Đèn Noen chiếu sáng khi trời tối khiến người ngắm nhìn cảm thấy rạo rực niềm vui. Ban ngày đèn Noen lu mờ dưới ánh sáng mặt trời nhưng khi trời tối ánh sáng nhỏ nhoi kia đủ quyến rũ cả mắt người lẫn côn trùng. Đèn Noen là sáng kiến sinh sau Chúa Giáng Sinh. Tuy nhiên vào dịp lễ Giáng Sinh người ta lại cho chúng xuất hiện trước ngày lễ bởi chúng được sinh ra để phụ giúp mừng lễ Chúa Giáng Sinh sốt sắng và long trọng hơn. Chúng hiện diện trong mùa Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta về mùa Hồng Phúc Con Chúa xuống thế làm người và ở giữa chúng ta. Nhiều người mừng lễ Chúa Giáng Sinh chỉ chú trọng đến tìm cách nghỉ ngơi thoải mái và thêm vào tiệc tùng, ăn uống tưng bừng. Văn hoá hưởng thụ trong dịp lễ Giáng Sinh không phải là phong cách mừng lễ của người Kitô hữu. Người Kitô hữu chân chính mừng lễ cũng có ăn uống, có nghỉ ngơi, có thoải mái và vui vẻ như mọi người nhưng họ luôn nhận biết Chúa Giáng Sinh là trung tâm điểm của mọi lễ lạc, tiệc mừng. Chưng đèn Noen vì Chúa Giáng Sinh; Chúc mừng Giáng Sinh vì Chúa Giáng Sinh; làm hang đá Belem vì Chúa Giáng Sinh; tham dự lễ Giáng Sinh vì Chúa Giáng Sinh. Kitô hữu mừng lễ Giáng Sinh long trọng vì. Thứ nhất, mừng Đức Kitô xuống thế làm người, ở giữa chúng ta. Thứ hai, mừng Chúa Giáng Sinh xuống thế trở thành một người trong chúng ta. Thứ ba, mừng Chúa Giáng Sinh mang ánh sáng tình yêu Chúa dọi sáng tâm hồn u tối. Thứ tư, mừng Chúa Giáng sinh ban sự sống trường sinh cho tâm hồn. Thứ năm, mừng Chúa Giáng Sinh dậy chúng ta biết tình yêu Chúa và qua đó chúng ta biết cách đối xử với nhau trong yêu thương.
Trước khi Đức Kitô rao giảng đã có Gioan Tiền Hô đi trước mở đường. Ông kêu gọi thống hối và chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đấng Cứu Thế. Ông mình mặc áo lông lạc đà, thắt lưng da thú, ăn châu chấu pha mật ong rừng. Cuộc sống hoang dã nơi samạc của Gioan mang hình ảnh một người hoàn toàn xa lạ với xã hội. Diện mạo ông xa lạ, khác thường nhưng điều ông rao giảng rất thật, rất cần, rất gần gũi liên quan đến âu lo, khắc khoải của bao tâm hồn về í nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Hơn nữa Gioan không đến làm sáng danh mình nhưng làm sáng danh về Đấng đến sau ông, Đức Kitô, Đấng đến sau nhưng quyền thế hơn. Người đến sau Gioan, Đức Kitô, cũng không làm sáng danh mình nhưng làm Sáng Danh Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa rộng lượng, đầy nhân ái, hết mực yêu thương và luôn tìm cơ hội để tha thứ. Kitô hữu những người tin theo Đức Kitô làm sáng danh Thiên Chúa. Kitô hữu rao giảng về Đức Kitô xuống thế trong máng cỏ hôi rình, rao giảng có kẻ đuổi người khinh, bị kết án tử hình treo trên thập tự để cứu độ chúng sinh.
