Cá nhân hoà nhập vào đám đông trở thành vô danh bởi trong đám đông không ai biết ai, mọi người đều bình đẳng như nhau. Nếu có gặp người thân quen thì cũng chỉ chào hỏi qua loa rồi lại lẩn vào đám đông tiếp. Vào những dịp lễ hội người ta đến đó để được tự do, thoải mái và với mục đích mừng ngày lễ hội. Không giống những tiệc gia đình dù lớn hay nhỏ thành phần tham dự ít nhiều có trách nhiệm cho buổi tiệc. Khác với vô danh trong lễ hội công cộng, người được mời dự tiệc ít nhiều thân thiết với chủ nhà. Cũng có thể được mời vì đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Bởi có quan hệ mật thiết với chủ nên khách dự tiệc cần giúp chủ, giữ cho bữa tiệc vui nhộn, tránh làm phiền cho chủ và các thực khách khác. Dù không biết người khách kia là ai nhưng giữ hoà khí, vui là điều tốt lành cho mình và cho chủ.
Một người lãnh đạo nhóm Pharasiêu mời Đức Kitô và các môn đệ đến nhà ông dự tiệc. Bời đó là ngày lễ nghỉ nên một số khách dòm ngó để bắt lỗi Đức Kitô; số khác lại tranh giành chỗ ngồi danh dự trong tiệc. Sự việc chưa đến nỗi tàn tệ nhưng nó là mầm mống phát sinh phiền toái cho chủ. Đức Kitô lên tiếng nói với họ việc tranh giành ngồi chỗ danh dự trong tiệc chỉ xảy ra với thành phần tự nhận mình trưởng giả, tự cho mình quyền đòi được coi trọng, kính nể nơi công cộng. Cuộc sống của họ dư ăn, thừa mặc, không còn lo lắng kiếm sống nữa nên họ đi tìm cái danh giá, mức trọng vọng bên ngoài xã hội. Nhóm trưởng giả tự cho mình quyền được ăn trên, ngồi trên những người khác. Khi tự cho mình quyền đó họ cướp cả quyền chủ tiệc, người mời họ. Dù là khách danh dự cũng phải tuân thủ luật bữa tiệc. Chủ nhà quyết định ai ngồi đâu, làm gì. Khách dự tiệc không có quyền quyết định muốn ngồi đâu thì ngồi. Thái độ trịnh thượng, kẻ cả, có quyền, có tiền, có danh, có chức quên đi họ là ai, đang làm gì, ở đâu. Họ quên mất họ là khách được mời, không phải chủ tiệc. Bởi tiền tài, chức phận bao quanh khiến họ lầm tưởng nơi đâu họ cũng có quyền vượt ra khỏi ràng buộc của lễ nghi, tư cách hành xử nơi công cộng.
Người nghèo có ước mong đơn giản, sống thoải mái, thảnh thơi. Họ không đi tìm tiếng tăm. Họ là nạn nhân của những quan chức phục vụ cộng đồng. Người nghèo bị coi thường, bị khinh khi như người sống ngoài lề xã hội, vừa thiếu ăn, thiếu mặc. Họ là những người thiếu may mắn lại mắc tật nguyền, đui mù, câm điếc, mong ăn đủ no, mặc đủ ấm chưa xong nên không bao giờ mơ tưởng đến đòi quyền lợi chỗ ngồi trong bàn tiệc. Nếu may mắn được mời dự tiệc họ sẽ vui vẻ với mọi người, không tranh giành ghế ngồi, cũng chẳng mong được ca tụng. Họ đến để dự tiệc chung vui với chủ nhà và với mọi người. Họ cảm thấy thoải mái, thảnh thơi và hài lòng với phong cách chủ nhà đón tiếp, thường thức món ăn trong tiệc và uống những gì chủ nhà tiếp đãi. Họ không đòi hỏi cũng chẳng than phiền bởi tâm tình của họ đến là để chung vui, chia sẻ niềm vui với chủ. Họ tự biết họ không nằm trong danh sách được mời và cũng không mong được mời nhưng khi được mời họ luôn mang tâm tình cảm ơn lòng rộng lượng chủ tiệc dành cho họ. Vì thế họ hân hoan đón mừng lời mời và mong chờ ngày đó đến để chung vui với chủ. Người quyền thế coi nơi công cộng là chốn họ được ca tụng, trọng vọng. Với người nghèo nơi công cộng là nhà. Họ có quá nhiều kinh nghiệm bị xua đuổi, lùng bắt của kẻ thừa hành quyền thế. Họ không dùng nơi công cộng để được khen ngợi, ca tụng.
