1. LỊCH SỬ GIÁO XỨ VIỆT NAM VÙNG PARIS.

Lịch sử của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris có thể chia ra làm ba thời kỳ :

* Thời kỳ “Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp”

(1947 - 1952).

* Thời kỳ “Tổ chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp”

(1952 - 1977).

* Thời kỳ “Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris”

(1977 - Ngày nay).

Từ 1946, do sáng kiến và góp sức của các Giáo Sĩ du học và anh chị em Giáo Dân sinh sống tại Pháp vào thập niên 40, sau đệ nhị thế chiến, trong bầu không khí tranh đấu độc lập cho Quê Hương. Đại Hội Toulouse 1946 là một Đại Hội lịch sử của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp dưới nhiều khía cạnh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, thành quả của Đại Hội là “Bản Điều Lệ và sinh hoạt Liên Đoàn”, đã được Giáo Quyền Pháp công nhận năm 1947. Chúng ta chọn 1947 như năm chính thức cháo đời của Giáo Xứ chúng ta.

Từ cái nhân của Đại Hội Toulouse 1946, ngày nay đã có hơn 60 Cộng Đoàn Người Việt Nam hiện diện trên 94 giáo phận của Giáo Hội Pháp. Và Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris luôn xứng đáng là Cộng Đoàn “Chị cả” của các Cộng Đoàn Việt Nam khác tại Pháp. Hơn thế, Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris còn lá Cộng Đoàn thâm niên nhất trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ngày nay trên thế giới. Đó là điều không thể phủ nhận. Nếu căn cứ vào hai mốc thời gian, hai văn kiện quan trọng của Giáo Hội về Di Dân : Tông huấn “Gia đěnh xa cách” (Exsul Familia, 1952) và Tự sắc “Mục Vụ Di Dân” (Pastoralis Migratorum Cura, 1969), thì chúng ta có thể nói, lịch sử của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris trải dài trên lịch sử “Mục vụ di dân” của Giáo Hội hoàn vũ.

Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris luôn là cộng đoàn người Việt tha hương nhưng kiên vững trong niềm tin, gắn bó với số phận đất nước và văn hóa dân tộc. Cộng đoàn đức tin, sống đạo và truyền đạo cộng đoàn văn hóa, hội nhập vào xă hội nước người và bảo toàn hằng tính dân Việt cộng đoàn tương thân, đùm bọc tại quốc ngoại và nhất trí với đồng bào tại quốc nội. Đó là những đặc thù của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris chúng ta hôm qua và hôm nay.

Những đặc thù ấy cũng là những truyền thống mỗi ngày một triển nở trong lịch sử Giáo Xứ chúng ta. Đọc các phần bài viết về lịch sử và đời sống các Cộng Đoàn Sarcelles-Garges, Cergy-Pontoise, Marne La Vallée..., về những sinh hoạt Thiêng Liêng, Văn Hóa, Xã Hội, sinh hoạt Liên Đới (tức là những góp sức của giáo dân trong mọi sinh hoạt chung, là những tương quan của Giáo Xứ chúng ta với Giáo Hội Địa Phương và với các Cộng Đoàn Việt Nam khác), cũng như các bài sinh hoạt của từng Cộng Đoàn, từng Hội Đoàn, từng Ban, từng Nhóm Công Giáo Tiến Hành... chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Hôm qua là cái nhân của hôm nay. Hôm nay là thành quả của ngày hôm qua và cái nhân cho ngày mai. Đó là một chân lý lịch sử. Vì thế tiếp nối lịch sử của Tiền Nhân, chúng ta có bổn phận phải làm tốt hơn công việc các Ngài đã bắt đầu và làm thêm những gì hoàn cảnh chưa cho phép khởi sự. Đây là bổn phận lịch sử của mọi người, từ cao niên đến tuổi trẻ. Đọc lại những trang sinh hoạt của Giáo Xứ vùng Paris hiện nay, chúng ta vui mừng và hãnh diện nhận thấy : Sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo sĩ và giáo dân. Không ai thiếu chổ đứng trong Cộng Đoàn. Mỗi người phải tự hỏi : “Tôi đã làm gì” cho Cộng Đoàn, cho Giáo Xứ để xứng đáng với gia sản tôi đang thừa hưởng do cha ông để lại và chuẩn bị cho thế hệ đến sau tôi ?

Giáo Xứ là một vườn bông muôn màu rực rỡ, mỗi người là một sắc hoa riêng. Giáo Xứ là một mùa Xuân, mỗi người là một cánh én, một cành mai. Giáo Xứ là một vườn Nho, mỗi người là một thợ làm nho Chúa mời vào. Giáo Xứ là một đồng lúa, mỗi người là một thợ gặt được sai tới.

1947 - 2002, GIÁO XỨ VIỆT NAM VÙNG PARIS đã tròn 55 tuổi.

  • • Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ.
  • • Chúng ta biết ơn Giáo Hội và Quê Hương.
  • • Chúng ta ghi ơn các bậc Tiền Bối, các ân Nhân và Bạn Hữu.


Cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, chúng ta kêu lên : Tất cả là Hồng ân.

55 năm hoạt động Giáo Xứ không phải để “đóng khung lịch sử Cộng Đoàn”, nhưng để “ôn cố tri tân”, để tiếp nối những trang sử mới cho Cộng Đoàn về mọi phạm vi sinh hoạt Thiêng Liêng, Văn Hóa, Xã Hội, hội nhập và bảo vệ truyền thống, duy trì gia sản Tiền Nhân để lại và mở rộng tương lai cho thế hệ trẻ đang lên... Như nguyện ước của Đức Thánh Cha trong điện văn gửi cho Giáo Xứ ngày 25-06-1996 :

”Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người coi việc cử hành đại lễ kỷ niệm này như một khởi điểm của một giai đoạn mới trong đời sống cộng đồng Giáo Xứ : Tiếp tục xây dựng một cộng đoàn hòa hợp và nhiệt thành... luôn thủy chung với văn hóa Việt Nam và liên đới với dân tộc... hầu trở thành những chứng nhân phát huy tinh thần Phúc âm...”.

2. Ban Giám Đốc

Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh Giám Đốc Giáo Xứ Tuyên úy Cộng đoàn Villiers Le Bel và Ermont

Linh Mục Vinxentê Nguyễn Văn Cẩn Quản lý

Linh Mục Giuse Đinh Đồng Thượng Sách Đặc trách Thiếu Nhi Thánh Thể, và Giới Trẻ Tuyên úy Cộng đoàn Cergy Pontoise

Linh Mục Giuse Trần Anh Dũng Tuyên úy Cộng đoàn Marne La Vallée Tuyên úy Cộng đoàn Sarcelles-Garges

Thầy François Xavier Girard Phó tế vĩnh viễn Phụ trách Cộng đoàn Sarcelles-Garges

Thầy Phêrô Phạm Bá Nha Phó tế vĩnh viễn Chủ bút báo Giáo Xứ Việt Nam

Thầy Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch Phó tế vĩnh viễn Phụ trách huấn luyện các hội đoàn

Thầy Anrê Tạ Ðình Chung Phó tế vĩnh viễn Sinh Hoạt Giới Trẻ và Internet Giáo Xứ

Nữ tu Maria Nguyễn Kim Thoa Phụ trách Phòng Xã Hội, lớp Pháp Văn

Nữ tu Têrêsa Thân Kim Liên Văn phòng Giáo Xứ

3. Ban Thường Vụ

Ông Phanxicô Lê Đình Thông : Chủ tịch

Chị Maria Đào Kim Phượng : Phó Chủ tịch kiêm ủy viên Thanh Niên

Ông Giuse Trần Khắc Đạt: Tổng Thư ký

Bà Maria Lê Xuân Phưσng : Phó Thư ký

Ông Giuse Nguyễn Văn Thσm: Ủy viên Cσ sở

Cô Maria-Têrêsa Mỹ Phước: Ủy viên Giáo lý

Ông Antôn Bùi Trọng Khang Ủy viên Phụng vụ & Thánh ca

Ông Ngô Triệu Hùng Ủy viên Tài chánh

Ông Anphôngxô Dưσng Trung Huy Ủy viên Thiếu niên

Ông Anrê Nguyễn Thành Công Ủy viên Thông tin & Liên lạc

Ông Đôminicô Trần Anh Dũng Ủy viên Văn hóa



4. LỊCH SỬ CÁC CỘNG ĐOÀN

A. Lịch Sử Cộng Đoàn Cergy-Pontoise

Người khai phá lịch sử Cộng Đoàn Cergy-Pontoise không ai khác hơn là Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách khi Ngài đến đây giúp mục vụ cho đồng bào tị nạn từ Việt Nam sang cư trú tại foyer AFTAM Osny vào cuối thập niên 70.

Từ 10 tháng 7 năm 1982, Cha Đôminicô Nguyễn Văn Hiệu bắt đầu làm Tuyên úy cho giáo dân Việt Nam trong vùng Pontoise và Montmorency.

Năm 1988, nhận thấy số người VN ra nhà rải rác khắp các vùng trong thành phố mới Cergy Pontoise ngày càng đông, Cha đã vận động đưa thánh lễ VN mỗi Chúa nhật đầu tháng về nhà thờ Sainte Marie des Peuples tại Cergy-St-Christophe.

Ngày 31/10/1993, do sự sắp sếp của Tòa Giám Mục Địa Phận Pontoise và Ban Giám Đốc Giáo Xứ VN Paris, Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách được bổ nhiệm làm Tuyên úy coi sóc Cộng Đoàn Cergy Pontoise và kể từ ngày này Cộng Đoàn Cergy-Pontoise được xát nhập vào Giáo Xứ VN Paris.

