Xem hình ảnh
Đi ngược hướng cuả loài chim 'thiên di', đang từng đàn bay về vùng nắng ấm, chúng tôi tìm tới những 'nơi xưa chốn cũ' mà chúng vừa bỏ đi.
Nơi đây là vùng Michigan's Upper Peninsula, những ngày dài nắng chói vừa mới trôi qua, muà Thu đang lân la tới.
Mây là đà, sương rơi phơn phớt, càng tiến lên phiá Bắc, càng mất đi màu xanh. Bây giờ mới là đầu muà Thu, những ngọn lá 'thay màu đổi áo' cũng chỉ mới thấp thoáng sau những rặng thông xanh, trông giống như những nàng 'thí sinh' lần đầu cuả một cuộc thi áo dài, còn e lệ nấp sau tấm màn nhung cuả một sân khấu.
Lúc này chưa có mưa tuyết phũ phàng, chưa có những cơn gió lộng, những chiếc lá vàng rơi rơi nhè nhẹ, 'trở về cội', nằm im, tìm giấc ngủ cuối cùng quây quần chung quanh gốc cây mẹ.
Lên cao hơn, về phiá Bắc, tấm màn sân khấu dần dần mở rộng ra, và những nàng 'hoa khôi' cũng từ từ lộ diện, mỗi lúc mỗi đông, để khoe những tà áo tha thướt, muôn mầu muôn vẻ.
Vượt qua cây 'cầu treo' dài nhất nước Mỹ Mackinaw, là ranh giới giữa 2 'đại hồ' Michigan và Huron, chúng tôi đi tới Paradise, một vùng 'địa đầu giới tuyến' ở gần Canada. Tuy chỉ là biên giới cuả 2 quốc gia, nhưng vùng này cũng có thể gọi là 'vùng 3 biên giới' bởi vì đây là một giải đất nằm giữa 3 chiếc hồ lớn nhất cuả 'Ngũ Đại Hồ', hồ Superior, hồ Michigan và hồ Huron.
Là một khu sinh thái đặc biệt, thổ nhưỡng là 'đá cát' (sand rock), không nông nghiệp, không kỹ nghệ, khoảng vài trăm dân địa phương sống thưa thớt, sinh hoạt một vài tháng mỗi năm phục vụ cho kỹ nghệ du lịch và săn bắn.
Lâm viên Tahquamenon Falls State Park là một khu rừng hoang vu nằm trong điạ phận Paradise có nhiều loại cây cedar, hamlock, beech, maple và birch. Loại cedar và hamlock có chất tanin, là chất liệu dùng để thuộc da và làm xi đánh giầy. Chất tanin thôi ra nước sông Tahquamenon tạo ra một màu đỏ gấc, những ngọn thác cũng đổ xuống những giòng nước đỏ như gấc, xùi ra những mảng bọt lớn, 'đỏ đỏ nâu nâu', xoay vần dưới chân thác.
Đây cũng là vùng địa đầu cuả nhiều loại chim. Chim 'thiên di' không dám vượt qua hồ nước mênh mông, nên bay men theo bờ và khi nhìn thấy đất ở phiá 'bên kia' thì tung cánh 'vượt biển' bay sang. Một điểm địa đầu ấy, tên là Whitefish Point, có ngọn 'hải đăng' cổ nhất nước, là nơi mà 6 loại chim cú chọn làm 'điểm xuất phát', từ đó lan ra khắp vùng Đông Bắc, là miền Đông cuả Canada và miền Bắc cuả Hoa Kỳ.
Whitefish Point đã từng chứng kiến một thời đại huy hoàng cuả nền thương mại biển hồ, mỗi ngày đếm được hàng ngàn chiếc tầu lớn nhỏ chen chúc nhau vượt qua những 'bậc thang nước' (locks) cuả 'eo biển' Sault St. Marie từ hồ Huron lên hồ Superior. Hồi đó tầu bè đâm vào nhau 'chí choé', bị kéo vào đây, làm cho nơi đây có một hỗn danh là 'mồ chôn cuả những con tầu chìm'.
Ngày nay Whitefish Point vẫn còn lưu giữ một số di tích mục nát trên bãi cát, nằm bên cạnh những thân cây khô bị giòng thuỷ lưu đưa lại. Tầu bè ngoài khơi thì đã thưa thớt rồi, chỉ đếm được vài chục chiếc một ngày. Con đường dẫn tới đây cũng không có trên GPS, cả vùng không có 'cell services'.
Phải là can trường lắm thì một người khách lạ mới dám bỏ nhiều giờ lần mò theo một con đường không tên tới đây.
Cái lý do mà chúng tôi tìm tới Whitefish Point là để chứng kiến hiện tượng Northern Light (Ánh Sáng Bắc Cực), tên khoa học là aurora borealis. Cứ vào độ này, nói một cách rất nôm na, sau khi mặt trời lặn xuống và khí lạnh cuả đêm tối xông lên, thì những phân tử 'nóng' cuả làn khí mỏng trên cao giao thoa với các phân tử 'lạnh' từ dưới đưa lên, sự trao đổi 'điện cực' ấy tạo ra những tia chớp 'lân tinh' trên nền trời đen kịt.
Người ta cho biết hiện tượng Ánh Sáng Bắc Cực sẽ xảy ra lúc 2 giờ sáng ngày Chuá Nhật này nếu trời không có mây. Nhưng...đài khí tượng đoán trước rằng trời sẽ mưa và còn mưa nhiều nữa!
