghĩa tinh thAn của người Phó Tếlà phoc vo:
"Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13, 14-15).
Thánh Phaolô Tông Đồ là người từng sống trọn vẹn tinh thần của Phó Tế, trong các thư của Ngài đều xác quyết người
Phó Tế: Là hồng ân của Thiên Chúa (2Cr 5,18). Luôn làm theo thánh ý Chúa (2Tm 1,2). Có Chúa Kitô bên cạnh (2Cr 11, 23). Với ơn Chúa Thánh ThAn trr giúp không ngOng (2Cr 3, 8), sẽ can đảm lướt thắng tù đày và những nguy hi
Các Tông Đồ không chỉ xây dựng Giáo Hội vững chắc bằng rao giảng Tin Mừng (Cv 6,14) hay về Chúa Kitô (Cv 2, 22) mà còn tuy
Bảy Phó tế đầu tiên được các Tông Đồ tuyển chọn là Têphanô, Philipphê, Prochore, Nicanor, Timon, Parménas và Nicolas. Các Tông Đồ phân chia quyền bính cho các vị qua lễ truyền chức bằng cách đặt tay (Cv 6, 1-6). Ngày nay trong nghi thức truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn, việc đặt tay của vị chủ phong trên đầu ứng viên là quan trọng nhất. Tiến chức trở thành Phó Tế sau khi nghi thức đặt tay chấm dứt. Phó Tế Têphanô là người khôn ngoan, được đầy ơn sủng có nhiều quyền năng, làm được nhiều phép lạ và có tài ăn nói hoạt bát và tranh luận giỏi (Cv 6, 8-15), mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô và ơn Cứu Độ (Cv 7, 1-53, 11, 19), là người tử đạo đAu tiên (Cv 7, 59-60), nhiều người thương khóc (Cv 8,2; 22, 20). Phó Tế Philipphê rao giảng thành công rực rỡ ở Samarie, làm nhiều phép lạ và rửa tội cho quan thái giám (Cv 8, 4-40); Philipphê có bốn người con gái đồng trinh đươc ơn nói tiên tri (Cv 21, 9).Thời ấy có cả phụ nữ cũng được chọn là Nữ Phó Tế Phoebé làm việc trong cộng đoàn Cencheés (Rm 16, 1). Và thấy xuất hiện vợ chồng Prisca và Aquilas làm việc tại nhiều nơi, bên cạnh các Phó Tế (Rm 16, 3; 1cr 16, 19; 2Tm 4, 19; Cv 18, 2).
Nhiệm vụ Phó Tế được ủy thác:
Loan báo Tin Mừng (Cv 6,4; 2Tm 4, 5 và 11).
Làm chứng cho Tin Mừng (Cv 20, 24 và 21, 19; Col 1, 23-25; Ep 3, 7).
Phục vụ cộng đoàn (2Tm 1, 18),
Dạy giáo lý (Tt 2, 2),
Hòa giải (2Cr 5, 18)
Quản lý tài sản (Cv 19, 22; Plm 13; 1Cr 12, 28; 1P 4, 10) Giáo dục, coi sóc, dạy dỗ và giáo dục (Ep 4,11).
Phục vụ người nghèo (Cv 11, 19 tt và 12, 25; 2Cr 8, 19-20; 2Cr 9, 1. 12,13; Rm 15, 25).
Săn sóc người cô quả cô đơn (Cv6, 1),
Và thăm tù nhân (2Tm 1, 18 và 4, 11).
Tư cách người Phó Tế phải là người đàng hoàng, trung thành với lời hứa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, bảo toàn đức tin với lương tâm trong sạch, được thử thách trước khi thi hành chức vụ... Phó Tế chỉ có một đời vợ, biết giáo dục con cái và điều hành tốt gia đình (1Tm 3, 8-12).
Phó Tế phải là người nêu cao tinh thần trách nhiệm người không chê trách được, con cái cũng tin theo Đạo và không tai tiếng, không sống phóng đãng hay bất phục tùng (Tt 1, 6). Đời sống cá nhân tiết độ chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, hiền hòa, không hiếu chiến, không tham tiền, biết điều khiển gia đình, vì nếu không biết điều khiển gia đình thì làm sao có thể lo cho Giáo Hội của Chúa được, được người ngoài chứng nhận có hạnh kiểm tốt và nhiều khả năng (Tm 3, 2-7).
Quan trọng hơn là Phó Tế được giáo dục về cách cư xử "đừng nặng lời với các cụ lớn tuổi, khi khuyên nhủ hay coi họ như cha mẹ. Coi thanh niên nam nữ như anh chI em. Hay kính trọng các góa phụ. Dạy các em cô nhi biết hiếu thảo... và sống bằng tấm lòng đơn sơ trong sạch" (1Tm 5, 1-5).
Phó Tế sống và làm việc trong cộng đoàn ở Philipphê (Pl 1, 1), Jérusalem (Cv 15, 6), Antioche (Cv 11, 19-26), Êphêsô (2Tm 1, 28) và Corinthe (1Cr và 2Cr).
Các cộng đoàn đầu tiên không sống ô hợp. Họ sống có tổ chức, hiệp nhất trong bác ái (Cv 20, 35). Hiệp thông đem tài sản gom lại và giúp nhau cải thiện đời sống, chuyên lo cầu nguyện và chăm nghe các Tông Đồ giảng dạy (Cv 2, 42-47). Họ sống tập thể, đông đảo, đoàn kết, tuy không có của riêng mà cũng không ai thiếu thốn gì (Cv 4, 32-35). Họ luôn giữ luật pháp (Cv 2, 46), cùng nhau sốt sắng đọc kinh sáng (Cv 5, 21) và kinh trưa (Cv 3, 1). Thông cảm giữa tín hữu cắt bì và không cắt bì (Cv 15, 1-25). Nhất là họ luôn được Thiên Chúa nhân từ chúc lành và che chở (Cv 5, 13).
