Đức Hồng Y trình bày những hành động nào nên được áp dụng.
NEW YORK -- Đức Hồng Y Avery Dulles khuyến khích các Đức Giám Mục Hoa Kỳ nên có cuộc đối thoại với những chính trị giáo Công Giáo cứng đầu về vai trò luân lý của họ trước khi khuyên họ không nên lên rước lễ.
Đức Hồng Y Dulles là một vị giáo sư chuyên về tôn giáo và xã hội tại trường Đại Học Fordham, đã chia sẽ với hãng thông tấn Công Giáo Zenit về những bước quan trọng cần phải được đem ra áp dụng để bảo vệ sự sống con người, bảo vệ các bí tích, bảo vệ những giảng dạy của Giáo Hội và để đáp trả với những chính trị gia ủng hộ phá thai.
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những bước tiến thực tễn mà một Giám Mục nên đem ra áp dụng để khuyến khích một chính trị gia người Công Giáo từ bỏ sự ủng hộ đối với việc phá thai, việc trợ tử và việc nghiên cứu các tế bào thai người?
Đức Hồng Y Dulles: Hành động đầu tiên, theo tôi, chính là phải đảm bảo rằng những chính trị gia này hiểu được học thuyết của Giáo Hội và những lý do của học thuyết đó. Rất nhiều chính trị gia, cũng giống như đại đa số các tín hữu Công Giáo Mỹ, dường như không biết rằng việc phá thai và trợ tử chính là những vi phạm nghiêm trọng về quyền sự sống, vốn là quyền không có thể chuyển nhượng được. Đây không chỉ là những vấn đề của “Giáo Hội” mà thôi, mà chúng còn được chi phối bởi luật lệ tự nhiên của Thiên Chúa, được áp dụng co toàn thể nhân loại. Quyền sự sống là một trong những quyền cơ bản nhất của tất cả các quyền, vì lẽ nếu một người bị cướp đi sự sống, thì người đó chẳng còn có bất kỳ quyền nào cả.
Tự bản thân Giáo Hội không bao giờ đóng khép mình vào những luật lệ của dân sự, nhưng Giáo Hội có nhiệm vụ cảnh cáo những chính trị gia để các luật lệ được soạn thảo ra ủng hộ công lý, bao gồm cả những quyền của những trẻ chưa được sinh ra đời. Các Đức Giám Mục nên có cuộc đối thoại với các chính trị gia và những viên chức công quyền khác để nhắc nhở cho họ về những bổn phận về luân lý của họ.
Nếu, sau cuộc đối thoại, các Đức Giám Mục vẫn nhận thấy rằng những chính trị gia này vẫn cứng đầu cứng cổ chống lại những giảng dạy của Giáo Hội về những vấn đề này, thì các Ngài có thể khuyên hay ra lệnh cho những chính trị gia đó không được phép lên rước lễ, vì chưng, đó là một dấu chỉ theo tự nhiên về tình đoàn kết với Giáo Hội.
Những biện pháp khác cũng cần được xem xét tới, chẳng hạn như, các Đức Giám Mục có thể chỉ thị cho các giáo xứ và các tổ chức Công Giáo không được mời những chính trị gia này phát biểu tại các cơ sở của Giáo Hội, không giao cho họ bất kỳ vai trò nào trong phụng vụ cũng như không nên tôn vinh hay trao tặng những văn bằng danh dự cho họ.
(H): Thưa Đức Hồng Y, có một số người đã chất vấn rằng việc cứ khăng khăng về vấn đề phá thai trong khi đó còn có những vấn đề khác nữa như cuộc xung đột tại Irắc và án tử hình, vốn có nhiều mâu thuẩn giữa một số chính trị gia và quan điểm của Giáo Hội. Thế tại sao việc phá thai lại được chú trọng quá như vậy?
(T): Ba vấn đề mà anh vừa nêu là hoàn toàn khác nhau. Giáo Hội công nhận rằng có những lúc cuộc chiến tranh và án tử hình đều có những lý do chính đáng, mặc dầu những biện pháp đem ra thi hành là không được mong muốn và phải nên giảm thiểu một cách đáng kể. Vị đương kim Giáo Hoàng đã từng khẳng khái, và nói lên rất rõ rằng Ngài nghĩ một số cuộc chiến tranh và những cuộc hành quyết là rất sai trái và không cần thiết. Người Công Giáo sẽ phải tôn trọng điều này vì chưng đó là một phán đoán suy nghĩ có chiều sâu, rất thông thái của Đức Thánh Cha. Nhưng những người Công Giáo nào chấp nhận hoàn toàn học thuyết của Giáo Hội có thể đôi lúc bất đồng về việc liệu cuộc chiến hay án tử hình đó có thể được bảo vệ về mặt luân lý hay không.
