HÀ NỘI -- Tin từ Việt Nam cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày hôm qua 18/6, đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp lệnh này gồm 6 chương, 41 điều, có hiệu lực từ ngày 15/11/2004. thêm vào đó còn qui định một số Nghị quyết quan trọng khác liên quan tới việc sử dụng cơ sở tôn giáo.
Theo một số ý kiến của đại biểu đưa ra trong cuộc thảo luận về Pháp Lệnh này, xem ra thật tức cười và ngây ngô, hơn thế còn nó còn chứng tỏ khả năng hiểu biết nông cạn về lý luận và tôn giáo của những nhà làm luật tại Việt Nam.
Chẳng hạn, tờ VietnamNet cho biết như sau: "Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt đề nghị bổ sung vào Điều 8 của Pháp lệnh nội dung "không được truyền đạo trái phép, trái pháp luật". Phép gì đây? Luật gì đây? Hiến pháp Việt Nam nêu là:" công dân Việt Nam được tự do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng", nhưng Quốc Hội lại nói là không được truyền đạo trái phép, có nghĩa là truyện gì cũng phải xin phép hay sao? Hay là dùng câu này để buộc tội kết án tất cả những gì mà Đảng CSVN không muốn?... Luật gì mà hàm hồ như vậy!
Còn Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão cho rằng: "nên làm rõ quy định cấm 'truyền đạo tại nhà'. " Vậy có nghĩa là tại gia đình không được dạy bảo con cái về đạo hay sao? Và nếu như vậy thì còn gì là tự do tôn giáo? Hay là dùng câu này để cho con cái đấu tố cha mẹ, cha mẹ buộc tội con cái?
Ý kiến ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mới lạ lùng chứ, ông nói: "Về việc tồn tại trang web truyền đạo trên mạng Internet, là trái với quy định tại Pháp lệnh này". Đang thời buổi muốn canh tân đất nước, muốn tiến vào thị trường kinh tế, muốn mở rộng quan hệ với quốc tế mà một chủ tịch quốc Hội, sợ tôn giáo đến nỗi muốn bịt miệng dân chúng nói về tôn giáo. Như vậy thì hỏi rằng "cái đất nước này văn minh rừng rú" đến cỡ nào?
Một điều lạ lùng hơn nữa là Quy định nói rằng "cấm người 'đang chấp hành án phạt tù' truyền đạo và nêu nên các hình thức hình thức bị quản chế". Người ở tù dưới chế độ CSVN thì làm sao mà truyền giáo được, ngay cả công dân tự do của đất nước mà còn bị cấm cách đủ điều thì thử hỏi điều luật này có giá trị gì hay không?
Quy định mới còn ghi thêm rằng: ''khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải có sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh", có thành viên Ủy ban cho rằng chỉ cần sự đồng ý của cấp huyện. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đề nghị quy định rõ việc cấp quyền sử dụng đất cho cơ sở tín ngưỡng. Vì theo Luật Đất đai năm 2003, chỉ những cơ sở tín ngưỡng ''đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ'' được cấp quyền sử dụng đất.
Được biết hôm qua, sau khi thảo luận, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo một số ý kiến của đại biểu đưa ra trong cuộc thảo luận về Pháp Lệnh này, xem ra thật tức cười và ngây ngô, hơn thế còn nó còn chứng tỏ khả năng hiểu biết nông cạn về lý luận và tôn giáo của những nhà làm luật tại Việt Nam.
Chẳng hạn, tờ VietnamNet cho biết như sau: "Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt đề nghị bổ sung vào Điều 8 của Pháp lệnh nội dung "không được truyền đạo trái phép, trái pháp luật". Phép gì đây? Luật gì đây? Hiến pháp Việt Nam nêu là:" công dân Việt Nam được tự do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng", nhưng Quốc Hội lại nói là không được truyền đạo trái phép, có nghĩa là truyện gì cũng phải xin phép hay sao? Hay là dùng câu này để buộc tội kết án tất cả những gì mà Đảng CSVN không muốn?... Luật gì mà hàm hồ như vậy!
Còn Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão cho rằng: "nên làm rõ quy định cấm 'truyền đạo tại nhà'. " Vậy có nghĩa là tại gia đình không được dạy bảo con cái về đạo hay sao? Và nếu như vậy thì còn gì là tự do tôn giáo? Hay là dùng câu này để cho con cái đấu tố cha mẹ, cha mẹ buộc tội con cái?
Ý kiến ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An mới lạ lùng chứ, ông nói: "Về việc tồn tại trang web truyền đạo trên mạng Internet, là trái với quy định tại Pháp lệnh này". Đang thời buổi muốn canh tân đất nước, muốn tiến vào thị trường kinh tế, muốn mở rộng quan hệ với quốc tế mà một chủ tịch quốc Hội, sợ tôn giáo đến nỗi muốn bịt miệng dân chúng nói về tôn giáo. Như vậy thì hỏi rằng "cái đất nước này văn minh rừng rú" đến cỡ nào?
Một điều lạ lùng hơn nữa là Quy định nói rằng "cấm người 'đang chấp hành án phạt tù' truyền đạo và nêu nên các hình thức hình thức bị quản chế". Người ở tù dưới chế độ CSVN thì làm sao mà truyền giáo được, ngay cả công dân tự do của đất nước mà còn bị cấm cách đủ điều thì thử hỏi điều luật này có giá trị gì hay không?
Quy định mới còn ghi thêm rằng: ''khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải có sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh", có thành viên Ủy ban cho rằng chỉ cần sự đồng ý của cấp huyện. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đề nghị quy định rõ việc cấp quyền sử dụng đất cho cơ sở tín ngưỡng. Vì theo Luật Đất đai năm 2003, chỉ những cơ sở tín ngưỡng ''đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ'' được cấp quyền sử dụng đất.
Được biết hôm qua, sau khi thảo luận, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.