Chúng ta thường nghe nhịn ăn, nhịn uống, nín khóc, ít khi nghe nói đến nhịn nói. Nhịn nói là tiếng nói âm thầm của đa số thầm lặng. Không phải họ không muốn nói mà họ không dám nói hay chỉ nói sau lưng, nói lén, cho những người đồng cảnh nghe vì sợ bị trả thù, sợ thế lực cầm quyền hãm hại, bắt tù tội. Nhịn nói vì có nói cũng không có người nghe hay nói khác hơn người có thẩm quyền giải quyết từ chối lắng nghe hoặc cấm bàn thảo đến. Người nhịn nói thường là những người thấp cổ bé miệng, bị coi thường, khinh khi vì họ nghèo về vật chất và nghèo phe cánh xã hội. Thời nào cũng thế người ta coi trọng sức mạnh của đồng tiền vì kẻ có tiền luôn có người nghe theo và đám đệ tử đó tạo cho họ có quyền thế. Bởi có quyền thế nên dễ sinh tật, tật làm càn.
Thời nào cũng có người bị đối xử bất công, thường là cô nhi, quả phụ, trẻ mồ côi, dân lao động tay chân. Ở những quốc gia kĩ nghệ người ta lầm tưởng ai cũng được coi trọng và tiếng nói luôn được lắng nghe, ngoại trừ dân tị nạn bởi họ không phải là công dân của nước đó. Thực tế không như ta tưởng. Nhóm bị thua thiệt vẫn là người nghèo, dân lao động chân tay và thứ đến là các em nhỏ bị một số người lạm dụng tình dục.
Dân tị nạn là người vì hoàn cảnh đối kháng tư tưởng chính trị hay bất đồng chính kiến về quan điểm tư tưởng hay tôn giáo mà bị bách hại, cưỡng bách ảnh hưởng đến sự sống nên họ phải bỏ xứ ra đi. Trước khi được cộng đồng quốc tế nhận biết người đó là dân tị nạn, ngay tại quê hương họ, họ đã là người tị nạn trong cuộc sống. Họ mong tìm kiếm nơi sống mà cuộc sống được an toàn, đời sống bảo đảm, tiếng nói được lắng nghe và niềm tin thực sự được tôn trọng. Nơi vùng đất mới tiếng nói của họ không được lắng nghe nhưng họ hy vọng người dân bản xứ gióng lên tiếng nói thay họ.
Lạm dụng tình dục trẻ em là người thân thiết các em và các em yêu mến họ. Chính điểm quen biết với gia đình, thân thiết và tình yêu các em dành cho mà họ lạm dụng làm điều sai trái, hãm hại cuộc đời ngây thơ của các em. Lạm dụng lòng yêu mến là điều đáng trách và chúng ta nhắc lại lời Đức Kitô hỏi Giuđa khi ông phản bội Ngài. Giuđa anh dùng cái hôn để phạn bội Con Người Sao? Lc 22,48. Tuyệt nhiên không có câu trả lời, hoàn toàn lặng câm.
Cấm đoán ăn nói và lạm dụng quyền hành bởi những kẻ lãnh đạo trong xã hội do họ không biết kính sợ Thiên Chúa và cũng coi thường mọi người như vị thẩm phán được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Ông có toàn quyền và dùng quyền xét xử theo í riêng. Những ai biết làm cho ông vui lòng sẽ được hưởng ân xá do ông ban ra; ai trái í ông sẽ lãnh hình phạt nặng nề. Nói cách khác bản án do ông tuyên án tùy thuộc vào cảm quan của ông, lúc vui có thể ông nương tay; khi buồn ông thẳng tay. Xử án như tuỳ hứng vui buồn không thể là người cầm cán cân công lí tốt bởi công lí không thể ngả nghiêng mà phải có mẫu mực chung cho mọi người.