Còn việc phá thai lại là một chuyện khác, vì nó liên tục cướp đi những mạng sống vô tội, việc phá thai trực tiếp không bao giờ có thể nào được lý giải hay biện minh cho được. Và khi nào nó còn liên quan đến nguyên tắc về luân lý, thì không thể có bất kỳ một cuộc tranh luận nào trong Giáo Hội. Việc giảng dạy của Giáo Hội vẫn cứ liên tục và dứt khoát.
Luật dân sự thì không nên cho phép, ít ra là không nên cổ võ cho những tội lỗi về luân lý như vậy. Nó nên bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm con người tới mức độ cao nhất có thể. Nhưng để đánh giá cách thức thực hiện, thì vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau.. Nếu như không thể đạt được đoạn văn cấm toàn bộ các vụ phá thai trong bộ luật, hoặc nếu một luật lệ như vậy không thể được thi hành, thì chí ích ra nên nổ lực để thông qua một bô luật nhằm giới hạn việc nhắm tới chuyện phá thai càng nhiều càng tốt trong khi tiếp tục hành động để đạt được công lý một cách trọn vẹn.
Chính trị, suy cho cùng, chỉ mang tính tương đối mà thôi, chứ không thể được lý tưởng hóa. Chỉ khi nào các nguyên tắc về luân lý được bảo tồn một cách rõ ràng, dứt khoát, thì các Đức Giám Mục và các chính trị gia sẽ cùng hợp tác đối thoại với nhau về những vấn đề mang tính chiến lược.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những mối rũi ro nếu Giáo Hội cứ kiên quyết áp dụng những hình phạt một cách nghiêm khắc hơn đối với các chính trị gia?
(T): Qua việc đề ra các hình phạt, Giáo Hội muốn tìm cách để bảo vệ các phép bí tích khỏi bị xem thường khi những người không xứng đáng lãnh nhận các phép bí tích này. Những chính trị gia cứng đầu cứng cổ vẫn thường hay muốn lên rước lễ như là cách để bộc lộ ra rằng họ vẫn là những người “Công Giáo gương mẫu,” trong khi đó, thực chất ra là họ xem trọng đảng chính trị của họ hơn cả chính đức tin của mình. Thế nhưng việc áp đặt những hình phạt như vậy sẽ mang lại ít nhất là ba mối rũi ro. Rũi ro trước hết là, các Đức Giám Mục có thể bị tố cáo một cách bất công về việc cố ép buộc lương tâm của các chính trị gia. Rũi ro thứ hai, chính là, người ta có thể dễ dàng tố cáo Giáo Hội qua việc cố gắng can thiệp vào tiến trình chính trị mà đất nước này tuỳ thuộc vào việc tự do bằng lòng với những gì đã bị chi phối. Và rũi ro cuối cùng, chính là Giáo Hội phạm phải vào một sai lầm là chọc giận các vị thẩm phán, các nhà lập pháp và các viên chức công quyền có thiện chí mà Giáo Hội rất cần cho những chương trình vì mục đích chung, chẳng hạn như sự ủng hộ về nền giáo dục Công Giáo và chăm sóc những người nghèo khổ. Và vì tất cả những lý do này, Giáo Hội ngần ngại kỷ luật các chính trị gia một cách công khai, thậm chí ngay cả khi vị trí của họ là không thể nào bảo vệ được về mặt luân lý rành rành ra đó.
Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là giảng dạy và thuyết phục. Giáo Hội cố gắng thuyết phục mọi tín hữu tham dự vào tiến trình chính trị với một lương tâm trong sáng và ngay thẳng. Các Đức Giám Mục hi vọng rằng các cử trị và chính phủ sẽ cùng nổ lực để dựng xây một xã hội mà mỗi một cuộc sống nhân loại đều được bảo vệ bởi luật lệ từ khi được thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên.
