TINH THẦN NHIỆT TÂM TÔNG ĐỒ
Suy Niệm Chúa Nhật TRUYỀN GIÁO
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng hẳn về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh: "Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều."
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy thót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng là có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi: quân của Napoléon toàn thắng cách bất ngờ.
Câu chuyện trên đây làm tôi liên tưởng tới tinh thần nhiệt tâm truyền giáo cần phải có nơi mỗi người kitô hữu chúng ta. Thiết tưởng việc truyền giáo cũng cần có những người “Thổi kèn thúc quân?” Chính trong thư mục vụ năm 2003, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã mời gọi: “Hãy lên đường với nhiệt tình tông đồ, là sự hăng hái được thúc đẩy bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là lòng nhiệt thành được nung đốt bởi lửa của Chúa Thánh Thần, là những sáng kiến do ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần”. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhắc đến tinh thần nhiệt tâm tông đồ của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi và của các nhà thừa sai.
Thứ nhất, tinh thần của Chúa Giêsu: Ngài chính là nhà Truyền Giáo vĩ đại nhất. Sứ mệnh truyền giáo của Ngài đón nhận từ Chúa Cha(x. Lc 4,18). Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại vùng quê Nazarét, Ngài bắt đầu lên đường đi tới mọi nơi: Từ thành thị tới đồng quê. Từ vùng biển lên miền núi. Từ Giêrusalem lên Núi Sọ. Ngài gặp gỡ, tiếp xúc với mọi hạng người: giàu - nghèo, tri thức - dân thường, công chính – tội lỗi, khoẻ mạnh - ốm đau. Chính nhờ những cuộc gặp gỡ đó, Ngài đã hoán cải được nhiều người: Mathêu, Giakêu, Maria Mađalêna. Và chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền: Người què đi được. Kẻ điếc được nghe. Người câm nói được. Người mù được thấy. Người phong cùi được sạch. Kẻ chết sống lại.
Tinh thần nhiệt tâm truyền giáo của Ngài còn được thể hiện qua sự chọn lựa và huấn luyện các Tông đồ. Trước khi về trời, Ngài đã ra lệnh cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15).
Thứ hai, tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi: Vâng lệnh Chúa Giêsu, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ mở toang cửa ra đi đến với mọi người, tới mọi chân trời để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh(x. Cv 2). Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút khoảng ba ngàn người xin rửa tội (x. Cv 2,41). Con số xin gia nhập Giáo Hội ngày càng gia tăng. Họ họp nhau lại, chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng(x. Cv 2,42). Các Tông đồ tiếp tục rao giảng Tin mừng, khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Khi bị điệu ra trước thượng hội đồng(x. Cv 4). Lúc bị tống vào ngục, được giải thoát ra, lại tiếp tục rao giảng (x. Cv 5,17). Đi liền với lời rao giảng là những phép lạ kèm theo (x. Cv 5,12-16). Các Tông đồ thiết lập nhóm Bảy người, tức là Bảy phó tế đầu tiên. Trong số đó, có Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi. Sau biến cố Đamát, Phaolô trở lại. Trước đây nhiệt tình bắt bớ các kitô hữu bao nhiêu thì giờ đây Phaolô lại nhiệt tình rao giảng Tin mừng bấy nhiêu. Khi xác tin được niềm tin và hiểu được sứ mạng Chúa giao phó, Ngài sống trọn vẹn cho Chúa và cho các linh hồn. Ngài nói : “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (Pl 3,8-14). “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”(1Cr 9,16). Ngài đã miệt mài rao giảng Tin mừng cho dân Do Thái và dân ngoại. Đi đến đâu, Ngài cũng thiết lập các cộng đoàn mới, chăm sóc, dạy dỗ bằng những cuộc viếng thăm hoặc qua thư tờ.
Tinh thần nhiệt tình tông đồ của các Tông đồ, các kitô hữu tiên khởi và đặc biệt là của Thánh Phaolô đáng cho mỗi người chúng ta học tập.
Thứ ba, tinh thần của các nhà thừa sai: Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người đã bỏ mạng bơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Thật vậy, nhờ các vị thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, quê hương Việt Nam đã được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quí giá (x.Thư chung năm 2003 của HĐGMVN).