Tâm tình đơn sơ, lối sống đơn giản, tấm lòng khiêm nhường cộng với lòng biết ơn của người nghèo, tàn tật, đui, câm điếc là thái độ phải có cho những ai muốn tham dự tiệc cưới nước trời. Đức Kitô là chủ tiệc cưới mời những tâm hồn đơn sơ đó như là mẫu mực giúp ta học sống chân thành, yêu đời, yêu người. Đến với tiệc cưới nước trời để chung vui, hưởng an bình cho con tim, thảnh thơi cho tâm hồn, thoải mái cho thân xác là điều chủ tiệc muốn mọi người tham dự có được. Vì thế món quà mang đến tiệc cưới nước trời chính là tấm lòng đơn sơ, khiêm nhường.
Lm Vũđình Tuờng
TiengChuong.org
Một người lãnh đạo nhóm Pharasiêu mời Đức Kitô và các môn đệ đến nhà ông dự tiệc. Bời đó là ngày lễ nghỉ nên một số khách dòm ngó để bắt lỗi Đức Kitô; số khác lại tranh giành chỗ ngồi danh dự trong tiệc. Sự việc chưa đến nỗi tàn tệ nhưng nó là mầm mống phát sinh phiền toái cho chủ. Đức Kitô lên tiếng nói với họ việc tranh giành ngồi chỗ danh dự trong tiệc chỉ xảy ra với thành phần tự nhận mình trưởng giả, tự cho mình quyền đòi được coi trọng, kính nể nơi công cộng. Cuộc sống của họ dư ăn, thừa mặc, không còn lo lắng kiếm sống nữa nên họ đi tìm cái danh giá, mức trọng vọng bên ngoài xã hội. Nhóm trưởng giả tự cho mình quyền được ăn trên, ngồi trên những người khác. Khi tự cho mình quyền đó họ cướp cả quyền chủ tiệc, người mời họ. Dù là khách danh dự cũng phải tuân thủ luật bữa tiệc. Chủ nhà quyết định ai ngồi đâu, làm gì. Khách dự tiệc không có quyền quyết định muốn ngồi đâu thì ngồi. Thái độ trịnh thượng, kẻ cả, có quyền, có tiền, có danh, có chức quên đi họ là ai, đang làm gì, ở đâu. Họ quên mất họ là khách được mời, không phải chủ tiệc. Bởi tiền tài, chức phận bao quanh khiến họ lầm tưởng nơi đâu họ cũng có quyền vượt ra khỏi ràng buộc của lễ nghi, tư cách hành xử nơi công cộng.
Người nghèo có ước mong đơn giản, sống thoải mái, thảnh thơi. Họ không đi tìm tiếng tăm. Họ là nạn nhân của những quan chức phục vụ cộng đồng. Người nghèo bị coi thường, bị khinh khi như người sống ngoài lề xã hội, vừa thiếu ăn, thiếu mặc. Họ là những người thiếu may mắn lại mắc tật nguyền, đui mù, câm điếc, mong ăn đủ no, mặc đủ ấm chưa xong nên không bao giờ mơ tưởng đến đòi quyền lợi chỗ ngồi trong bàn tiệc. Nếu may mắn được mời dự tiệc họ sẽ vui vẻ với mọi người, không tranh giành ghế ngồi, cũng chẳng mong được ca tụng. Họ đến để dự tiệc chung vui với chủ nhà và với mọi người. Họ cảm thấy thoải mái, thảnh thơi và hài lòng với phong cách chủ nhà đón tiếp, thường thức món ăn trong tiệc và uống những gì chủ nhà tiếp đãi. Họ không đòi hỏi cũng chẳng than phiền bởi tâm tình của họ đến là để chung vui, chia sẻ niềm vui với chủ. Họ tự biết họ không nằm trong danh sách được mời và cũng không mong được mời nhưng khi được mời họ luôn mang tâm tình cảm ơn lòng rộng lượng chủ tiệc dành cho họ. Vì thế họ hân hoan đón mừng lời mời và mong chờ ngày đó đến để chung vui với chủ. Người quyền thế coi nơi công cộng là chốn họ được ca tụng, trọng vọng. Với người nghèo nơi công cộng là nhà. Họ có quá nhiều kinh nghiệm bị xua đuổi, lùng bắt của kẻ thừa hành quyền thế. Họ không dùng nơi công cộng để được khen ngợi, ca tụng.
Tâm tình đơn sơ, lối sống đơn giản, tấm lòng khiêm nhường cộng với lòng biết ơn của người nghèo, tàn tật, đui, câm điếc là thái độ phải có cho những ai muốn tham dự tiệc cưới nước trời. Đức Kitô là chủ tiệc cưới mời những tâm hồn đơn sơ đó như là mẫu mực giúp ta học sống chân thành, yêu đời, yêu người. Đến với tiệc cưới nước trời để chung vui, hưởng an bình cho con tim, thảnh thơi cho tâm hồn, thoải mái cho thân xác là điều chủ tiệc muốn mọi người tham dự có được. Vì thế món quà mang đến tiệc cưới nước trời chính là tấm lòng đơn sơ, khiêm nhường.
Lm Vũđình Tuờng
TiengChuong.org