THẾ KỶ THỨ II và III
Bước qua thế kỷ thứ II và kéo dài qua thế kỷ thứ III, người ta còn thấy xuất hiện Phó Tế và những cặp vợ chồng trợ tá làm việc trong các cộng đoàn, nhiều nhất trong các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô. Sau đó vai trò Phó Tế phai mờ dần. Hai tài liệu trong thời kỳ này còn ghi lại sinh hoạt của Phó Tế.
Thư của Thánh Giáo Hoàng Clément thứ nhất (năm 88), vI Giáo Hoàng ThU tư sau Tông ĐO Cả Phêrô, vi%t tO Roma gửi cho giáo đoàn Corinthe, mang tựa là Didachè.
Trong tài liệu này, Đức Giáo Hoàng viết về truyền thống, nghi lễ, công tác mục vụ ở những cộng đoàn đầu tiên. Ngài xác nhận có Giám mục và Phó Tế được các Tông Đồ "truyền chức qua việc đặt tay". Các vị này được đặc cử với sự đề nghI và ưng thuận của cộng đoàn. Phó Tếtham gia các nghi lI phong tự, làm việc từ thiện bác ái và lãnh đạo cộng đoàn. Đôi khi bị dân chúng dòm ngó, nhưng vẫn được kính nể nhiều hơn. Phó Tế phụ giúp và làm việc thường trực bên cạnh Giám mục. Thánh Clément khuyên tín hữu trong cộng đoàn
"thận trọng trong việc chọn lựa Giám mục và Phó Tế xứng đáng, để các vị này thay quyền và đại diện dân Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa".
Tài liệu của Thánh Ignace (khoảng năm 107), giám mục thành Antioche, đa vi%t 7 bUc thư nói về tổ chUc và cơ cAu Giáo Hội đương thci. Trong một thư, Thánh Ignace xác nhận trong nhiều cộng đoàn bên Giáo Hội vùng Tiểu Á có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ làm việc gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế. Phó Tế tham gia vào guồng máy quản trị cộng đoàn dưới quyền Giám mục và Linh mục. Họ là người có thể làm bất cứ việc gì mà Giám mục và cộng đoàn cần. Như thư ký, quản lý tiền bạc, làm việc bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng góa phụ và trẻ em mồ côi. Bên cạnh bàn thờ Phó Tế làm phận sự phụ tế lễ.
Ngoài xã hội, Phó Tế đem tình thương Thiên Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi. Nếu xưa Chúa Kitô vâng lệnh Chúa Cha xuống trần gian, thì ngày nay Phó Tế cũng phục vụ cộng đồng dân Chúa theo tinh thần như vậy.
Năm 178, có Phó Tế Sanctus ở Lyon gần Vienne là người nhiệt tâm và trung thành với lý tưởng mục vo tông đO. Phó TếPhilon là cộng tác viên nhiệt thành và đắc lực của Thánh Giám mục Ignace. Ông là người lợi khẩu, ăn nói hoạt bát, có biệt tài giảng, thu hút người nghe về cắt nghĩa Lci Chúa. Theo Thánh Ignace:
"Phó tế là môn đệ Chúa Kitô,
không những chuyên lo phục vụ,
mà còn là tông đồ trong Giáo Hội của dân Chúa".
TỪ THẾ KỶ THỨ IV
Đây là giai đoạn chính thành hình lịch sử Giáo Hội. Kitô giáo ăn sâu và phát triển nơi các đế quốc. Bắt đầu có những cuộc bắt bớ, giam cầm tù đày và tra tấn dã man. Xuất hiện những nhà tư tưởng thuộc người ngoại. Các cơ chế và tổ chức nghi lễ phụng vụ được áp dụng có hệ thống. Các Phó Tếphải sống và đương đAu với những khó khăn của Giáo Hội. Vì các ngài hiểu biết nhiều về giáo lý, về phong vo và có đci sống gương mẫu, việc làm đi đôi với lời giảng dạy.
Đầu thế kỷ thứ IV đã có qui chế và luật áp dụng cho việc tuyển chọn và truyền chức cho Phó Tế được ghi trong La Tradition Apostolique của Thánh Tử đạo Hippolyte (khoảng 170-236):
"Chỉ có một mình Giám mục có quyền chọn và đặt tay truyền chức cho Phó Tế. Phó Tế sẽ làm việc bên cạnh theo kế hoạch của Giám mục".
Thánh Hippolyte xác đInh thêm:
"Cần chú trọng nhiều tới việc cầu nguyện trong việc truyền chức Phó Tế. Vì họ là người thuộc về Thiên Chúa và chỉ phục vo cho mình Ngài. Phó Tế được đặt cử lên làm việc chung với Giám mục".
Đôi khi, Phó Tế ban phép Rửa tội cho tân tòng. Thánh Tử đạo Cyprien (Khoảng 200-258). Giám mục Carthage (248-258) bên Phi châu vào thế kỷ thứ III, xác định Phó Tế giữ vai trò quan trọng về phụng vụ và tổ chức cộng đoàn trong Giáo Hội. Họ tham dự nghi lI trên bàn thc bên cạnh Giám mục hay Linh mục, phân phát Mình Thánh Chúa. Khi cAn rao giảng Lci Chúa. CUng có khi đại diện Giám mục tham dự các cuộc tranh luận về tín lý đức tin.
Trong Didascalie des Douze Apôtres của Thánh Polycarte ở Smyrne (81-167) có ghi về sinh hoạt Phó tế:
"Nhiều Phó Tế đảm nhận quá nhiều việc, nhiều hơn cả Giám mục, tới kiệt sức phải mang bệnh. Họ sống và làm việc giữa anh em tín hữu. Tinh thần phục vụ của các Phó Tế làm người ta thán phục hết sức. Nếu xưa Chúa nói ai muốn làm người trọng nhất, thì là đầy tớ mọi người."