(H): Thưa Đức Hồng Y, có một hệ luận rằng: phải chăng Giáo Hội sẽ mất đi điều kiện được miễn thuế nếu như cứ nhấn mạnh đến vấn đề này? Liệu những hành động của các Đức Giám Mục có thể được xem như là về lý do chính trị hay không? Phải chăng, Giáo Hội có nghĩ đến điều đó không?
(T): Theo truyền thống, đất nước Hoa Kỳ nổi tiếng về sự tự do tôn giáo, do đó, quốc gia này có lẽ tiếp tục nhìn nhận ra quyền của Giáo Hội về việc lên tiếng những khía cạnh về luân lý của bộ luật dân sự và các chính sách công cộng. Giáo Hội Công Giáo, nhìn chung, cố gắng né tránh việc ủy thác bất kỳ một đảng chính trị nào hay bất kỳ một ứng viên nào ra tranh chức. Giáo Hội phải bảo vệ những nguyên tắc về luân lý trong đời sống chính trị, và do đó, nó cũng chẳng có liên quan gì cả đến điều kiện miễn thuế của Giáo Hội cũng như các tổ chức tôn giáo. Tôi chắc rằng, một số người đã hiểu lầm về vai trò hiển nhiên của tôn giáo trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền như thể là họ đã nghĩ rằng tôn giáo nên được loại ra khỏi cuộc sống công cộng. Về cụ thể điểm này, thì điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn được đưa ra nhằm tránh sự can thiệp của nhà nước vào Giáo Hội. Điều thứ Hai bảo đảm về quyền tự do của các giáo hội trong việc giảng dạy và thờ phượng theo đúng tín ngưỡng của tôn giáo mình. Để thi hành nhiệm vụ được trao phó bởi Thiên Chúa cho nhân loại về mặt luân lý và công bằng, thì Giáo Hội đã mang lại vô số lợi ích không thể nào kể được cho xã hội dân sự. Những người Kitô hữu phải nổ lực tối đa để cải chánh cho sự hiểu lầm thiếu xây dựng này và để bảo vệ quyền của các giáo hội trong việc giảng dạy và làm chứng cho những gì có liên quan đến đức tin.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo Ngài thì một linh mục sẽ nên cư xử thế nào khi phải diện đối với một chính trị gia cứng đầu cứng cổ mà ai nấy cũng đều biết đến khi người đó xuất hiện trong dòng người lên rước lễ?
(T): Thì trong tình huống như vậy, linh mục có rất ít chọn lựa. Thông thường, để tránh tạo ra cảnh khó xữ làm cắt ngang buổi lễ, thì vị linh mục ấy sẽ khó mà từ chối cho vị ấy rước lễ. Trong trường hợp không có một sắc lệnh chính thức về việc không cho người đó lãnh nhận các phép Bí Tích, thì hầu hết các linh mục sẽ rất cẩn thận trong việc từ chối người ấy. Nhiệm vụ chính tùy thuộc ở chổ là những người lên rước lễ phải nên xét mình cẩn thận trước khi lãnh nhận, như thánh Phaolô đã nói trong Thư thứ Nhất gởi cho tín hữu Côrintô, đoạn 11 từ câu 27 đến 29. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể hiểu được đích xác về linh hồn của người lên rước lễ vào lúc đó.
(H): Thưa Đức Hồng Y, một vài người quan sát tự hỏi tại sao bộ luật của Giáo Hội không có nêu ra việc từ chối cho rước lễ một người phụ nữ đã phá thai theo những điều kiện cụ thể, va cũng chẳng lãnh nhận hình phạt tương tự như hình phạt đối với một chính trị gia đã bỏ phiếu về việc trợ giúp tài chánh cho hàng ngàn vụ phá thai. Phải chăng, có một lổ hỏng trong bộ luật của Giáo Hội?
