Lòng thương xót với môi trường thiên nhiên

Những tin tức về môi trường sinh sống nơi thiên nhiên bị hủy hoại ô nhiễm không là những tiêu đề mang tính cách tuyên truyền gây chú ý, hay mang mầu sắc ý thức hệ của đảng phái chính trị nào nữa.

Nhưng là tiếng chuông báo động thời sự chất chứa tính cách chiều kích xã hội cùng rất khẩn thiết: Xin hãy suy nghĩ lại và tìm cách sửa chữa bảo vệ gìn giữ môi trường sinh sống thiên nhiên trên khng gian, dưới mặt đất và trong lòng nước cho hôm nay và ngày mai!

Những tin tức đau thương về nguồn dòng nước nơi sông ngòi, dòng thác suối nước, nước ngoài đại dương biển cả bị chặn đứng, hay bị làm cho thành độc hại, bị nhiễm trùng…làm cho sự sống bị chết dần mòn trở thành vùng nghĩa địa tử vong cho các loài cá tôm, cây cỏ, con người nơi đó…là hình ảnh tiếng kêu cầu cứu: Xin hãy cứu ngôi nhà thiên nhiên là qùa tặng của Trời cao ban cho con người thuộc mọi thế hệ! Xin đừng biến môi trường thiên nhiên cho sự sống thành món hàng hoá buôn bán trao đổi với bất cứ gía nào!

Những hoạt động giữ làm vệ sinh sạch sẽ khu vực môi trường sinh sống, không phung phí phá hủy gây dơ bẩn công trình môi trường thiên nhiên, là thể hiện lòng thương xót với thiên nhiên nhiên, với chính sự sống của mình, cùng thể hiện nếp sống văn hóa tình liên đới với mọi thế hệ con người hôm nay và ngày mai.

Năm thánh Lòng thương xót 2016-2017 không chỉ là cung cách nếp sống lòng đạo đức bác ái đối với sự đau khổ thể xác lẫn tinh thần của con người với nhau, nhưng còn cả đối với môi trường sinh sống thiên nhiên nữa.

„Trong khi được phép sử dụng các sự vật một cách có trách nhiệm, chúng ta cũng đồng thời được mời gọi để nhận biết, các sinh vật khác cũng có những giá trị trước mặt Thiên Chúa và “qua sự hiện hữu đơn sơ của mình đã ca tụng và tôn vinh” Người [41], “Chúa vui sướng vì các công trình của Người” (so Tv 104, 31). Chính nhờ vào phẩm giá độc nhất của mình và vì có được lý trí, con người được kêu gọi tôn trọng sáng tạo từ những luật lệ nội tại của chúng, vì “Thiên Chúa đã kiến tạo trái đất với sự khôn ngoan” (Kn 3,19).

Ngày nay Giáo Hội không chỉ nói cách đơn sơ, các tạo vật khác hoàn toàn tùy thuộc vào hạnh phúc của con người, gần như chúng không có giá trị gì tự tại và chúng ta có thể sử dụng chúng theo sở thích của chúng ta. Vì thế các vị Giám Mục nước Đức đã dạy về các thụ tạo khác “người ta có thể nói về sự ưu tiên của hữu thể trước khi nói về sự hữu ích của chúng” [42].

Quyển Giáo Lý nói rất rõ một cách trực tiếp và nhấn mạnh về chủ nghĩa qui nhân (Anthropozentrismus – anthropocentrisme) : “Mỗi tạo vật đều có sự thiện và toàn vẹn riêng của mình […] Các thụ tạo khác nhau phản ánh ngay trong sự hiện hữu riêng mình như Thiên Chúa muốn, mỗi thứ một cách, ánh quang của sự khôn ngoan vô tận và sự thiện hảo của Thiên Chúa.

Chính vì thế, con người phải tôn trọng bản chất tự nhiên đặc thù của chúng để tránh sử dụng chúng một cách vô trật tự” [43]. ( Đức Thánh Cha Phanxico, Laudato Si, Số 69.).

Môi trường Thiên nhiên được Thiên Chúa tạo dựng cho sự sống con người cùng các tạo thực vật và động động vật trong thiên nhiên. Và con người cũng phải có trách nhiệm với thiên nhiên: bảo vệ gìn giữ chúng.

Kính trọng thiên nhiên gìn giữ môi trường sinh thái là sống lòng thương xót, tình liên đới với nguồn sự sống của mọi loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã sáng tạo ban cho.

„Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương“ ( Mt.5,7)

Năm Thánh lòng thương xót 2016-2017

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long