ROME (Zenit.org) -Bài giải thích của Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết trong Phủ Giáo Hoàng, về đoạn tin mừng phụng vụ Chúa nhật XXIV Thường Niên, tường thuật dụ ngôn đứa con trai hoang đàng.

* * *

Luca 15:1-32

"Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.' Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng:'Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.' Và họ bắt đầu ăn mừng."

Trong phụng vụ hôm nay, đọc hết Chương 15 Tin Mừng Thánh Luca, chứa đựng ba dụ ngôn gọi là dụ ngôn "thương xót": con chiên lạc mất, đồng tiền rớt mất, và đứa con trai phung phí. "Có một người có hai con trai... "Chỉ cần nghe một vài lời này là bất cứ ai có kiến thức tối thiểu về Tin Mừng, cũng la lên ngay đó là dụ ngôn con trai hoang đàng.

Trong những dịp khác tôi đã nói rõ ý nghĩa thiêng liêng của dụ ngôn, lần náy tôi muốn đề cao một phương diện dụ ngôn có tính thời sự nhưng ít được đề ra. Trong thực tế, dụ ngôn này không gì khác hơn là sự hoà giải giữa một người cha và một người con, và tất cả chúng ta biết sự hoà giải là quan trọng dường nào cho hạnh phúc của những người cha và những người con.

Chúng ta biết tại sao văn chương, nghệ thuật, giải trí và quảng cáo chỉ lợi dụng duy nhất một tương quan nhân bản: chiều kích tình dục giữa người nam và người nữ, giữa người chồng và người vợ. Xem ra không còn gì khác trong sự sống. Quảng cáo và giải trí không làm gì hơn là nấu đĩa này trong một ngàn nước xốt. Ngươc lại, người ta bỏ qua không khám phá một tương quan nhân bản khác cũng phổ quát và quan trọng, một tương quan khác về những nguồn gốc lớn lao của sự sống mang lại niềm vui: tương quan cha-con, niềm vui của thiên chức làm cha. Chỉ có một tác phẩm trong văn chương thật sự đề cập tới chủ đề này là Thư của F.Kafka gởi cho một người Cha" (Câu chuyện tình yều của Turgenev "những người Cha và những đứa Con," nói về những thế hệ khác nhau, nhiều hơn là nói về những người cha và những người con).

Nhưng nếu người ta đi sâu vào con tim của người nam một cách thanh thản và khách quan, trong đa số trường hợp người ta sẽ khám phá rằng một tương quan hùng mạnh và thanh thản đạt được với con cái mình là, đối với người nam và trưởng thành, không mấy thích thú và thỏa mãn hơn là tương quan đối với một người nữ. Chúng ta cũng biết một tương quan như thế là quan trọng cho một đứa con trai hay con gái, và đó là khoảng trống kinh khủng nếu thiếu đi tương quan đó hay là sự tuyệt giao để lại.

Cũnh như bịnh ung thư thuờng tấn công những cơ quan mỏng manh nhất trong người nam và người nữ, thì quyền năng phá hoại của sự tội và sự dữ tấn công những trung tâm thần kinh quan trọng nhất của sự sống con người. Không gì có thể bị lệ thuộc sự lạm dụng, sư khai thác và bạo tàn hơn là tương quan nam-nữ; và không gì bị phơi bày hơn cho sự biến dạng cho bằng tương quan cha-con: thuyết độc đoán, thuyết gia trưởng, sự nổi loạn, sự loại trừ, sự thiếu vắng hiệp thông.

Nhưng không nên khái quát hóa. Có những trường hợp thuộc những tương quan đẹp nhất giữa những người cha và những đứa con. Nhưng nhiều hơn nữ chúng ta cũng biết cũng cónhững trường hợp tiêu cực. Trong sách tiên tri Isaiah chúng ta đọc câu than thở này của Thiên Chúa: "Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta" (1:2). Do kinh nghiệm tôi thiết tưởng nhiều người cha ngày nay biết những lời này có nghĩa là gì.

Sự đau khổ có tính hỗ tương; không phải như trong dụ ngôn, lỗi hoàn toàn thuộc về người con trai mà thôi... Có những người cha mà sự đau khổ sâu xa hơn hết trong đời là bị con cái mình loại trừ hay trực tiếp khinh thường. Và có những đứa con mà sự đau đớn sâu xa nhất và không thể nói ra đó là bị người cha hiểu lầm, không đánh giá cao hay là thẳng thắn loại trừ.

Tôi đã nhấn mạnh đến sự hàm ý nhân bản và hiên sinh của dụ ngôn hôm nay. Nhưng đó không hẳn là một vấn đề cải thiện chất lượng của sự sống trong thế giới này. Sáng kiến của một sự hoà giảii lớn lao giữa những người cha và những đứa con, và sự cần thiết phải chữa lành tận căn tương quan của họ lại tùy thuộc vào sự cố gắng của một sự tân phúc âm hóa. Chúng ta biết tương quan với người cha dưới đất có thể ảnh hưởng nhiều, cách tích cực hay tiêu cực, đến tương quan với người Cha trên trời và, do đó đến chính đời sống Kitô hữu. Khi Gioan tẩy Giả, ĐấngTiền Hô được sinh ra, thiên thần nói một trong những nhiệm vụ của ngài là "làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, và lòng con cháu quay về với cha ông." Một nhiệm vụ mà ngày nay có tính thơi sự hơn bao giờ hết..