Câu này cũng áp dụng cho Phó Tế. Các nữ Phó Tế phục vụ đắc lực không thua gì nam. Như Thánh nữ Phó tế Athanase (295-373) rất nổi tiếng về đạo đUc khôn ngoan, hoạt động tông đO cùng thci với Thánh Grégoire de Nazianze (330-390) Giám mục Constantinophe (381) và Thánh Léon Cả (khoảng 400-461). Thánh Phó tếthci danh nhAt là Thánh Laurent (210-258), người Tây Ban Nha (khoảng 210-258), sống và làm việc tại Roma, chịu tử đạo trên giàn sắt nung đỏ. Trả lời về câu hOi trước tòa án "Đâu là gia tài của Giáo Hội?" Ngài chI vào đám dân nghèo khổ đUng gAn mà nói: "Đó là kho tàng của Giáo Hội chúng tôi". thánh được tuyên đặt là thánh của người nghèo.
Trong thời kỳ này, các Phó Tế đã tận hiến cuộc đời cho Chúa và được cất nhắc với ba nhiệm vụ: Phục vụ bác ái, tham gia công tác mục vụ và quản trị giáo đoàn. Thời thánh Giáo Hoàng tử đạo Fabien (236-250) phân chia Roma làm bảy địa phận. Mỗi địa phận có một Phó Tế đứng đầu và coi sóc thêm 1500 người nghèo. Phó Tế giữ vai trò trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Rao giảng Lời Chúa. Cử hành bí tích Rửa tội khi được Giám mục ủy quyền. Nhưng không được cử hành thánh lễ. Phó Tế lo việc quản trị tài sản và giữ gìn an ninh kỷ luật trong địa phận mình. Nhận và phân phối lương thực của cải cho tín hữu. ở phương Đông Phó Tế thay Giám mục nhận thêm công tác là giúp đỡ nữ giới: dạy giáo lý, thăm nom và an ủi bệnh nhân. Trong tài liệu của công đồng địa phương có thấy ghi về chUc và nhiệm vụ Phó Tế. Như công đồng Gaule, Nimes (394), Orange (441) Epaône (517) và Orléans (533).
THờI KỲ SUY THOAI
Giáo Hội ngày một phát triển, lớn mạnh và lan rộng khắp nơi. Giáo lý Chúa Kitô đưrc loan truyền và được nhiều người tin theo. Số tín hữu ngày thêm đông. Sự giàu có và quyền thế xâm nhập vào các sinh hoạt tổ chức từ cấp địa phương đến trung ương. Trụ sở các Giám mục, Linh mục và Phó Tế mở rộng nhiều ở miền quê. Ngay trong nội bộ giáo sỹ bắt đầu có sự rạn nứt vì ganh tỵ, tranh chấp quyền hành. Từ đó, có những hiểu lầm giữa giáo sỹ với Phó Tế. Đây là những yếu tố làm cho sự hợp tác giữa giáo sỹ với nhau bị cản trở, khó khăn có ảnh hưởng đến việc truyền bá Đức Tin kéo dài nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, trong tài liệu Constitutions Apostoliques, cuối thế kỷ thứ III, nhấn mạnh đến việc Phó Tế không được dùng quyền hành hay vì lợi lộc trước mắt mà quên người nghèo bần cùng khổ sở trong xã hội. Dần dần người giầu dùng tiền bạc quyền hành lấn át giáo sỹ và xen vào nội bộ Giáo Hội. Trụ sở của Phó Tế trở nên ồn ào xáo trộn, mất yên tĩnh, khiến người ta ca thán, dị nghị và bất bình. Do đó, đời sống đạo đức và tinh thần phục vụ của Phó Tế xa với ý nghĩa tuy
Không có thêm Phó Tế mới. Nhưng thời bấy giờ các Phó Tế còn lại là những vị rất nhiệt thành, gương mẫu và giỏi giang lỗi lạc. Ngoài hai Thánh Têphanô và Philipphê trong Bảy vị đầu tiên, còn các Phó tế thời danh khác cùng thời: Thánh Laurent, Thánh Vincent (304), Nữ Thánh Athanase (295-373), Thánh Jean Chrysostome (344-407), Nữ Thánh Olympias (361-408), Thánh Léon (404), Phó tế Hildebrand lên ngôi giáo hoàng mang tên Grégoire VII (1073), sau là Thánh. Đức Giáo Hoàng Andrien V (1276), Thánh François d' Assie (1182 -1226). ..
GIAi ĐOẠN TRƯỚC KHI PHỤC HỒI
Như vậy, tới hàng mấy thế kỷ, chức Phó Tế không còn trong Giáo Hội và chẳng thấy ai nhắc đến nữa. Không tài liệu lưu giữ. Ngay từ Công đồng Trente các nghị phụ đã đề cập đ%n việc tái lập chức Phó Tế trong Giáo Hội. Rồi đầu thế kỷ XX, thấy có luồng tư tưởng từ nhiều nơi muốn phục hồi chức Phó tế trong Giáo Hội.
Năm 1934, tại Đức, những người phụ trách Caritas nghĩ là công việc giúp đỡ người nghèo phải là người vừa có trách nhiệm nghề nghiệp dân sự, vừa có tinh thần rao giảng Phúc Âm mới đảm nhận nổi. Người giáo dân không đủ khả năng. Còn Linh mục thì lu bu đủ việc, không còn giờ. Họ nghĩ "người đó" chỉ là người có chức thánh hay ràng buộc bởi lời hứa tức Phó Tế mới đủ tư cách và chịu đựng nổi những va chạm và khó khăn thực tế. Trong đệ nhI th% chi%n, hai Linh mục Dòng Tên chạy loạn ở miền Dachau là cha Pies và Shamont, hiểu rõ vấn đề này và vi%t thành sách, xuAt bản 1953, phổ bi%n về việc "cAn truyền chức Phó Tế cho những người đã lập gia đình". Sau đó, người ta thấy xuất hiện hai "Thày" làm một số việc phụng vụ khi vắng mặt Linh mục.
