ĐHY Pietro Parolin sẽ đến Colombia làm nhân chứng hiệp định hòa bình
Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh ngoại trưởng Vatican - sẽ đến đất nước Colombia vào ngày 26 tháng 9 sắp tới để chứng kiến việc ký hiệp định hòa bình rất được chờ đợi giữa chính phủ Colombia và phiến quân Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).
Kế hoạch này vừa được công bố hôm Thứ Hai, theo đó, Đức Hồng Y Parolin sẽ đến Cartagena dự lễ ký hiệp định hòa bình, vốn đã được chính phủ của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và nhóm phiến quân lớn nhất nước này là FARC thỏa thuận vào ngày 24 tháng 8 vừa qua.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ kết thúc cuộc xung đột kéo dài suốt 52 năm ở đất nước vùng Nam Mỹ này. Nó sẽ được ký kết ngày 26 tháng 9 với sự chứng kiến của nhiều đoàn ngoại giao và sau đó sẽ trình công khai cho người dân Colombia vào ngày 2 tháng 10.
Đức Hồng Y Parolin sẽ hiện diện tại lễ ký hiệp định, ngay sau chuyến thăm của ngài đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York từ ngày 13 đến 26 tháng 9 với tư cách là quan sát viên đại diện Tòa Thánh. Hôm 19 tháng 9 vừa qua, ngài cũng đã phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh về người tị nạn và di dân của Đại hội đồng, dự kiến ngài sẽ lưu lại một tuần trước khi đến Colombia.
Nhiều người đã hoan nghênh hiệp định hòa bình này, nhưng vẫn có một số người - bao gồm cả cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe - than phiền rằng nó đã quá nhân nhượng với FARC.
Theo hiệp định, một số lãnh đạo của FARC sẽ có ghế trong chính phủ, đổi lại họ phải giải trừ quân bị, chấm dứt các cuộc bắt cóc và buôn ma túy.
Một thông cáo của Vatican hôm 31 tháng 8 cho biết, khi hiệp định được ký kết sơ bộ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của cá nhân ngài.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại sự ủng hộ của ngài cho mục tiêu hòa bình và hòa giải đã đạt được của toàn dân đất nước Colombia, vốn là trung tâm của nền văn hóa Mỹ Latinh, dưới ánh sáng của nhân quyền và các giá trị Kitô giáo", thông cáo này viết có chữ ký của Đức Hồng Y Parolin.
Nhưng hôm 12 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chối lời mời ngài đề cử một đại diện cho ủy ban Phán Quyết Đặc biệt về Hòa bình Colombia, ngài giải thích rằng "ơn gọi phổ quát của Giáo Hội và sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô là làm mục tử Dân Chúa, vì vậy để cho một bên khác đảm trách nhiệm vụ này thì sẽ thích hợp hơn".
Đất nước Colombia sẽ có một lệnh ngừng bắn, hiệu lực ngay sau khi hiệp định hòa bình được ký kết.
Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Colombia gồm khoảng 80 người để kiểm tra và giám sát hiệp định hòa bình. Sau khi ký kết ngày 26 tháng 9, con số này sẽ tăng lên 200 người.
Từ năm 1964, đã có đến 260.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản trong cuộc nội chiến Colombia. Kể từ năm 2012, phiến quân theo chủ nghĩa Mác-xít FARC và chính phủ Colombia đã được mời tham gia đàm phán hòa bình ở nước trung gian Cuba. (CNS)
Chân Phương
Đức Hồng Y Pietro Parolin - Quốc Vụ Khanh ngoại trưởng Vatican - sẽ đến đất nước Colombia vào ngày 26 tháng 9 sắp tới để chứng kiến việc ký hiệp định hòa bình rất được chờ đợi giữa chính phủ Colombia và phiến quân Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC).
Kế hoạch này vừa được công bố hôm Thứ Hai, theo đó, Đức Hồng Y Parolin sẽ đến Cartagena dự lễ ký hiệp định hòa bình, vốn đã được chính phủ của Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và nhóm phiến quân lớn nhất nước này là FARC thỏa thuận vào ngày 24 tháng 8 vừa qua.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ kết thúc cuộc xung đột kéo dài suốt 52 năm ở đất nước vùng Nam Mỹ này. Nó sẽ được ký kết ngày 26 tháng 9 với sự chứng kiến của nhiều đoàn ngoại giao và sau đó sẽ trình công khai cho người dân Colombia vào ngày 2 tháng 10.
Đức Hồng Y Parolin sẽ hiện diện tại lễ ký hiệp định, ngay sau chuyến thăm của ngài đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York từ ngày 13 đến 26 tháng 9 với tư cách là quan sát viên đại diện Tòa Thánh. Hôm 19 tháng 9 vừa qua, ngài cũng đã phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh về người tị nạn và di dân của Đại hội đồng, dự kiến ngài sẽ lưu lại một tuần trước khi đến Colombia.
Nhiều người đã hoan nghênh hiệp định hòa bình này, nhưng vẫn có một số người - bao gồm cả cựu Tổng thống Colombia Alvaro Uribe - than phiền rằng nó đã quá nhân nhượng với FARC.
Theo hiệp định, một số lãnh đạo của FARC sẽ có ghế trong chính phủ, đổi lại họ phải giải trừ quân bị, chấm dứt các cuộc bắt cóc và buôn ma túy.
Một thông cáo của Vatican hôm 31 tháng 8 cho biết, khi hiệp định được ký kết sơ bộ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ sự ủng hộ của cá nhân ngài.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại sự ủng hộ của ngài cho mục tiêu hòa bình và hòa giải đã đạt được của toàn dân đất nước Colombia, vốn là trung tâm của nền văn hóa Mỹ Latinh, dưới ánh sáng của nhân quyền và các giá trị Kitô giáo", thông cáo này viết có chữ ký của Đức Hồng Y Parolin.
Nhưng hôm 12 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chối lời mời ngài đề cử một đại diện cho ủy ban Phán Quyết Đặc biệt về Hòa bình Colombia, ngài giải thích rằng "ơn gọi phổ quát của Giáo Hội và sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô là làm mục tử Dân Chúa, vì vậy để cho một bên khác đảm trách nhiệm vụ này thì sẽ thích hợp hơn".
Đất nước Colombia sẽ có một lệnh ngừng bắn, hiệu lực ngay sau khi hiệp định hòa bình được ký kết.
Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Colombia gồm khoảng 80 người để kiểm tra và giám sát hiệp định hòa bình. Sau khi ký kết ngày 26 tháng 9, con số này sẽ tăng lên 200 người.
Từ năm 1964, đã có đến 260.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản trong cuộc nội chiến Colombia. Kể từ năm 2012, phiến quân theo chủ nghĩa Mác-xít FARC và chính phủ Colombia đã được mời tham gia đàm phán hòa bình ở nước trung gian Cuba. (CNS)
Chân Phương