Đức Kitô đưa ra mẫu mực chung cho công lí đó là yêu thương và tha thứ. Dân nghèo đón nhận, sống theo mẫu mực yêu thương Đức Kitô hướng dẫn bởi yêu thương là thước đo chung cho mọi thành phần trong xã hội. Người nghèo đón nhận công lí của Đức Kitô với tất cả tấm lòng bởi nhờ yêu thương, tha thứ mà họ sống trong hy vọng và thấy cuộc đời nhẹ nhõm. Thành phần giầu có, lãnh đạo không đón nhận công lí của Đức Kitô vì công lí đó bắt họ phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ lạm dụng quyền hành đang nắm trong tay nên họ không muốn. Công lí của Đức Kitô đòi sống công bẳng, thành thật và điều đó rất khó với lối sống kẻ lãnh đạo đang sống. Chúng ta xin cho nước Chúa trị đến trong tâm hồn, trong cuộc sống và nhất là trong cõi lòng những người lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời nào cũng có người bị đối xử bất công, thường là cô nhi, quả phụ, trẻ mồ côi, dân lao động tay chân. Ở những quốc gia kĩ nghệ người ta lầm tưởng ai cũng được coi trọng và tiếng nói luôn được lắng nghe, ngoại trừ dân tị nạn bởi họ không phải là công dân của nước đó. Thực tế không như ta tưởng. Nhóm bị thua thiệt vẫn là người nghèo, dân lao động chân tay và thứ đến là các em nhỏ bị một số người lạm dụng tình dục.
Dân tị nạn là người vì hoàn cảnh đối kháng tư tưởng chính trị hay bất đồng chính kiến về quan điểm tư tưởng hay tôn giáo mà bị bách hại, cưỡng bách ảnh hưởng đến sự sống nên họ phải bỏ xứ ra đi. Trước khi được cộng đồng quốc tế nhận biết người đó là dân tị nạn, ngay tại quê hương họ, họ đã là người tị nạn trong cuộc sống. Họ mong tìm kiếm nơi sống mà cuộc sống được an toàn, đời sống bảo đảm, tiếng nói được lắng nghe và niềm tin thực sự được tôn trọng. Nơi vùng đất mới tiếng nói của họ không được lắng nghe nhưng họ hy vọng người dân bản xứ gióng lên tiếng nói thay họ.
Lạm dụng tình dục trẻ em là người thân thiết các em và các em yêu mến họ. Chính điểm quen biết với gia đình, thân thiết và tình yêu các em dành cho mà họ lạm dụng làm điều sai trái, hãm hại cuộc đời ngây thơ của các em. Lạm dụng lòng yêu mến là điều đáng trách và chúng ta nhắc lại lời Đức Kitô hỏi Giuđa khi ông phản bội Ngài. Giuđa anh dùng cái hôn để phạn bội Con Người Sao? Lc 22,48. Tuyệt nhiên không có câu trả lời, hoàn toàn lặng câm.
Cấm đoán ăn nói và lạm dụng quyền hành bởi những kẻ lãnh đạo trong xã hội do họ không biết kính sợ Thiên Chúa và cũng coi thường mọi người như vị thẩm phán được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Ông có toàn quyền và dùng quyền xét xử theo í riêng. Những ai biết làm cho ông vui lòng sẽ được hưởng ân xá do ông ban ra; ai trái í ông sẽ lãnh hình phạt nặng nề. Nói cách khác bản án do ông tuyên án tùy thuộc vào cảm quan của ông, lúc vui có thể ông nương tay; khi buồn ông thẳng tay. Xử án như tuỳ hứng vui buồn không thể là người cầm cán cân công lí tốt bởi công lí không thể ngả nghiêng mà phải có mẫu mực chung cho mọi người.
Đức Kitô đưa ra mẫu mực chung cho công lí đó là yêu thương và tha thứ. Dân nghèo đón nhận, sống theo mẫu mực yêu thương Đức Kitô hướng dẫn bởi yêu thương là thước đo chung cho mọi thành phần trong xã hội. Người nghèo đón nhận công lí của Đức Kitô với tất cả tấm lòng bởi nhờ yêu thương, tha thứ mà họ sống trong hy vọng và thấy cuộc đời nhẹ nhõm. Thành phần giầu có, lãnh đạo không đón nhận công lí của Đức Kitô vì công lí đó bắt họ phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ lạm dụng quyền hành đang nắm trong tay nên họ không muốn. Công lí của Đức Kitô đòi sống công bẳng, thành thật và điều đó rất khó với lối sống kẻ lãnh đạo đang sống. Chúng ta xin cho nước Chúa trị đến trong tâm hồn, trong cuộc sống và nhất là trong cõi lòng những người lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org