Năm 1952, tại Fribourg, Thụy sỹ, H. Kramer cùng với 6 người bạn thành lập "Hội Phó Tế" mục đích gặp gỡ, trao đổi tìm cách nào đào tạo Phó Tế. Năm 1954, dưới sự bảo trợ của Đức Cha J. Dopfner và nhà thần học K. Rahner lập thêm một hội Phó Tế khác. Năm 1965, hai tổ chức này kết hợp biến thành "Trung tâm QuOc tếPhó T%", cơ quan xuAt bản Diaconia Christi, phổ biến nhiều tài liệu có giá trị thần học, giáo lý.
Tại Pháp, năm 1959, Đức Cha Rodhain, giám đốc sáng lập Secours Catholique và Linh mục Épagneul sáng lập "Hội các Thày Truyền Giáo" ở miền quê. Hai vị cùng tư tưởng và đã viết thư cho các Linh mục giám đốc chủng viện trình bầy nhu cầu khẩn cấp về Phó T%. BUc thư này đưrc Hội đOng Giám mục Pháp chú ý và đem ra thảo luận.
Tại Nam Dương, tháng 9.1956, tại đại hội lần thứ nhất về Mục vo A châu, ĐUc cha Van Bekkum thăm dò dư luận về việc "tìm người làm việc cho Giáo Hội", trước sự thi%u hot linh mục trầm trọng.
Tại Phi Luật Tân, Linh mục P. Hofingguer trong một tài liệu gửi cho Tòa Thánh đã phân tích tỷ mỷ nhu cầu Phó Tế. Người ta đi đến kết luận: cần chọn những người xứng đáng để làm việc từ thiện và phụng vụ".
Tại Roma, tháng 10.1957, trong đại hội Tông Đồ Giáo Dân, Đức Giáo Hoàng Piô XII (1876. 1939. 1958) tuyên bố và mong muốn " Vì nhu cAu mục vo, đa đ%n lúc cAn có qui ch% riêng và độc lập cho Phó T%". Lời tuyên bố của Ngài gây tiếng vang rộng lớn. Nhưng tiếc là qua năm sau Ngài qua đời. Không ai khởi xướng và mạnh mẽ khôi phục. Nhưng biết rằng, kể từ đây ở các nơi như Pháp, Bỉ, Canada, Ý và Đức nhiều nhà thần học nổi tiếng bắt đầu đem ra thảo luận, viết báo thăm dò dư luận. Họ cho rằng tái lập chức Phó Tế càng sớm càng tốt. Phó tế là một trong ba thành phần tuyển chọn kỹ lưỡng và truyền chức trong phép Truyền chức, gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế.
Năm 1962, tại Đức trong tài liệu viết về Phó tế Diacona in Christo do Karl Rahner và H. Vorgrimler phổ biến, như một tiếng nói gióng lên và được nhiều người chú ý theo dõi. Tài liệu quí giá này đã được đem ra thảo luận và bàn bạc sôi nổi trong các phiên họp về Phó tếcủa Công ĐOng Vatican II.
Phần trình bày trên cho thấy chức Phó Tế bắt nguồn từ khởi nguyên Giáo Hội. Các Phó tế có công rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển các Giáo Hội Địa phương. Nhiệm vụ Phó tế là rao giảng Lời Chúa, cử hành một số Bí tích phụng vụ và thi hành bác ái.
Một thời gian chức vụ này bị quên lãng. Cũng là ý Thiên Chúa nhiệm mầu muốn cải tổ và phục hưng, đem lại cho chức vụ này một địa vị xứng đáng trong Giáo Hội như xưa. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã phục hồi chức vụ này từ Công Đồng Vatican II.
___________
TàI LIệU THAM KHẢO
- Philippe Warnier. Le Diaconat. L'Atenier, Paris. 1994
- Hubert Renard. Diaconat et Solidarité. Salvator, Paris, 1990
Chức Phó Tế bắt đầu và rất thịnh hành từ thời các Thánh Tông Đồ. Các Ngài là cánh tay mặt rất đắc lực của các Tông Đồ trong việc gầy dựng Giáo Hội sơ khai. Dần dần vào cuối thế kỷ thứ IV, số "tư tế" và linh mục gia tăng, nên vai trò Phó Tế ít ai nhắc tới.
Tới năm 1563, công đồng Trente (1545-1563) muốn tái lập chức vụ thánh này trong Giáo Hội, nhưng không được hưởng ứng. Năm 1952, Đức Giáo Hoàng Piô XII, gợi ý muOn khôi phoc chUc Phó T%, làm khơi luOng khí mới trong Giáo Hội.
Đợi mãi tới năm 1964, Công Đồng Vatican II (1963-1965) mới thực sự tái lập chức Phó Tế và thêm vào chữ Vĩnh Viễn để phân biệt với Phó Tế chuyển tiếp sẽ chịu chức linh mục sau khóa đào tạo nhiều năm, tại chủng viện. Phó tế Vĩnh Viễn ngày một phát triển và được nhiều người biết đến.
Ngày nay các vị Phó Tế Vĩnh Viễn giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đoàn của nhiều giáo phận. Tạm chia lịch sử chức Phó tế ra làm năm giai đoạn:
- Trong Thánh kinh Tân Ước
- Thế kỷ thứ II và III
- Từ thế kỷ thứ IV
- Thời kỳ suy thoái
- Giai đoạn trước khi khôi phục.
TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC
Đọc Thánh Kinh Tân Ước, chúng ta thường gặp các danh từ phục vụ để chỉ Phó tế, những người trực tiếp phụ giúp các Tông Đồ trong việc rao giảng Tin Mừng. Danh từ Hy Lạp diaconos cũng không nói hết được ý nghĩa của chUc Phó tếvà nhiệm vụ cao qúi của các vị này. Trong tiếng Pháp, thấy dùng danh từ service và serviteur để chỉ người lãnh chức vụ đặc biệt này. Tiếng Latinh là servus. Tiếng Việt có danh từ Phó Tế. Còn danh tO Thày Sáu để gọi các vị chịu chức thứ Sáu, trong nghi lễ cũ của phép Truyền Chức.
Ý niệm mầu nhiệm về Phó tếđược chính Chúa Kitô hé mở và xác nhận với các Tông Đồ qua lời giáo huấn và việc làm. Khi Giacôbê và Gioan xin bên phải, một người bên trái Ngài.
Chúa trả lời:
Con Người đến không phải để được (là Phó Tế) phục vụ mà để (làm Phó Tế) phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc mọi người" (Mc 10, 45; Mt 20, 28).
Thấy các Tông Đồ tranh cãi xem trong nhóm Mười Hai ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Giữa người ngOi ăn và (Phó Tế) kẻ phục vụ ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ?
Thế mà, Thầy đây,
Thầy sống giữa anh em như người (Phó Tế) phục vụ"
(Lc 22, 27).
Cùng một giải thích, ai là người lớn nhất, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm nguời phục vụ mọi người" (Mc 9, 35).
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể là cử chỉ yêu thương của người phục vụ là Phó tế (Lc 22, 19-20). Quan tr+ng nhAt là khi Chúa Giêsu rửa chân cho các Môn Đệ mới nói đưrc h%t ý nghĩa tinh thAn của người Phó Tếlà phoc vo:
"Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. (Ga 13, 14-15).
Thánh Phaolô Tông Đồ là người từng sống trọn vẹn tinh thần của Phó Tế, trong các thư của Ngài đều xác quyết người
Phó Tế: Là hồng ân của Thiên Chúa (2Cr 5,18). Luôn làm theo thánh ý Chúa (2Tm 1,2). Có Chúa Kitô bên cạnh (2Cr 11, 23). Với ơn Chúa Thánh ThAn trr giúp không ngOng (2Cr 3, 8), sẽ can đảm lướt thắng tù đày và những nguy hi
Các Tông Đồ không chỉ xây dựng Giáo Hội vững chắc bằng rao giảng Tin Mừng (Cv 6,14) hay về Chúa Kitô (Cv 2, 22) mà còn tuy
Bảy Phó tế đầu tiên được các Tông Đồ tuyển chọn là Têphanô, Philipphê, Prochore, Nicanor, Timon, Parménas và Nicolas. Các Tông Đồ phân chia quyền bính cho các vị qua lễ truyền chức bằng cách đặt tay (Cv 6, 1-6). Ngày nay trong nghi thức truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn, việc đặt tay của vị chủ phong trên đầu ứng viên là quan trọng nhất. Tiến chức trở thành Phó Tế sau khi nghi thức đặt tay chấm dứt. Phó Tế Têphanô là người khôn ngoan, được đầy ơn sủng có nhiều quyền năng, làm được nhiều phép lạ và có tài ăn nói hoạt bát và tranh luận giỏi (Cv 6, 8-15), mạnh dạn rao giảng về Chúa Kitô và ơn Cứu Độ (Cv 7, 1-53, 11, 19), là người tử đạo đAu tiên (Cv 7, 59-60), nhiều người thương khóc (Cv 8,2; 22, 20). Phó Tế Philipphê rao giảng thành công rực rỡ ở Samarie, làm nhiều phép lạ và rửa tội cho quan thái giám (Cv 8, 4-40); Philipphê có bốn người con gái đồng trinh đươc ơn nói tiên tri (Cv 21, 9).Thời ấy có cả phụ nữ cũng được chọn là Nữ Phó Tế Phoebé làm việc trong cộng đoàn Cencheés (Rm 16, 1). Và thấy xuất hiện vợ chồng Prisca và Aquilas làm việc tại nhiều nơi, bên cạnh các Phó Tế (Rm 16, 3; 1cr 16, 19; 2Tm 4, 19; Cv 18, 2).
Nhiệm vụ Phó Tế được ủy thác:
Loan báo Tin Mừng (Cv 6,4; 2Tm 4, 5 và 11).
Làm chứng cho Tin Mừng (Cv 20, 24 và 21, 19; Col 1, 23-25; Ep 3, 7).
Phục vụ cộng đoàn (2Tm 1, 18),
Dạy giáo lý (Tt 2, 2),
Hòa giải (2Cr 5, 18)
Quản lý tài sản (Cv 19, 22; Plm 13; 1Cr 12, 28; 1P 4, 10) Giáo dục, coi sóc, dạy dỗ và giáo dục (Ep 4,11).
Phục vụ người nghèo (Cv 11, 19 tt và 12, 25; 2Cr 8, 19-20; 2Cr 9, 1. 12,13; Rm 15, 25).
Săn sóc người cô quả cô đơn (Cv6, 1),
Và thăm tù nhân (2Tm 1, 18 và 4, 11).
Tư cách người Phó Tế phải là người đàng hoàng, trung thành với lời hứa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, bảo toàn đức tin với lương tâm trong sạch, được thử thách trước khi thi hành chức vụ... Phó Tế chỉ có một đời vợ, biết giáo dục con cái và điều hành tốt gia đình (1Tm 3, 8-12).
Phó Tế phải là người nêu cao tinh thần trách nhiệm người không chê trách được, con cái cũng tin theo Đạo và không tai tiếng, không sống phóng đãng hay bất phục tùng (Tt 1, 6). Đời sống cá nhân tiết độ chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, hiền hòa, không hiếu chiến, không tham tiền, biết điều khiển gia đình, vì nếu không biết điều khiển gia đình thì làm sao có thể lo cho Giáo Hội của Chúa được, được người ngoài chứng nhận có hạnh kiểm tốt và nhiều khả năng (Tm 3, 2-7).