Để làm được điều đó, thiết tưởng các Ngài phải có một tâm hồn nhiệt tình tông đồ: Yêu mến Chúa hết lòng và khao khát phần rỗi các linh hồn. Chúng ta hãy lắng nghe những lời tâm huyết của một số vị thánh sau đây:
Cha Đamiêng, vị tông đồ của những người hủi đã nói : “Phần tôi, tôi muốn hủi với những người hủi để chinh phục họ cho Chúa Giêsu”.
Thánh Phanxicô Xaviê đã dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc truyền giáo, khi viết từ Viễn Đông cho thánh Ignatiô, Ngài nói : “Ở xứ này, rất nhiều người không phải là kitô hữu chỉ vì hiện nay không có ai để làm cho họ trở thành kitô hữu. Nhiều khi tôi có ý tưởng rong ruổi qua mọi đại học ở Châu Âu. Bắt đầu từ đại học ở Paris để kêu gọi những kẻ có nhiều học thức hơn là lòng bác ái và làm cho họ biết trách nhiệm về phần rỗi của kẻ khác”.
Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu thì nói: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”. Trong những lá thư gửi cho hai cha truyền giáo, Ngài đã bộc lộ được tâm hồn khao khát truyền giáo của Ngài: “Cái điều mà con đêm mong ngày đợi là chinh phục nhân loại cho tình ái Chúa, con thú thật rằng: Nếu ở trên thiên đàng con không thể tiếp tục mạnh mẽ việc đó, con thích ở lại nơi lưu đày này hơn là về chốn vui vẻ đời sau”.
Còn mẹ Têrêxa Calcutta thì sao? Ngài nói: “Nhiệt tâm đối với các linh hồn là kết quả và chứng tá của tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa thực lòng, ta không thể không rạo rực ước muốn cứu vớt các linh hồn; đó chính là điều Chúa Giêsu quan tâm hơn và yêu quí hơn. Vì thế, nhiệt tình là bằng chứng của tình yêu, và bằng chứng nhiệt tình là tận hiến cho việc nghĩa này: Tiêu hao sức lực và cuộc đời ta để cứu vớt các linh hồn”.
Tóm lại, để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, trên hết và trước hết cần phải có một tinh thần nhiệt tình tông đồ: Tinh thần của Chúa Giêsu; tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi; tinh thần của các nhà truyền giáo. Khi đã có tinh thần nhiệt tình tông đồ, chắc chắn sẽ tìm ra phương cách để truyền giáo. Hãy ra chỗ nước sâu. Hãy tới các vùng ngoại biên. Hãy mạnh dạn “Thổi những hồi kèn thúc quân”, đó là lòng nhiệt tình tông đồ bằng những hành động cụ thể chứ không phải lý thuyết suông. Hãy quan tâm đến những người bệnh tật ốm đau, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, những người bị áp bức bóc lột. Hãy quan tâm đặc biệt đến những người nghèo : “Có một mối giây không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 48). Làm như thế, mới hy vọng có được một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam chúng ta. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Suy Niệm Chúa Nhật TRUYỀN GIÁO
Trong một trận giao tranh ác liệt giữa quân của Napoléon và quân địch, trận chiến càng về khuya càng ác liệt và phần thắng dần dần nghiêng hẳn về phía địch. Quân của Napoléon chết rất nhiều, hàng ngũ rối loạn mặc dầu cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục nhưng rời rạc. Nhìn rõ thế trận, Napoléon biết phải làm gì, vua gọi tên lính thổi kèn lại gần và ra lệnh: "Hãy thổi kèn lui binh vì quân ta chết quá nhiều."
Tên lính trẻ được lệnh, nhảy thót lên ngựa, phi nhanh ra giữa trận, và đưa kèn lên thổi hồi kèn thúc trận một cách mạnh mẽ. Quân của Napoléon đang mệt mỏi và thất vọng, nghe tiếng kèn thúc quân, tưởng là có viện binh tới giúp, chồm dậy phản công kịch liệt. Kèn cứ thổi, đám tàn quân vươn mình lên vừa đánh vừa la hét. Kết quả thế trận thay đổi: quân của Napoléon toàn thắng cách bất ngờ.
