Trong số báo ngày 15 tháng Chín vừa qua của tờ Washington Post, nữ ký giả Julie Zauzmer cho rằng tôn giáo là một doanh nghiệp lớn. Nhưng mà lớn cỡ nào? Một cuộc nghiên cứu mới do một nhóm chuyên viên gồm hai cha con công bố hôm thứ Tư, 14 tháng Chín, dưới hình thức một bài báo, cho hay: doanh nghiệp này lớn hơn cả Facebook, Google và Apple cộng lại.
Bài báo đăng trên tờ Interdisciplinary Journal of Research on Religion (Tạp Chí Liên Khoa Nghiên Cứu về Tôn Giáo) nói rằng thu nhập hàng năm của các doanh nghiệp có cơ sở đức tin, không phải chỉ của các nhà thờ mà còn của các bệnh viện, trường học, các cơ quan bác ái và cả các nhạc sĩ tin mừng và các nhà chế tạo thực phẩm halal (Hồi Giáo) là 378 tỷ đôla một năm. Ấy là chưa tính sự phát đạt của việc mua sắm mùa Giáng Sinh.
Brian Grim của Đại Học Georgetown và Melissa Grim của Newseum, trong một cuộc nghiên cứu được tổ chức Faith Counts, một tổ chức chuyên cổ vũ các giá trị tôn giáo, tài trợ, đã công bố một bảng chiết tính dài 31 trang cho thấy mọi cách qua đó, tôn giáo đã góp phần vào nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào.
Khoản thu nhập lớn nhất trong số 378 tỷ đôla này là của các hệ thống chăm sóc sức khỏe thống thuộc các tôn giáo. Các nhóm tôn giáo này điều hành nhiều bệnh viện tại Hoa Kỳ; các hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng của Công Giáo mà thôi đã chiếm 1 trong 6 giường bệnh của cả nước rồi.
Rồi còn có các nhà thờ và cộng đoàn nữa. Dựa vào các cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ trước đây, cha con ông Grim đã xem xét 344,894 cộng đoàn thuộc 236 hệ phái tôn giáo khác nhau (217 hệ phái Kitô Giáo, số còn lại là của các tôn giáo khác như Thần Giáo, Lão Giáo, Zoroastrian…). Tính tổng cộng, thành viên của các cộng đoàn này chiếm tới 50 phần trăm dân số Hoa Kỳ. Thu nhập trung bình hàng năm của một cộng đoàn này là 242,910 đôla.
Phần lớn thu nhập trên là do các thành viên dâng cúng. Như thế, quả người Hoa Kỳ đã dâng cúng cho các cộng đoàn tôn giáo của họ mỗi năm 74.5 tỷ đôla.
Các cơ quan bác ái tôn giáo cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Theo bản nghiên cứu này, Lutheran Services of America là cơ quan bác ái tôn giáo lớn nhất với thu nhập điều hành hàng năm lên tới 21 tỷ đôla. Bản nghiên cứu liệt kê thêm 17 cơ quan bác ái tôn giáo khác trong số 50 cơ quan bác ái lớn nhất của Hoa Kỳ theo tạp chí Forbes, với thu nhập từ 300 triệu đôla (Cross International) tới 6 tỷ 6 đôla (YMCA USA).
Hầu hết các cơ quan bác ái đều là của Kitô Giáo, ngoại trừ Ủy Ban Phân Phối Hỗn Hợp Mỹ Do Thái (American Jewish Joint Distribution Committee), với thu nhập điều hành hàng năm 400 triệu đôla.
Thu nhập tôn giáo cũng bao gồm các cao đẳng và đại học tôn giáo, nơi các sinh viên đóng hơn 46 tỷ 7 đôla học phí hàng năm. Con số trên cũng bao gồm các thu nhập về học phí ở các trường tiểu và trung học, ngành sách vở Kitô Giáo, tiền bán âm nhạc Kitô Giáo, hệ thống truyền hình EWTN và CBN và 1 tỷ 9 đôla của kỹ nghệ thực phẩm halal. Bản nghiên cứu cũng kể 12 tỷ rưỡi đôla tiền bán thực phẩm ăn chay cổ điển của người Do Thái (kosher), không kể 300 tỷ đôla tiền bán các thực phẩm có chứng nhận hợp tiêu chuẩn kosher được người không theo Do Thái Giáo mua dùng.
Bản nghiên cứu còn đề nghị nhiều cách khác để người ta tính phần đóng góp của các tôn giáo vào nền kinh tế Hoa Kỳ, như thu nhập của các doanh nghiệp có liên hệ tới đức tin như Hobby Lobby và Chick-fil-A, lợi tức thu tại rạp của các phim ăn khách như “Trời có thật” (“Heaven Is for Real”) và cả lợi tức gia hộ của hàng triệu người Hoa Kỳ đang điều hành sinh hoạt tài chánh của họ theo các nguyên tắc hướng dẫn của đức tin.