(T): Trong thần học về luân lý có một sự phân biệt quan trọng đáng chú ý giữa việc thực hiện hay nhờ ai đó thực hiện một hành động và cùng hợp tác để hành động đối với người khác. Nếu sự hợp tác đó chỉ là khái niệm, thì tầm ảnh hưởng của nó rất nhỏ. Để bỏ phiếu cho một đạo luật nhằm tài trợ cho các vụ phá thai, sẽ không được xem như là một tội trọng nhưng sẽ bị cảnh cáo vạ tuyệt thông theo Điều Luật 1398. Việc bỏ phiếu có thể bị tranh cải là cần thiết khi tài trợ cho việc phá thai chỉ là ngẫu nhiên mà thôi và không thể nào tách rời nó với đạo luật, thì trường hợp đó, là có thể chấp nhận được. Vấn nạn về mặt pháp lý của việc phá thai ở Hoa Kỳ không chỉ chủ yếu đến từ phía các nhà lập pháp mà là từ bộ máy tư pháp nhằm cố diễn dịch Hiến Pháp để hợp lý hóa việc phá thai về mặt dân sự theo yêu cầu cụ thể. Thì sự diễn dịch về Hiến Pháp như vậy, là hoàn toàn sai lầm và cần phải được sửa chữa lại.
(H): Thưa Đức Hồng Y, các chính trị gia và phần lớn các tín hữu xem hình phạt vạ tuyệt thông là như thế nào? Thì đâu là ý định của Giáo Hội với hình phạt này?
(T): Việc vạ tuyệt thông không phải là việc trục xuất khỏi Giáo Hội. Người bị vạ tuyệt thông sẽ vẫn còn là một người Công Giáo nhưng bị cấm không được lãnh nhận các phép bí tích cho đến khi hình phạt bị bãi bỏ bởi các giới chức có thẩm quyền trong Giáo Hội. Hình phạt về mặt thiêng liêng này, là hình phạt nghiêm trọng nhất mà Giáo Hội đưa ra, và như thế, nó được xem như là một giải pháp cuối cùng.
Trong những trường hợp cực kỳ quan trọng, Giáo Hội có bổn phận phải công bố rằng một người nào đó đã không còn hiệp thông với Giáo Hội nữa. Mục đích của việc vạ tuyệt thông như vậy là để bảo vệ các phép bí tích khỏi sự phỉ báng, coi thường và để ngăn chặn việc làm cho các tín hữu bị rối rắm về những điều phải giảng dạy của Giáo Hội, và để giúp cho người bị vạ tuyệt thông nên xem xét lại, để ăn năn, hối cãi, và để được chữa lành.
NEW YORK -- Đức Hồng Y Avery Dulles khuyến khích các Đức Giám Mục Hoa Kỳ nên có cuộc đối thoại với những chính trị giáo Công Giáo cứng đầu về vai trò luân lý của họ trước khi khuyên họ không nên lên rước lễ.
Đức Hồng Y Dulles là một vị giáo sư chuyên về tôn giáo và xã hội tại trường Đại Học Fordham, đã chia sẽ với hãng thông tấn Công Giáo Zenit về những bước quan trọng cần phải được đem ra áp dụng để bảo vệ sự sống con người, bảo vệ các bí tích, bảo vệ những giảng dạy của Giáo Hội và để đáp trả với những chính trị gia ủng hộ phá thai.
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những bước tiến thực tễn mà một Giám Mục nên đem ra áp dụng để khuyến khích một chính trị gia người Công Giáo từ bỏ sự ủng hộ đối với việc phá thai, việc trợ tử và việc nghiên cứu các tế bào thai người?
Đức Hồng Y Dulles: Hành động đầu tiên, theo tôi, chính là phải đảm bảo rằng những chính trị gia này hiểu được học thuyết của Giáo Hội và những lý do của học thuyết đó. Rất nhiều chính trị gia, cũng giống như đại đa số các tín hữu Công Giáo Mỹ, dường như không biết rằng việc phá thai và trợ tử chính là những vi phạm nghiêm trọng về quyền sự sống, vốn là quyền không có thể chuyển nhượng được. Đây không chỉ là những vấn đề của “Giáo Hội” mà thôi, mà chúng còn được chi phối bởi luật lệ tự nhiên của Thiên Chúa, được áp dụng co toàn thể nhân loại. Quyền sự sống là một trong những quyền cơ bản nhất của tất cả các quyền, vì lẽ nếu một người bị cướp đi sự sống, thì người đó chẳng còn có bất kỳ quyền nào cả.