Câu chuyện trên đây làm tôi liên tưởng tới tinh thần nhiệt tâm truyền giáo cần phải có nơi mỗi người kitô hữu chúng ta. Thiết tưởng việc truyền giáo cũng cần có những người “Thổi kèn thúc quân?” Chính trong thư mục vụ năm 2003, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã mời gọi: “Hãy lên đường với nhiệt tình tông đồ, là sự hăng hái được thúc đẩy bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là lòng nhiệt thành được nung đốt bởi lửa của Chúa Thánh Thần, là những sáng kiến do ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần”. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhắc đến tinh thần nhiệt tâm tông đồ của Đức Giêsu, của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi và của các nhà thừa sai.
Thứ nhất, tinh thần của Chúa Giêsu: Ngài chính là nhà Truyền Giáo vĩ đại nhất. Sứ mệnh truyền giáo của Ngài đón nhận từ Chúa Cha(x. Lc 4,18). Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại vùng quê Nazarét, Ngài bắt đầu lên đường đi tới mọi nơi: Từ thành thị tới đồng quê. Từ vùng biển lên miền núi. Từ Giêrusalem lên Núi Sọ. Ngài gặp gỡ, tiếp xúc với mọi hạng người: giàu - nghèo, tri thức - dân thường, công chính – tội lỗi, khoẻ mạnh - ốm đau. Chính nhờ những cuộc gặp gỡ đó, Ngài đã hoán cải được nhiều người: Mathêu, Giakêu, Maria Mađalêna. Và chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền: Người què đi được. Kẻ điếc được nghe. Người câm nói được. Người mù được thấy. Người phong cùi được sạch. Kẻ chết sống lại.
Tinh thần nhiệt tâm truyền giáo của Ngài còn được thể hiện qua sự chọn lựa và huấn luyện các Tông đồ. Trước khi về trời, Ngài đã ra lệnh cho các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15).
Thứ hai, tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi: Vâng lệnh Chúa Giêsu, sau ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ mở toang cửa ra đi đến với mọi người, tới mọi chân trời để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh(x. Cv 2). Bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút khoảng ba ngàn người xin rửa tội (x. Cv 2,41). Con số xin gia nhập Giáo Hội ngày càng gia tăng. Họ họp nhau lại, chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng(x. Cv 2,42). Các Tông đồ tiếp tục rao giảng Tin mừng, khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Khi bị điệu ra trước thượng hội đồng(x. Cv 4). Lúc bị tống vào ngục, được giải thoát ra, lại tiếp tục rao giảng (x. Cv 5,17). Đi liền với lời rao giảng là những phép lạ kèm theo (x. Cv 5,12-16). Các Tông đồ thiết lập nhóm Bảy người, tức là Bảy phó tế đầu tiên. Trong số đó, có Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi. Sau biến cố Đamát, Phaolô trở lại. Trước đây nhiệt tình bắt bớ các kitô hữu bao nhiêu thì giờ đây Phaolô lại nhiệt tình rao giảng Tin mừng bấy nhiêu. Khi xác tin được niềm tin và hiểu được sứ mạng Chúa giao phó, Ngài sống trọn vẹn cho Chúa và cho các linh hồn. Ngài nói : “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (Pl 3,8-14). “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”(1Cr 9,16). Ngài đã miệt mài rao giảng Tin mừng cho dân Do Thái và dân ngoại. Đi đến đâu, Ngài cũng thiết lập các cộng đoàn mới, chăm sóc, dạy dỗ bằng những cuộc viếng thăm hoặc qua thư tờ.
Tinh thần nhiệt tình tông đồ của các Tông đồ, các kitô hữu tiên khởi và đặc biệt là của Thánh Phaolô đáng cho mỗi người chúng ta học tập.