Nhưng chỉ tính tới thu nhập trực tiếp của các cơ sở kinh doanh của nó, tôn giáo hiện được kể là có thu nhập khá cao trong nền kinh tế 16 ngàn tỷ đôla GDP của cả nước, lớn hơn bất cứ tổ hợp đại công ty nào.
Bài báo đăng trên tờ Interdisciplinary Journal of Research on Religion (Tạp Chí Liên Khoa Nghiên Cứu về Tôn Giáo) nói rằng thu nhập hàng năm của các doanh nghiệp có cơ sở đức tin, không phải chỉ của các nhà thờ mà còn của các bệnh viện, trường học, các cơ quan bác ái và cả các nhạc sĩ tin mừng và các nhà chế tạo thực phẩm halal (Hồi Giáo) là 378 tỷ đôla một năm. Ấy là chưa tính sự phát đạt của việc mua sắm mùa Giáng Sinh.
Brian Grim của Đại Học Georgetown và Melissa Grim của Newseum, trong một cuộc nghiên cứu được tổ chức Faith Counts, một tổ chức chuyên cổ vũ các giá trị tôn giáo, tài trợ, đã công bố một bảng chiết tính dài 31 trang cho thấy mọi cách qua đó, tôn giáo đã góp phần vào nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào.
Khoản thu nhập lớn nhất trong số 378 tỷ đôla này là của các hệ thống chăm sóc sức khỏe thống thuộc các tôn giáo. Các nhóm tôn giáo này điều hành nhiều bệnh viện tại Hoa Kỳ; các hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng của Công Giáo mà thôi đã chiếm 1 trong 6 giường bệnh của cả nước rồi.
Rồi còn có các nhà thờ và cộng đoàn nữa. Dựa vào các cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ trước đây, cha con ông Grim đã xem xét 344,894 cộng đoàn thuộc 236 hệ phái tôn giáo khác nhau (217 hệ phái Kitô Giáo, số còn lại là của các tôn giáo khác như Thần Giáo, Lão Giáo, Zoroastrian…). Tính tổng cộng, thành viên của các cộng đoàn này chiếm tới 50 phần trăm dân số Hoa Kỳ. Thu nhập trung bình hàng năm của một cộng đoàn này là 242,910 đôla.
Phần lớn thu nhập trên là do các thành viên dâng cúng. Như thế, quả người Hoa Kỳ đã dâng cúng cho các cộng đoàn tôn giáo của họ mỗi năm 74.5 tỷ đôla.
Các cơ quan bác ái tôn giáo cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Theo bản nghiên cứu này, Lutheran Services of America là cơ quan bác ái tôn giáo lớn nhất với thu nhập điều hành hàng năm lên tới 21 tỷ đôla. Bản nghiên cứu liệt kê thêm 17 cơ quan bác ái tôn giáo khác trong số 50 cơ quan bác ái lớn nhất của Hoa Kỳ theo tạp chí Forbes, với thu nhập từ 300 triệu đôla (Cross International) tới 6 tỷ 6 đôla (YMCA USA).
Hầu hết các cơ quan bác ái đều là của Kitô Giáo, ngoại trừ Ủy Ban Phân Phối Hỗn Hợp Mỹ Do Thái (American Jewish Joint Distribution Committee), với thu nhập điều hành hàng năm 400 triệu đôla.
Thu nhập tôn giáo cũng bao gồm các cao đẳng và đại học tôn giáo, nơi các sinh viên đóng hơn 46 tỷ 7 đôla học phí hàng năm. Con số trên cũng bao gồm các thu nhập về học phí ở các trường tiểu và trung học, ngành sách vở Kitô Giáo, tiền bán âm nhạc Kitô Giáo, hệ thống truyền hình EWTN và CBN và 1 tỷ 9 đôla của kỹ nghệ thực phẩm halal. Bản nghiên cứu cũng kể 12 tỷ rưỡi đôla tiền bán thực phẩm ăn chay cổ điển của người Do Thái (kosher), không kể 300 tỷ đôla tiền bán các thực phẩm có chứng nhận hợp tiêu chuẩn kosher được người không theo Do Thái Giáo mua dùng.
Bản nghiên cứu còn đề nghị nhiều cách khác để người ta tính phần đóng góp của các tôn giáo vào nền kinh tế Hoa Kỳ, như thu nhập của các doanh nghiệp có liên hệ tới đức tin như Hobby Lobby và Chick-fil-A, lợi tức thu tại rạp của các phim ăn khách như “Trời có thật” (“Heaven Is for Real”) và cả lợi tức gia hộ của hàng triệu người Hoa Kỳ đang điều hành sinh hoạt tài chánh của họ theo các nguyên tắc hướng dẫn của đức tin.
Nhưng chỉ tính tới thu nhập trực tiếp của các cơ sở kinh doanh của nó, tôn giáo hiện được kể là có thu nhập khá cao trong nền kinh tế 16 ngàn tỷ đôla GDP của cả nước, lớn hơn bất cứ tổ hợp đại công ty nào.