Tự bản thân Giáo Hội không bao giờ đóng khép mình vào những luật lệ của dân sự, nhưng Giáo Hội có nhiệm vụ cảnh cáo những chính trị gia để các luật lệ được soạn thảo ra ủng hộ công lý, bao gồm cả những quyền của những trẻ chưa được sinh ra đời. Các Đức Giám Mục nên có cuộc đối thoại với các chính trị gia và những viên chức công quyền khác để nhắc nhở cho họ về những bổn phận về luân lý của họ.
Nếu, sau cuộc đối thoại, các Đức Giám Mục vẫn nhận thấy rằng những chính trị gia này vẫn cứng đầu cứng cổ chống lại những giảng dạy của Giáo Hội về những vấn đề này, thì các Ngài có thể khuyên hay ra lệnh cho những chính trị gia đó không được phép lên rước lễ, vì chưng, đó là một dấu chỉ theo tự nhiên về tình đoàn kết với Giáo Hội.
Những biện pháp khác cũng cần được xem xét tới, chẳng hạn như, các Đức Giám Mục có thể chỉ thị cho các giáo xứ và các tổ chức Công Giáo không được mời những chính trị gia này phát biểu tại các cơ sở của Giáo Hội, không giao cho họ bất kỳ vai trò nào trong phụng vụ cũng như không nên tôn vinh hay trao tặng những văn bằng danh dự cho họ.
(H): Thưa Đức Hồng Y, có một số người đã chất vấn rằng việc cứ khăng khăng về vấn đề phá thai trong khi đó còn có những vấn đề khác nữa như cuộc xung đột tại Irắc và án tử hình, vốn có nhiều mâu thuẩn giữa một số chính trị gia và quan điểm của Giáo Hội. Thế tại sao việc phá thai lại được chú trọng quá như vậy?
(T): Ba vấn đề mà anh vừa nêu là hoàn toàn khác nhau. Giáo Hội công nhận rằng có những lúc cuộc chiến tranh và án tử hình đều có những lý do chính đáng, mặc dầu những biện pháp đem ra thi hành là không được mong muốn và phải nên giảm thiểu một cách đáng kể. Vị đương kim Giáo Hoàng đã từng khẳng khái, và nói lên rất rõ rằng Ngài nghĩ một số cuộc chiến tranh và những cuộc hành quyết là rất sai trái và không cần thiết. Người Công Giáo sẽ phải tôn trọng điều này vì chưng đó là một phán đoán suy nghĩ có chiều sâu, rất thông thái của Đức Thánh Cha. Nhưng những người Công Giáo nào chấp nhận hoàn toàn học thuyết của Giáo Hội có thể đôi lúc bất đồng về việc liệu cuộc chiến hay án tử hình đó có thể được bảo vệ về mặt luân lý hay không.
Còn việc phá thai lại là một chuyện khác, vì nó liên tục cướp đi những mạng sống vô tội, việc phá thai trực tiếp không bao giờ có thể nào được lý giải hay biện minh cho được. Và khi nào nó còn liên quan đến nguyên tắc về luân lý, thì không thể có bất kỳ một cuộc tranh luận nào trong Giáo Hội. Việc giảng dạy của Giáo Hội vẫn cứ liên tục và dứt khoát.
Luật dân sự thì không nên cho phép, ít ra là không nên cổ võ cho những tội lỗi về luân lý như vậy. Nó nên bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm con người tới mức độ cao nhất có thể. Nhưng để đánh giá cách thức thực hiện, thì vẫn còn có rất nhiều ý kiến khác nhau.. Nếu như không thể đạt được đoạn văn cấm toàn bộ các vụ phá thai trong bộ luật, hoặc nếu một luật lệ như vậy không thể được thi hành, thì chí ích ra nên nổ lực để thông qua một bô luật nhằm giới hạn việc nhắm tới chuyện phá thai càng nhiều càng tốt trong khi tiếp tục hành động để đạt được công lý một cách trọn vẹn.
Chính trị, suy cho cùng, chỉ mang tính tương đối mà thôi, chứ không thể được lý tưởng hóa. Chỉ khi nào các nguyên tắc về luân lý được bảo tồn một cách rõ ràng, dứt khoát, thì các Đức Giám Mục và các chính trị gia sẽ cùng hợp tác đối thoại với nhau về những vấn đề mang tính chiến lược.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những mối rũi ro nếu Giáo Hội cứ kiên quyết áp dụng những hình phạt một cách nghiêm khắc hơn đối với các chính trị gia?