Quan trọng hơn là Phó Tế được giáo dục về cách cư xử "đừng nặng lời với các cụ lớn tuổi, khi khuyên nhủ hay coi họ như cha mẹ. Coi thanh niên nam nữ như anh chI em. Hay kính trọng các góa phụ. Dạy các em cô nhi biết hiếu thảo... và sống bằng tấm lòng đơn sơ trong sạch" (1Tm 5, 1-5).
Phó Tế sống và làm việc trong cộng đoàn ở Philipphê (Pl 1, 1), Jérusalem (Cv 15, 6), Antioche (Cv 11, 19-26), Êphêsô (2Tm 1, 28) và Corinthe (1Cr và 2Cr).
Các cộng đoàn đầu tiên không sống ô hợp. Họ sống có tổ chức, hiệp nhất trong bác ái (Cv 20, 35). Hiệp thông đem tài sản gom lại và giúp nhau cải thiện đời sống, chuyên lo cầu nguyện và chăm nghe các Tông Đồ giảng dạy (Cv 2, 42-47). Họ sống tập thể, đông đảo, đoàn kết, tuy không có của riêng mà cũng không ai thiếu thốn gì (Cv 4, 32-35). Họ luôn giữ luật pháp (Cv 2, 46), cùng nhau sốt sắng đọc kinh sáng (Cv 5, 21) và kinh trưa (Cv 3, 1). Thông cảm giữa tín hữu cắt bì và không cắt bì (Cv 15, 1-25). Nhất là họ luôn được Thiên Chúa nhân từ chúc lành và che chở (Cv 5, 13).
THẾ KỶ THỨ II và III
Bước qua thế kỷ thứ II và kéo dài qua thế kỷ thứ III, người ta còn thấy xuất hiện Phó Tế và những cặp vợ chồng trợ tá làm việc trong các cộng đoàn, nhiều nhất trong các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô. Sau đó vai trò Phó Tế phai mờ dần. Hai tài liệu trong thời kỳ này còn ghi lại sinh hoạt của Phó Tế.
Thư của Thánh Giáo Hoàng Clément thứ nhất (năm 88), vI Giáo Hoàng ThU tư sau Tông ĐO Cả Phêrô, vi%t tO Roma gửi cho giáo đoàn Corinthe, mang tựa là Didachè.
Trong tài liệu này, Đức Giáo Hoàng viết về truyền thống, nghi lễ, công tác mục vụ ở những cộng đoàn đầu tiên. Ngài xác nhận có Giám mục và Phó Tế được các Tông Đồ "truyền chức qua việc đặt tay". Các vị này được đặc cử với sự đề nghI và ưng thuận của cộng đoàn. Phó Tếtham gia các nghi lI phong tự, làm việc từ thiện bác ái và lãnh đạo cộng đoàn. Đôi khi bị dân chúng dòm ngó, nhưng vẫn được kính nể nhiều hơn. Phó Tế phụ giúp và làm việc thường trực bên cạnh Giám mục. Thánh Clément khuyên tín hữu trong cộng đoàn
"thận trọng trong việc chọn lựa Giám mục và Phó Tế xứng đáng, để các vị này thay quyền và đại diện dân Chúa trong việc rao giảng Lời Chúa".
Tài liệu của Thánh Ignace (khoảng năm 107), giám mục thành Antioche, đa vi%t 7 bUc thư nói về tổ chUc và cơ cAu Giáo Hội đương thci. Trong một thư, Thánh Ignace xác nhận trong nhiều cộng đoàn bên Giáo Hội vùng Tiểu Á có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ làm việc gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế. Phó Tế tham gia vào guồng máy quản trị cộng đoàn dưới quyền Giám mục và Linh mục. Họ là người có thể làm bất cứ việc gì mà Giám mục và cộng đoàn cần. Như thư ký, quản lý tiền bạc, làm việc bác ái phục vụ người nghèo, thăm viếng góa phụ và trẻ em mồ côi. Bên cạnh bàn thờ Phó Tế làm phận sự phụ tế lễ.
Ngoài xã hội, Phó Tế đem tình thương Thiên Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi. Nếu xưa Chúa Kitô vâng lệnh Chúa Cha xuống trần gian, thì ngày nay Phó Tế cũng phục vụ cộng đồng dân Chúa theo tinh thần như vậy.
Năm 178, có Phó Tế Sanctus ở Lyon gần Vienne là người nhiệt tâm và trung thành với lý tưởng mục vo tông đO. Phó TếPhilon là cộng tác viên nhiệt thành và đắc lực của Thánh Giám mục Ignace. Ông là người lợi khẩu, ăn nói hoạt bát, có biệt tài giảng, thu hút người nghe về cắt nghĩa Lci Chúa. Theo Thánh Ignace:
"Phó tế là môn đệ Chúa Kitô,
không những chuyên lo phục vụ,
mà còn là tông đồ trong Giáo Hội của dân Chúa".
TỪ THẾ KỶ THỨ IV
Đây là giai đoạn chính thành hình lịch sử Giáo Hội. Kitô giáo ăn sâu và phát triển nơi các đế quốc. Bắt đầu có những cuộc bắt bớ, giam cầm tù đày và tra tấn dã man. Xuất hiện những nhà tư tưởng thuộc người ngoại. Các cơ chế và tổ chức nghi lễ phụng vụ được áp dụng có hệ thống. Các Phó Tếphải sống và đương đAu với những khó khăn của Giáo Hội. Vì các ngài hiểu biết nhiều về giáo lý, về phong vo và có đci sống gương mẫu, việc làm đi đôi với lời giảng dạy.