Thôi thì! xin hẹn năm sau vậy! Âu đó chẳng phải là một lý do để đi thăm lại một nàng Thu Michigan xinh đẹp và hoang dã chăng?
Nơi đây là vùng Michigan's Upper Peninsula, những ngày dài nắng chói vừa mới trôi qua, muà Thu đang lân la tới.
Mây là đà, sương rơi phơn phớt, càng tiến lên phiá Bắc, càng mất đi màu xanh. Bây giờ mới là đầu muà Thu, những ngọn lá 'thay màu đổi áo' cũng chỉ mới thấp thoáng sau những rặng thông xanh, trông giống như những nàng 'thí sinh' lần đầu cuả một cuộc thi áo dài, còn e lệ nấp sau tấm màn nhung cuả một sân khấu.
Lúc này chưa có mưa tuyết phũ phàng, chưa có những cơn gió lộng, những chiếc lá vàng rơi rơi nhè nhẹ, 'trở về cội', nằm im, tìm giấc ngủ cuối cùng quây quần chung quanh gốc cây mẹ.
Lên cao hơn, về phiá Bắc, tấm màn sân khấu dần dần mở rộng ra, và những nàng 'hoa khôi' cũng từ từ lộ diện, mỗi lúc mỗi đông, để khoe những tà áo tha thướt, muôn mầu muôn vẻ.
Vượt qua cây 'cầu treo' dài nhất nước Mỹ Mackinaw, là ranh giới giữa 2 'đại hồ' Michigan và Huron, chúng tôi đi tới Paradise, một vùng 'địa đầu giới tuyến' ở gần Canada. Tuy chỉ là biên giới cuả 2 quốc gia, nhưng vùng này cũng có thể gọi là 'vùng 3 biên giới' bởi vì đây là một giải đất nằm giữa 3 chiếc hồ lớn nhất cuả 'Ngũ Đại Hồ', hồ Superior, hồ Michigan và hồ Huron.
Là một khu sinh thái đặc biệt, thổ nhưỡng là 'đá cát' (sand rock), không nông nghiệp, không kỹ nghệ, khoảng vài trăm dân địa phương sống thưa thớt, sinh hoạt một vài tháng mỗi năm phục vụ cho kỹ nghệ du lịch và săn bắn.
Lâm viên Tahquamenon Falls State Park là một khu rừng hoang vu nằm trong điạ phận Paradise có nhiều loại cây cedar, hamlock, beech, maple và birch. Loại cedar và hamlock có chất tanin, là chất liệu dùng để thuộc da và làm xi đánh giầy. Chất tanin thôi ra nước sông Tahquamenon tạo ra một màu đỏ gấc, những ngọn thác cũng đổ xuống những giòng nước đỏ như gấc, xùi ra những mảng bọt lớn, 'đỏ đỏ nâu nâu', xoay vần dưới chân thác.
Đây cũng là vùng địa đầu cuả nhiều loại chim. Chim 'thiên di' không dám vượt qua hồ nước mênh mông, nên bay men theo bờ và khi nhìn thấy đất ở phiá 'bên kia' thì tung cánh 'vượt biển' bay sang. Một điểm địa đầu ấy, tên là Whitefish Point, có ngọn 'hải đăng' cổ nhất nước, là nơi mà 6 loại chim cú chọn làm 'điểm xuất phát', từ đó lan ra khắp vùng Đông Bắc, là miền Đông cuả Canada và miền Bắc cuả Hoa Kỳ.
Whitefish Point đã từng chứng kiến một thời đại huy hoàng cuả nền thương mại biển hồ, mỗi ngày đếm được hàng ngàn chiếc tầu lớn nhỏ chen chúc nhau vượt qua những 'bậc thang nước' (locks) cuả 'eo biển' Sault St. Marie từ hồ Huron lên hồ Superior. Hồi đó tầu bè đâm vào nhau 'chí choé', bị kéo vào đây, làm cho nơi đây có một hỗn danh là 'mồ chôn cuả những con tầu chìm'.
Ngày nay Whitefish Point vẫn còn lưu giữ một số di tích mục nát trên bãi cát, nằm bên cạnh những thân cây khô bị giòng thuỷ lưu đưa lại. Tầu bè ngoài khơi thì đã thưa thớt rồi, chỉ đếm được vài chục chiếc một ngày. Con đường dẫn tới đây cũng không có trên GPS, cả vùng không có 'cell services'.
Phải là can trường lắm thì một người khách lạ mới dám bỏ nhiều giờ lần mò theo một con đường không tên tới đây.
Cái lý do mà chúng tôi tìm tới Whitefish Point là để chứng kiến hiện tượng Northern Light (Ánh Sáng Bắc Cực), tên khoa học là aurora borealis. Cứ vào độ này, nói một cách rất nôm na, sau khi mặt trời lặn xuống và khí lạnh cuả đêm tối xông lên, thì những phân tử 'nóng' cuả làn khí mỏng trên cao giao thoa với các phân tử 'lạnh' từ dưới đưa lên, sự trao đổi 'điện cực' ấy tạo ra những tia chớp 'lân tinh' trên nền trời đen kịt.
Người ta cho biết hiện tượng Ánh Sáng Bắc Cực sẽ xảy ra lúc 2 giờ sáng ngày Chuá Nhật này nếu trời không có mây. Nhưng...đài khí tượng đoán trước rằng trời sẽ mưa và còn mưa nhiều nữa!
Thôi thì! xin hẹn năm sau vậy! Âu đó chẳng phải là một lý do để đi thăm lại một nàng Thu Michigan xinh đẹp và hoang dã chăng?