Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh Mẹ Têrêsa ngày Chúa Nhật 4/9/2016, và tuyên phong hiển thánh cho một nhân vật của thế kỷ 20 nổi danh về mục vụ cho người nghèo khó và hấp hối. Vụ phong thánh này còn cho thấy có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc phong thánh trong triều đại của ngài.
Các thần học gia và các nhà theo dõi các giáo hoàng nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang phong thánh với mức độ chưa từng thấy từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đấng được tuyên xưng là nhà vô địch phong thánh trong Giáo Hội. Trong ba năm rưỡi làm giáo hoàng, ngài đã chủ sự trên 20 vụ phong thánh – 11 lần hơn Đức Biển Đức XVI, người tiền nhiệm, vào cùng thời điểm trong triều đại. Nếu chúng ta xét đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho 813 vị tử đạo người Ý thuộc thế kỷ 15, thì ngài đã chiếm vị thế vô địch – một kỷ lục chính ngài cũng đã vui vẻ công nhận.
Không hẳn con số là điều đáng kể, nhưng trong vài trường hợp tốc độ nhanh chóng và phương cách lại còn đáng chú ý hơn, vì ngài cũng sẵn sáng cứu xét nguyên nhân phong thánh cho những ứng viên có vấn đề mâu thuẫn. Do đó có người cho rằng đã có quá nhiều người được phong thánh, và thể thức phong thánh có vẻ quá rẻ tiền.
Theo Austen Iverreigh, tác giả “The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope”: “Tôi nghĩ rằng Đức Benedict XVI đã cố ý làm cho việc phong thánh chậm trễ hơn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tái thiết nhịp độ nhanh như trước.”
Trong Giáo Hội Công Giáo thể thức phong thánh có thể kéo dài hàng chục năm. Vậy mà Mẹ Têrêsa được chính thức tuyên phong là Thánh Têrêsa Calcutta – đã đạt được vị thế này trong thời gian khá nhanh chóng là 19 năm sau khi qua đời.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự ba vụ phong thánh nhanh chóng nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại – Vụ Mẹ Têrêsa, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một nữ tu Tây Ban Nha qua đời năm 1998, và được phong thánh năm ngoái.
Có người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có vẻ lưu tâm đến các ứng viên phản ảnh sự chú tâm của ngài đến sự bất bình đẳng, lòng thương xót và thảm trạng của người nghèo khó. Chẳng hạn việc phong chân phước năm ngóai cho Đức Cha Oscar Romeo, một Giám mục Salvador bị ám sát năm 1980.
Đức Cha Romeo bị một số người cho là thiên tả tại Salvador quê hương của ngài, và nguyên nhân phong thánh đã bị trì hoãn nhiều năm. Nhưng năm 2013, chỉ sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức. một giới chức cao cấp của Vatican đã cho hay là vụ này đã được ngài giải tỏa. Ngài tuyên bố một năm sau: “Điều này hết sức quan trọng và phải xúc tiến nhanh chóng.”
Có người chỉ trích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang chơi lá bài “mục vụ chính trị”, tuy nhiên nhiều người lại khẳng định rằng ngài không chọn các thánh theo ý riêng, và thủ tục phong thánh không cho phép được làm như vậy. Đức Thánh Cha có thể đẩy cho các ứng viên được nhanh lên hay làm chậm lại nhưng ngài không tự ý lựa chọn. Cha Robert Sarno, một giới chức cao cấp trong Bộ Phong Thánh nói: “Đức Thánh Cha có quyền tiên quyết, nhưng ngài không làm việc trong môi trường ‘chân không’. Ngài không đi ngược dòng lịch sử để kiếm tìm các vị thánh.”
Nhiều học giả Công Giáo lại coi việc phong thánh nhanh chóng có lợi ích hơn, nhất là trong trường hợp của Mẹ Têrêsa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là hai người gần gũi với đời sống của người Công Giáo hiện đại.
Thay vì phải học hỏi về đời sống của các vị này qua các tài liệu sách vở, các sinh viên có thể chỉ cần xem lại các cuộc phỏng vấn truyền hình trên Youtube. Nhiều người Công Giáo có thể nhớ lại một cách sống động, những Thánh Lễ vĩ đại và sốt sắng tại các sân vận động của Gioan Phaolô II.