(T): Qua việc đề ra các hình phạt, Giáo Hội muốn tìm cách để bảo vệ các phép bí tích khỏi bị xem thường khi những người không xứng đáng lãnh nhận các phép bí tích này. Những chính trị gia cứng đầu cứng cổ vẫn thường hay muốn lên rước lễ như là cách để bộc lộ ra rằng họ vẫn là những người “Công Giáo gương mẫu,” trong khi đó, thực chất ra là họ xem trọng đảng chính trị của họ hơn cả chính đức tin của mình. Thế nhưng việc áp đặt những hình phạt như vậy sẽ mang lại ít nhất là ba mối rũi ro. Rũi ro trước hết là, các Đức Giám Mục có thể bị tố cáo một cách bất công về việc cố ép buộc lương tâm của các chính trị gia. Rũi ro thứ hai, chính là, người ta có thể dễ dàng tố cáo Giáo Hội qua việc cố gắng can thiệp vào tiến trình chính trị mà đất nước này tuỳ thuộc vào việc tự do bằng lòng với những gì đã bị chi phối. Và rũi ro cuối cùng, chính là Giáo Hội phạm phải vào một sai lầm là chọc giận các vị thẩm phán, các nhà lập pháp và các viên chức công quyền có thiện chí mà Giáo Hội rất cần cho những chương trình vì mục đích chung, chẳng hạn như sự ủng hộ về nền giáo dục Công Giáo và chăm sóc những người nghèo khổ. Và vì tất cả những lý do này, Giáo Hội ngần ngại kỷ luật các chính trị gia một cách công khai, thậm chí ngay cả khi vị trí của họ là không thể nào bảo vệ được về mặt luân lý rành rành ra đó.
Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là giảng dạy và thuyết phục. Giáo Hội cố gắng thuyết phục mọi tín hữu tham dự vào tiến trình chính trị với một lương tâm trong sáng và ngay thẳng. Các Đức Giám Mục hi vọng rằng các cử trị và chính phủ sẽ cùng nổ lực để dựng xây một xã hội mà mỗi một cuộc sống nhân loại đều được bảo vệ bởi luật lệ từ khi được thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên.
(H): Thưa Đức Hồng Y, có một hệ luận rằng: phải chăng Giáo Hội sẽ mất đi điều kiện được miễn thuế nếu như cứ nhấn mạnh đến vấn đề này? Liệu những hành động của các Đức Giám Mục có thể được xem như là về lý do chính trị hay không? Phải chăng, Giáo Hội có nghĩ đến điều đó không?
(T): Theo truyền thống, đất nước Hoa Kỳ nổi tiếng về sự tự do tôn giáo, do đó, quốc gia này có lẽ tiếp tục nhìn nhận ra quyền của Giáo Hội về việc lên tiếng những khía cạnh về luân lý của bộ luật dân sự và các chính sách công cộng. Giáo Hội Công Giáo, nhìn chung, cố gắng né tránh việc ủy thác bất kỳ một đảng chính trị nào hay bất kỳ một ứng viên nào ra tranh chức. Giáo Hội phải bảo vệ những nguyên tắc về luân lý trong đời sống chính trị, và do đó, nó cũng chẳng có liên quan gì cả đến điều kiện miễn thuế của Giáo Hội cũng như các tổ chức tôn giáo. Tôi chắc rằng, một số người đã hiểu lầm về vai trò hiển nhiên của tôn giáo trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền như thể là họ đã nghĩ rằng tôn giáo nên được loại ra khỏi cuộc sống công cộng. Về cụ thể điểm này, thì điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn được đưa ra nhằm tránh sự can thiệp của nhà nước vào Giáo Hội. Điều thứ Hai bảo đảm về quyền tự do của các giáo hội trong việc giảng dạy và thờ phượng theo đúng tín ngưỡng của tôn giáo mình. Để thi hành nhiệm vụ được trao phó bởi Thiên Chúa cho nhân loại về mặt luân lý và công bằng, thì Giáo Hội đã mang lại vô số lợi ích không thể nào kể được cho xã hội dân sự. Những người Kitô hữu phải nổ lực tối đa để cải chánh cho sự hiểu lầm thiếu xây dựng này và để bảo vệ quyền của các giáo hội trong việc giảng dạy và làm chứng cho những gì có liên quan đến đức tin.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo Ngài thì một linh mục sẽ nên cư xử thế nào khi phải diện đối với một chính trị gia cứng đầu cứng cổ mà ai nấy cũng đều biết đến khi người đó xuất hiện trong dòng người lên rước lễ?