Thứ ba, tinh thần của các nhà thừa sai: Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô, từ nhiều thế kỷ nay biết bao thế hệ môn đồ của Chúa đã hăng hái lên đường. Từng đoàn người vượt suối băng rừng. Từng đoàn người ra khơi giữa biển rộng sóng lớn. Biết bao người đã bỏ mạng bơi rừng sâu núi thẳm. Biết bao người bỏ xác ngoài biển khơi. Nhưng lớp này nằm xuống, lớp khác đứng lên nối tiếp nhau ra đi đem Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Thật vậy, nhờ các vị thừa sai tràn đầy nhiệt huyết, quê hương Việt Nam đã được đón nhận Tin Mừng. Nhờ đời sống đức tin anh dũng của các bậc tiền nhân, đức tin đã không ngừng phát triển, để truyền lại cho chúng ta ngày nay một gia sản quí giá (x.Thư chung năm 2003 của HĐGMVN).
Để làm được điều đó, thiết tưởng các Ngài phải có một tâm hồn nhiệt tình tông đồ: Yêu mến Chúa hết lòng và khao khát phần rỗi các linh hồn. Chúng ta hãy lắng nghe những lời tâm huyết của một số vị thánh sau đây:
Cha Đamiêng, vị tông đồ của những người hủi đã nói : “Phần tôi, tôi muốn hủi với những người hủi để chinh phục họ cho Chúa Giêsu”.
Thánh Phanxicô Xaviê đã dấn thân không mệt mỏi cho công cuộc truyền giáo, khi viết từ Viễn Đông cho thánh Ignatiô, Ngài nói : “Ở xứ này, rất nhiều người không phải là kitô hữu chỉ vì hiện nay không có ai để làm cho họ trở thành kitô hữu. Nhiều khi tôi có ý tưởng rong ruổi qua mọi đại học ở Châu Âu. Bắt đầu từ đại học ở Paris để kêu gọi những kẻ có nhiều học thức hơn là lòng bác ái và làm cho họ biết trách nhiệm về phần rỗi của kẻ khác”.
Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu thì nói: “Con cảm thấy lòng con khao khát phần rỗi linh hồn người ta lắm; con muốn dùng hết tài, xuất hết lực, hy sinh mọi lẽ để cứu kẻ tội lỗi cho khỏi lửa hoả ngục”. Trong những lá thư gửi cho hai cha truyền giáo, Ngài đã bộc lộ được tâm hồn khao khát truyền giáo của Ngài: “Cái điều mà con đêm mong ngày đợi là chinh phục nhân loại cho tình ái Chúa, con thú thật rằng: Nếu ở trên thiên đàng con không thể tiếp tục mạnh mẽ việc đó, con thích ở lại nơi lưu đày này hơn là về chốn vui vẻ đời sau”.
Còn mẹ Têrêxa Calcutta thì sao? Ngài nói: “Nhiệt tâm đối với các linh hồn là kết quả và chứng tá của tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa thực lòng, ta không thể không rạo rực ước muốn cứu vớt các linh hồn; đó chính là điều Chúa Giêsu quan tâm hơn và yêu quí hơn. Vì thế, nhiệt tình là bằng chứng của tình yêu, và bằng chứng nhiệt tình là tận hiến cho việc nghĩa này: Tiêu hao sức lực và cuộc đời ta để cứu vớt các linh hồn”.
Tóm lại, để loan báo Tin Mừng có hiệu quả, trên hết và trước hết cần phải có một tinh thần nhiệt tình tông đồ: Tinh thần của Chúa Giêsu; tinh thần của các Tông đồ và các kitô hữu tiên khởi; tinh thần của các nhà truyền giáo. Khi đã có tinh thần nhiệt tình tông đồ, chắc chắn sẽ tìm ra phương cách để truyền giáo. Hãy ra chỗ nước sâu. Hãy tới các vùng ngoại biên. Hãy mạnh dạn “Thổi những hồi kèn thúc quân”, đó là lòng nhiệt tình tông đồ bằng những hành động cụ thể chứ không phải lý thuyết suông. Hãy quan tâm đến những người bệnh tật ốm đau, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, những người bị áp bức bóc lột. Hãy quan tâm đặc biệt đến những người nghèo : “Có một mối giây không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 48). Làm như thế, mới hy vọng có được một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam chúng ta. Amen
Lm. Anthony Trung Thành