Đầu thế kỷ thứ IV đã có qui chế và luật áp dụng cho việc tuyển chọn và truyền chức cho Phó Tế được ghi trong La Tradition Apostolique của Thánh Tử đạo Hippolyte (khoảng 170-236):
"Chỉ có một mình Giám mục có quyền chọn và đặt tay truyền chức cho Phó Tế. Phó Tế sẽ làm việc bên cạnh theo kế hoạch của Giám mục".
Thánh Hippolyte xác đInh thêm:
"Cần chú trọng nhiều tới việc cầu nguyện trong việc truyền chức Phó Tế. Vì họ là người thuộc về Thiên Chúa và chỉ phục vo cho mình Ngài. Phó Tế được đặt cử lên làm việc chung với Giám mục".
Đôi khi, Phó Tế ban phép Rửa tội cho tân tòng. Thánh Tử đạo Cyprien (Khoảng 200-258). Giám mục Carthage (248-258) bên Phi châu vào thế kỷ thứ III, xác định Phó Tế giữ vai trò quan trọng về phụng vụ và tổ chức cộng đoàn trong Giáo Hội. Họ tham dự nghi lI trên bàn thc bên cạnh Giám mục hay Linh mục, phân phát Mình Thánh Chúa. Khi cAn rao giảng Lci Chúa. CUng có khi đại diện Giám mục tham dự các cuộc tranh luận về tín lý đức tin.
Trong Didascalie des Douze Apôtres của Thánh Polycarte ở Smyrne (81-167) có ghi về sinh hoạt Phó tế:
"Nhiều Phó Tế đảm nhận quá nhiều việc, nhiều hơn cả Giám mục, tới kiệt sức phải mang bệnh. Họ sống và làm việc giữa anh em tín hữu. Tinh thần phục vụ của các Phó Tế làm người ta thán phục hết sức. Nếu xưa Chúa nói ai muốn làm người trọng nhất, thì là đầy tớ mọi người."
Câu này cũng áp dụng cho Phó Tế. Các nữ Phó Tế phục vụ đắc lực không thua gì nam. Như Thánh nữ Phó tế Athanase (295-373) rất nổi tiếng về đạo đUc khôn ngoan, hoạt động tông đO cùng thci với Thánh Grégoire de Nazianze (330-390) Giám mục Constantinophe (381) và Thánh Léon Cả (khoảng 400-461). Thánh Phó tếthci danh nhAt là Thánh Laurent (210-258), người Tây Ban Nha (khoảng 210-258), sống và làm việc tại Roma, chịu tử đạo trên giàn sắt nung đỏ. Trả lời về câu hOi trước tòa án "Đâu là gia tài của Giáo Hội?" Ngài chI vào đám dân nghèo khổ đUng gAn mà nói: "Đó là kho tàng của Giáo Hội chúng tôi". thánh được tuyên đặt là thánh của người nghèo.
Trong thời kỳ này, các Phó Tế đã tận hiến cuộc đời cho Chúa và được cất nhắc với ba nhiệm vụ: Phục vụ bác ái, tham gia công tác mục vụ và quản trị giáo đoàn. Thời thánh Giáo Hoàng tử đạo Fabien (236-250) phân chia Roma làm bảy địa phận. Mỗi địa phận có một Phó Tế đứng đầu và coi sóc thêm 1500 người nghèo. Phó Tế giữ vai trò trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Rao giảng Lời Chúa. Cử hành bí tích Rửa tội khi được Giám mục ủy quyền. Nhưng không được cử hành thánh lễ. Phó Tế lo việc quản trị tài sản và giữ gìn an ninh kỷ luật trong địa phận mình. Nhận và phân phối lương thực của cải cho tín hữu. ở phương Đông Phó Tế thay Giám mục nhận thêm công tác là giúp đỡ nữ giới: dạy giáo lý, thăm nom và an ủi bệnh nhân. Trong tài liệu của công đồng địa phương có thấy ghi về chUc và nhiệm vụ Phó Tế. Như công đồng Gaule, Nimes (394), Orange (441) Epaône (517) và Orléans (533).
THờI KỲ SUY THOAI
Giáo Hội ngày một phát triển, lớn mạnh và lan rộng khắp nơi. Giáo lý Chúa Kitô đưrc loan truyền và được nhiều người tin theo. Số tín hữu ngày thêm đông. Sự giàu có và quyền thế xâm nhập vào các sinh hoạt tổ chức từ cấp địa phương đến trung ương. Trụ sở các Giám mục, Linh mục và Phó Tế mở rộng nhiều ở miền quê. Ngay trong nội bộ giáo sỹ bắt đầu có sự rạn nứt vì ganh tỵ, tranh chấp quyền hành. Từ đó, có những hiểu lầm giữa giáo sỹ với Phó Tế. Đây là những yếu tố làm cho sự hợp tác giữa giáo sỹ với nhau bị cản trở, khó khăn có ảnh hưởng đến việc truyền bá Đức Tin kéo dài nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, trong tài liệu Constitutions Apostoliques, cuối thế kỷ thứ III, nhấn mạnh đến việc Phó Tế không được dùng quyền hành hay vì lợi lộc trước mắt mà quên người nghèo bần cùng khổ sở trong xã hội. Dần dần người giầu dùng tiền bạc quyền hành lấn át giáo sỹ và xen vào nội bộ Giáo Hội. Trụ sở của Phó Tế trở nên ồn ào xáo trộn, mất yên tĩnh, khiến người ta ca thán, dị nghị và bất bình. Do đó, đời sống đạo đức và tinh thần phục vụ của Phó Tế xa với ý nghĩa tuy
Không có thêm Phó Tế mới. Nhưng thời bấy giờ các Phó Tế còn lại là những vị rất nhiệt thành, gương mẫu và giỏi giang lỗi lạc. Ngoài hai Thánh Têphanô và Philipphê trong Bảy vị đầu tiên, còn các Phó tế thời danh khác cùng thời: Thánh Laurent, Thánh Vincent (304), Nữ Thánh Athanase (295-373), Thánh Jean Chrysostome (344-407), Nữ Thánh Olympias (361-408), Thánh Léon (404), Phó tế Hildebrand lên ngôi giáo hoàng mang tên Grégoire VII (1073), sau là Thánh. Đức Giáo Hoàng Andrien V (1276), Thánh François d' Assie (1182 -1226). ..