Gioan khởi đầu rao giảng trong hoang địa và đi đến lòng người, kêu gọi thống hối, ăn năn, trở về đường ngay, nẻo chính để đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn có một tiếng nữa cũng phát xuất từ hoang địa đó là tiếng khóc trẻ thơ trong đêm vắng, đồng hoang, miền xa lạ. Tiếng khóc trẻ thơ đó khóc vì giữa đêm đông giá rét, khăn phủ không kín người, cỏ khô không đủ ấm và gió lạnh thâu đêm ùa đến từng cơn, chúng đến từ trăm phương, ngàn hướng biết đâu để chắn, để che. Tiếng khóc trẻ thơ khóc vì giá lạnh tiết trời thì ít nhưng khóc nhiều vì giá lạnh tâm hồn, cái vô cảm của con tim nhân thế. Khóc vì hai ông bà không tìm được quán trọ chỉ vì lòng người coi tiền trọng hơn tình người. Thiếu quán trọ cho người nghèo; dư phòng ốc cho kẻ giầu sang, quyền thế. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng hoang vang vọng giữa đêm khuya lên tiếng thay tiếng vọng của kẻ thất vọng, đòi lại công lí cho toàn dân và tự do cho tâm hồn tù túng vì tội đời. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng vắng vang vọng vì con tim nguội lạnh trước đau khổ của con người, tôn thờ, ca tụng tạo vật, chối bỏ Thiên Chúa Đấng tạo dựng tạo vật. Ngày nay Giáo Hội Chúa còn liên tục gióng tiếng nhắc nhở con tim nhân loại tiếng khóc xưa nơi đồng vắng của Gian Tiền Hô, của Hài Nhi Ấu Chúa. Tiếng khóc đó hy vọng vang vọng đến người cai quản các trại tạm cư, các nhà tù, hầm trú ẩn, hội nghị, phòng họp thức tỉnh lương tâm và con tim các lãnh tụ chính trị và tôn giáo. Đó là tiếng khóc than, kêu gào của Giáo Hội Chúa và tiếng khóc đó chỉ ngưng khi nào những điều trên được thực hiện trên toàn cõi địa cầu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Trước khi Đức Kitô rao giảng đã có Gioan Tiền Hô đi trước mở đường. Ông kêu gọi thống hối và chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đấng Cứu Thế. Ông mình mặc áo lông lạc đà, thắt lưng da thú, ăn châu chấu pha mật ong rừng. Cuộc sống hoang dã nơi samạc của Gioan mang hình ảnh một người hoàn toàn xa lạ với xã hội. Diện mạo ông xa lạ, khác thường nhưng điều ông rao giảng rất thật, rất cần, rất gần gũi liên quan đến âu lo, khắc khoải của bao tâm hồn về í nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Hơn nữa Gioan không đến làm sáng danh mình nhưng làm sáng danh về Đấng đến sau ông, Đức Kitô, Đấng đến sau nhưng quyền thế hơn. Người đến sau Gioan, Đức Kitô, cũng không làm sáng danh mình nhưng làm Sáng Danh Thiên Chúa và mặc khải một Thiên Chúa rộng lượng, đầy nhân ái, hết mực yêu thương và luôn tìm cơ hội để tha thứ. Kitô hữu những người tin theo Đức Kitô làm sáng danh Thiên Chúa. Kitô hữu rao giảng về Đức Kitô xuống thế trong máng cỏ hôi rình, rao giảng có kẻ đuổi người khinh, bị kết án tử hình treo trên thập tự để cứu độ chúng sinh.
Gioan khởi đầu rao giảng trong hoang địa và đi đến lòng người, kêu gọi thống hối, ăn năn, trở về đường ngay, nẻo chính để đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn có một tiếng nữa cũng phát xuất từ hoang địa đó là tiếng khóc trẻ thơ trong đêm vắng, đồng hoang, miền xa lạ. Tiếng khóc trẻ thơ đó khóc vì giữa đêm đông giá rét, khăn phủ không kín người, cỏ khô không đủ ấm và gió lạnh thâu đêm ùa đến từng cơn, chúng đến từ trăm phương, ngàn hướng biết đâu để chắn, để che. Tiếng khóc trẻ thơ khóc vì giá lạnh tiết trời thì ít nhưng khóc nhiều vì giá lạnh tâm hồn, cái vô cảm của con tim nhân thế. Khóc vì hai ông bà không tìm được quán trọ chỉ vì lòng người coi tiền trọng hơn tình người. Thiếu quán trọ cho người nghèo; dư phòng ốc cho kẻ giầu sang, quyền thế. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng hoang vang vọng giữa đêm khuya lên tiếng thay tiếng vọng của kẻ thất vọng, đòi lại công lí cho toàn dân và tự do cho tâm hồn tù túng vì tội đời. Tiếng khóc trẻ thơ nơi đồng vắng vang vọng vì con tim nguội lạnh trước đau khổ của con người, tôn thờ, ca tụng tạo vật, chối bỏ Thiên Chúa Đấng tạo dựng tạo vật. Ngày nay Giáo Hội Chúa còn liên tục gióng tiếng nhắc nhở con tim nhân loại tiếng khóc xưa nơi đồng vắng của Gian Tiền Hô, của Hài Nhi Ấu Chúa. Tiếng khóc đó hy vọng vang vọng đến người cai quản các trại tạm cư, các nhà tù, hầm trú ẩn, hội nghị, phòng họp thức tỉnh lương tâm và con tim các lãnh tụ chính trị và tôn giáo. Đó là tiếng khóc than, kêu gào của Giáo Hội Chúa và tiếng khóc đó chỉ ngưng khi nào những điều trên được thực hiện trên toàn cõi địa cầu.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org