Manfred Becker-Hubert, một thần học gia tại Đại Học Triết Thần Vallendar, Đức Quốc nói: “Các vị này sống trong cùng hoàn cảnh với chúng ta, vì thế họ gần gũi chúng ta hơn. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta. Một người như Mẹ Têrêsa có thể khiến cho mọi người tôn kính mà còn khiến cho họ thay đổi đời sống nữa.”
Đa số ứng viên thông thường phải có hai phép lạ đã được kiểm chứng. Trong trường hợp Mẹ Têrêsa Thánh Gioan Phaolô II lúc đầu đã bỏ qua nguyên tắc năm năm, khiến cho nguyên nhân của Mẹ được xúc tiến. Mặc dầu phép lạ thứ hai - một phụ nữ Ba Tây được khỏi bệnh ung thư màng óc, được cho là xẩy ra năm 2008 nhưng các giới chức Tòa Thánh chỉ được biết năm 2013 sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ba Tây.
Trong các trường hợp khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bỏ qua quy tắc hai phép lạ - chỉ cần một hay không cần phép lạ - không ít ra dưới tám lần. trong các trường hợp được lựa chọn để cho việc phong thánh được nhanh chóng hơn. Trong đó có trường hợp của Cha Peter Faber, một sáng lập viên của Dòng Tên, và được ngài coi là một vị anh hùng của mình. Ngài đã phong thánh cho Cha Faber vào ngày sinh nhật của ngài, và đã cho nguyệt san Catholic Magazine of America biết lý do ngài thấy Cha Faber xứng đáng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Vì các cuộc đối thọai của Cha Faber với tất cả mọi người, ngay cả với đối thủ của ngài, lòng sốt mến giản dị, có thể có đôi chút ngây thơ, sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người ngay tức khắc, việc xét mình thật kỹ lưỡng để nhận định, và sự kiện ngài là con người có thể lấy những quyết định mạnh mẽ, nhưng cũng có thể hết sức dịu hiền và yêu thương.”
(Chuyển ngữ bài của Anthony Faiola đăng trên Washington Post ngảy 3 tháng 9, 2016.)
Các thần học gia và các nhà theo dõi các giáo hoàng nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang phong thánh với mức độ chưa từng thấy từ thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đấng được tuyên xưng là nhà vô địch phong thánh trong Giáo Hội. Trong ba năm rưỡi làm giáo hoàng, ngài đã chủ sự trên 20 vụ phong thánh – 11 lần hơn Đức Biển Đức XVI, người tiền nhiệm, vào cùng thời điểm trong triều đại. Nếu chúng ta xét đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô phong thánh cho 813 vị tử đạo người Ý thuộc thế kỷ 15, thì ngài đã chiếm vị thế vô địch – một kỷ lục chính ngài cũng đã vui vẻ công nhận.
Không hẳn con số là điều đáng kể, nhưng trong vài trường hợp tốc độ nhanh chóng và phương cách lại còn đáng chú ý hơn, vì ngài cũng sẵn sáng cứu xét nguyên nhân phong thánh cho những ứng viên có vấn đề mâu thuẫn. Do đó có người cho rằng đã có quá nhiều người được phong thánh, và thể thức phong thánh có vẻ quá rẻ tiền.
Theo Austen Iverreigh, tác giả “The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope”: “Tôi nghĩ rằng Đức Benedict XVI đã cố ý làm cho việc phong thánh chậm trễ hơn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn tái thiết nhịp độ nhanh như trước.”
Trong Giáo Hội Công Giáo thể thức phong thánh có thể kéo dài hàng chục năm. Vậy mà Mẹ Têrêsa được chính thức tuyên phong là Thánh Têrêsa Calcutta – đã đạt được vị thế này trong thời gian khá nhanh chóng là 19 năm sau khi qua đời.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự ba vụ phong thánh nhanh chóng nhất trong lịch sử Giáo Hội hiện đại – Vụ Mẹ Têrêsa, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một nữ tu Tây Ban Nha qua đời năm 1998, và được phong thánh năm ngoái.