GIAi ĐOẠN TRƯỚC KHI PHỤC HỒI
Như vậy, tới hàng mấy thế kỷ, chức Phó Tế không còn trong Giáo Hội và chẳng thấy ai nhắc đến nữa. Không tài liệu lưu giữ. Ngay từ Công đồng Trente các nghị phụ đã đề cập đ%n việc tái lập chức Phó Tế trong Giáo Hội. Rồi đầu thế kỷ XX, thấy có luồng tư tưởng từ nhiều nơi muốn phục hồi chức Phó tế trong Giáo Hội.
Năm 1934, tại Đức, những người phụ trách Caritas nghĩ là công việc giúp đỡ người nghèo phải là người vừa có trách nhiệm nghề nghiệp dân sự, vừa có tinh thần rao giảng Phúc Âm mới đảm nhận nổi. Người giáo dân không đủ khả năng. Còn Linh mục thì lu bu đủ việc, không còn giờ. Họ nghĩ "người đó" chỉ là người có chức thánh hay ràng buộc bởi lời hứa tức Phó Tế mới đủ tư cách và chịu đựng nổi những va chạm và khó khăn thực tế. Trong đệ nhI th% chi%n, hai Linh mục Dòng Tên chạy loạn ở miền Dachau là cha Pies và Shamont, hiểu rõ vấn đề này và vi%t thành sách, xuAt bản 1953, phổ bi%n về việc "cAn truyền chức Phó Tế cho những người đã lập gia đình". Sau đó, người ta thấy xuất hiện hai "Thày" làm một số việc phụng vụ khi vắng mặt Linh mục.
Năm 1952, tại Fribourg, Thụy sỹ, H. Kramer cùng với 6 người bạn thành lập "Hội Phó Tế" mục đích gặp gỡ, trao đổi tìm cách nào đào tạo Phó Tế. Năm 1954, dưới sự bảo trợ của Đức Cha J. Dopfner và nhà thần học K. Rahner lập thêm một hội Phó Tế khác. Năm 1965, hai tổ chức này kết hợp biến thành "Trung tâm QuOc tếPhó T%", cơ quan xuAt bản Diaconia Christi, phổ biến nhiều tài liệu có giá trị thần học, giáo lý.
Tại Pháp, năm 1959, Đức Cha Rodhain, giám đốc sáng lập Secours Catholique và Linh mục Épagneul sáng lập "Hội các Thày Truyền Giáo" ở miền quê. Hai vị cùng tư tưởng và đã viết thư cho các Linh mục giám đốc chủng viện trình bầy nhu cầu khẩn cấp về Phó T%. BUc thư này đưrc Hội đOng Giám mục Pháp chú ý và đem ra thảo luận.
Tại Nam Dương, tháng 9.1956, tại đại hội lần thứ nhất về Mục vo A châu, ĐUc cha Van Bekkum thăm dò dư luận về việc "tìm người làm việc cho Giáo Hội", trước sự thi%u hot linh mục trầm trọng.
Tại Phi Luật Tân, Linh mục P. Hofingguer trong một tài liệu gửi cho Tòa Thánh đã phân tích tỷ mỷ nhu cầu Phó Tế. Người ta đi đến kết luận: cần chọn những người xứng đáng để làm việc từ thiện và phụng vụ".
Tại Roma, tháng 10.1957, trong đại hội Tông Đồ Giáo Dân, Đức Giáo Hoàng Piô XII (1876. 1939. 1958) tuyên bố và mong muốn " Vì nhu cAu mục vo, đa đ%n lúc cAn có qui ch% riêng và độc lập cho Phó T%". Lời tuyên bố của Ngài gây tiếng vang rộng lớn. Nhưng tiếc là qua năm sau Ngài qua đời. Không ai khởi xướng và mạnh mẽ khôi phục. Nhưng biết rằng, kể từ đây ở các nơi như Pháp, Bỉ, Canada, Ý và Đức nhiều nhà thần học nổi tiếng bắt đầu đem ra thảo luận, viết báo thăm dò dư luận. Họ cho rằng tái lập chức Phó Tế càng sớm càng tốt. Phó tế là một trong ba thành phần tuyển chọn kỹ lưỡng và truyền chức trong phép Truyền chức, gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế.
Năm 1962, tại Đức trong tài liệu viết về Phó tế Diacona in Christo do Karl Rahner và H. Vorgrimler phổ biến, như một tiếng nói gióng lên và được nhiều người chú ý theo dõi. Tài liệu quí giá này đã được đem ra thảo luận và bàn bạc sôi nổi trong các phiên họp về Phó tếcủa Công ĐOng Vatican II.
Phần trình bày trên cho thấy chức Phó Tế bắt nguồn từ khởi nguyên Giáo Hội. Các Phó tế có công rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển các Giáo Hội Địa phương. Nhiệm vụ Phó tế là rao giảng Lời Chúa, cử hành một số Bí tích phụng vụ và thi hành bác ái.
Một thời gian chức vụ này bị quên lãng. Cũng là ý Thiên Chúa nhiệm mầu muốn cải tổ và phục hưng, đem lại cho chức vụ này một địa vị xứng đáng trong Giáo Hội như xưa. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã phục hồi chức vụ này từ Công Đồng Vatican II.
___________
TàI LIệU THAM KHẢO
- Philippe Warnier. Le Diaconat. L'Atenier, Paris. 1994
- Hubert Renard. Diaconat et Solidarité. Salvator, Paris, 1990