(T): Thì trong tình huống như vậy, linh mục có rất ít chọn lựa. Thông thường, để tránh tạo ra cảnh khó xữ làm cắt ngang buổi lễ, thì vị linh mục ấy sẽ khó mà từ chối cho vị ấy rước lễ. Trong trường hợp không có một sắc lệnh chính thức về việc không cho người đó lãnh nhận các phép Bí Tích, thì hầu hết các linh mục sẽ rất cẩn thận trong việc từ chối người ấy. Nhiệm vụ chính tùy thuộc ở chổ là những người lên rước lễ phải nên xét mình cẩn thận trước khi lãnh nhận, như thánh Phaolô đã nói trong Thư thứ Nhất gởi cho tín hữu Côrintô, đoạn 11 từ câu 27 đến 29. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể hiểu được đích xác về linh hồn của người lên rước lễ vào lúc đó.
(H): Thưa Đức Hồng Y, một vài người quan sát tự hỏi tại sao bộ luật của Giáo Hội không có nêu ra việc từ chối cho rước lễ một người phụ nữ đã phá thai theo những điều kiện cụ thể, va cũng chẳng lãnh nhận hình phạt tương tự như hình phạt đối với một chính trị gia đã bỏ phiếu về việc trợ giúp tài chánh cho hàng ngàn vụ phá thai. Phải chăng, có một lổ hỏng trong bộ luật của Giáo Hội?
(T): Trong thần học về luân lý có một sự phân biệt quan trọng đáng chú ý giữa việc thực hiện hay nhờ ai đó thực hiện một hành động và cùng hợp tác để hành động đối với người khác. Nếu sự hợp tác đó chỉ là khái niệm, thì tầm ảnh hưởng của nó rất nhỏ. Để bỏ phiếu cho một đạo luật nhằm tài trợ cho các vụ phá thai, sẽ không được xem như là một tội trọng nhưng sẽ bị cảnh cáo vạ tuyệt thông theo Điều Luật 1398. Việc bỏ phiếu có thể bị tranh cải là cần thiết khi tài trợ cho việc phá thai chỉ là ngẫu nhiên mà thôi và không thể nào tách rời nó với đạo luật, thì trường hợp đó, là có thể chấp nhận được. Vấn nạn về mặt pháp lý của việc phá thai ở Hoa Kỳ không chỉ chủ yếu đến từ phía các nhà lập pháp mà là từ bộ máy tư pháp nhằm cố diễn dịch Hiến Pháp để hợp lý hóa việc phá thai về mặt dân sự theo yêu cầu cụ thể. Thì sự diễn dịch về Hiến Pháp như vậy, là hoàn toàn sai lầm và cần phải được sửa chữa lại.
(H): Thưa Đức Hồng Y, các chính trị gia và phần lớn các tín hữu xem hình phạt vạ tuyệt thông là như thế nào? Thì đâu là ý định của Giáo Hội với hình phạt này?
(T): Việc vạ tuyệt thông không phải là việc trục xuất khỏi Giáo Hội. Người bị vạ tuyệt thông sẽ vẫn còn là một người Công Giáo nhưng bị cấm không được lãnh nhận các phép bí tích cho đến khi hình phạt bị bãi bỏ bởi các giới chức có thẩm quyền trong Giáo Hội. Hình phạt về mặt thiêng liêng này, là hình phạt nghiêm trọng nhất mà Giáo Hội đưa ra, và như thế, nó được xem như là một giải pháp cuối cùng.
Trong những trường hợp cực kỳ quan trọng, Giáo Hội có bổn phận phải công bố rằng một người nào đó đã không còn hiệp thông với Giáo Hội nữa. Mục đích của việc vạ tuyệt thông như vậy là để bảo vệ các phép bí tích khỏi sự phỉ báng, coi thường và để ngăn chặn việc làm cho các tín hữu bị rối rắm về những điều phải giảng dạy của Giáo Hội, và để giúp cho người bị vạ tuyệt thông nên xem xét lại, để ăn năn, hối cãi, và để được chữa lành.