Có người cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có vẻ lưu tâm đến các ứng viên phản ảnh sự chú tâm của ngài đến sự bất bình đẳng, lòng thương xót và thảm trạng của người nghèo khó. Chẳng hạn việc phong chân phước năm ngóai cho Đức Cha Oscar Romeo, một Giám mục Salvador bị ám sát năm 1980.
Đức Cha Romeo bị một số người cho là thiên tả tại Salvador quê hương của ngài, và nguyên nhân phong thánh đã bị trì hoãn nhiều năm. Nhưng năm 2013, chỉ sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nhậm chức. một giới chức cao cấp của Vatican đã cho hay là vụ này đã được ngài giải tỏa. Ngài tuyên bố một năm sau: “Điều này hết sức quan trọng và phải xúc tiến nhanh chóng.”
Có người chỉ trích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang chơi lá bài “mục vụ chính trị”, tuy nhiên nhiều người lại khẳng định rằng ngài không chọn các thánh theo ý riêng, và thủ tục phong thánh không cho phép được làm như vậy. Đức Thánh Cha có thể đẩy cho các ứng viên được nhanh lên hay làm chậm lại nhưng ngài không tự ý lựa chọn. Cha Robert Sarno, một giới chức cao cấp trong Bộ Phong Thánh nói: “Đức Thánh Cha có quyền tiên quyết, nhưng ngài không làm việc trong môi trường ‘chân không’. Ngài không đi ngược dòng lịch sử để kiếm tìm các vị thánh.”
Nhiều học giả Công Giáo lại coi việc phong thánh nhanh chóng có lợi ích hơn, nhất là trong trường hợp của Mẹ Têrêsa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là hai người gần gũi với đời sống của người Công Giáo hiện đại.
Thay vì phải học hỏi về đời sống của các vị này qua các tài liệu sách vở, các sinh viên có thể chỉ cần xem lại các cuộc phỏng vấn truyền hình trên Youtube. Nhiều người Công Giáo có thể nhớ lại một cách sống động, những Thánh Lễ vĩ đại và sốt sắng tại các sân vận động của Gioan Phaolô II.
Manfred Becker-Hubert, một thần học gia tại Đại Học Triết Thần Vallendar, Đức Quốc nói: “Các vị này sống trong cùng hoàn cảnh với chúng ta, vì thế họ gần gũi chúng ta hơn. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta. Một người như Mẹ Têrêsa có thể khiến cho mọi người tôn kính mà còn khiến cho họ thay đổi đời sống nữa.”
Đa số ứng viên thông thường phải có hai phép lạ đã được kiểm chứng. Trong trường hợp Mẹ Têrêsa Thánh Gioan Phaolô II lúc đầu đã bỏ qua nguyên tắc năm năm, khiến cho nguyên nhân của Mẹ được xúc tiến. Mặc dầu phép lạ thứ hai - một phụ nữ Ba Tây được khỏi bệnh ung thư màng óc, được cho là xẩy ra năm 2008 nhưng các giới chức Tòa Thánh chỉ được biết năm 2013 sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ba Tây.
Trong các trường hợp khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bỏ qua quy tắc hai phép lạ - chỉ cần một hay không cần phép lạ - không ít ra dưới tám lần. trong các trường hợp được lựa chọn để cho việc phong thánh được nhanh chóng hơn. Trong đó có trường hợp của Cha Peter Faber, một sáng lập viên của Dòng Tên, và được ngài coi là một vị anh hùng của mình. Ngài đã phong thánh cho Cha Faber vào ngày sinh nhật của ngài, và đã cho nguyệt san Catholic Magazine of America biết lý do ngài thấy Cha Faber xứng đáng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Vì các cuộc đối thọai của Cha Faber với tất cả mọi người, ngay cả với đối thủ của ngài, lòng sốt mến giản dị, có thể có đôi chút ngây thơ, sự sẵn sàng giúp đỡ mọi người ngay tức khắc, việc xét mình thật kỹ lưỡng để nhận định, và sự kiện ngài là con người có thể lấy những quyết định mạnh mẽ, nhưng cũng có thể hết sức dịu hiền và yêu thương.”
(Chuyển ngữ bài của Anthony Faiola đăng trên Washington Post ngảy 3 tháng 9, 2016.)