Ngày 07/11/1993, thánh lễ đồng tế với sự hiện diện của Cha Giám Đốc Giáo Xứ VN Paris Mai Đức Vinh đã đánh dấu ngày trở về coi sóc Cộng Đoàn Cergy Pontoise của Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách từ đó đến nay tổ chức được củng cố và sinh hoạt Cộng Đoàn ngày càng phong phú hơn...

Tổ chức

Cộng Đoàn Cergy pontoise gồm 100 gia đình sống rải rác trên 11 thị xã thành phố mới Cergy Pontoise.

Cộng Đoàn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cha Đinh Đồng Thượng Sách và điều hành bởi một Ban Đại Diện gồm một chủ tịch, một thủ qủy và nhiều ủy viên.

Chức chủ tịch được bầu lên và được lựa chọn các thành viên vào Ban Đại Diện, sau khi đã tham khảo ý kiến Cha Tuyên úy.

Sinh hoạt

Hoạt động chính của Cộng Đoàn xoay quanh hai thánh lễ VN vào Chúa nhật thứ 2 và 4 trong tháng vào lúc 16giờ tại nhà thờ Sainte Marie des Peuples, Cergy-St-Christophe. Cộng thêm các thánh lễ trọng và ngày Tết...

Thứ 6 đầu tháng có thánh lễ lúc 20giờ 00, sau giờ chầu của Cộng Đoàn.

Mỗi tối thứ Bảy tháng Mân Côi có lần chuỗi chung tại nhà thờ.

Có nhóm đọc kinh lưu động, từ 10 đến 15 người, đến tại nhà gia đình tình nguyện vào các tháng Thánh Tâm, Mân Côi, tháng các Đẳng Linh Hồn và đọc kinh cầu lễ cho người quá cố theo gia đình yêu cầu.

Tháng Hoa có rước kiệu xung quanh nhà thờ trước mỗi thánh lễ Chúa nhật.

Ngoài việc tham dự mừng kính lễ các Thánh Tử Đạo VN với vùng Paris, Cộng Đoàn còn tổ chức rước kiệu tôn vinh các Thánh Tử Đạo VN và thánh lễ cho tất cả mọi người ở địa phương cùng được tham dự.

Thánh lễ Tết với văn nghệ vŕ ăn Tết mừng xuân sau đó.

Giáng Sinh có vọng Giáng Sinh, thánh lễ và phát quà của Chúa Hài Đồng cho các em thiếu nhi.

Hội Đoàn

Giáo Lý có bốn lớp : Khai tâm, Dự bị rước lễ, Rước lễ lần đầu và Thêm Sức.

Có một đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.

Có một tiểu đội Legio-Mariae, gồm 12 người.

Có 12 thành viên Cursillo.

Có một nguyệt san “Sống Đạo”, bản tin liên lạc của Cộng Đoàn Công Giáo VN Cergy-Pontoise.

Quan hệ với Địa Phận - Giáo xứ VN Paris - Giáo xứ Sainte Marie des Peuples

Với Địa phận : tham dự ngày hành hương, ngày lễ Hiển Linh, có thành viên thường trực cạnh Ủy Ban Ngoại Kiều.

Cộng Đoàn có nhiều quan hệ với Giáo xứ VN Paris là lẽ thường tình...

Với xứ đạo Pháp, đóng góp vào sự tu bổ nhà thờ, để lại cho Nhà xứ 100% tiền giỏ thu được, có ủy viên trong Hội Đồng Mục Vụ.

B. Lịch Sử Cộng Đoàn Ermont

Cách đây hσn bốn mươi năm, vào những năm 1960, với ba chục gia đình người Việt hoặc Pháp-Việt về Ermont định cư, sau khi họ hồi hương về Pháp được vài năm. Họ thường xuyên liên lạc với nhau và giúp đỡ nhau khi cần. Trong tuần họ họp nhau đọc kinh tại gia, hay đến nhà có tang lễ để đọc kinh và phúng điếu. Một vài dịp lễ lớn trong năm, họ mời các Cha Việt Nam ở Paris, Cha Nguyễn Quang Toán, Cha Nguyễn Văn Long. .. đến dâng lễ tiếng Việt cho các gia đình. Họ cộng tác với nhau lo gian hàng Việt Nam trong ngày Kermesse hàng năm của họ đạo Pháp. Một tiểu đội Legio-Mariae cũng được thành lập. Từ từ Cộng Đoàn Việt Nam tại Ermont được thành hình vào những năm ấy.

Mười lăm năm sau, khoăng 1975-1980, một số gia đình Việt khác mới từ Việt Nam sang, cũng đến sinh sống tại Ermont và những thành phố lân cận. Cha Gantier Thể thường xuyên đến giúp mục vụ cho cộng đoàn trong một thời gian. Cha Louis Nguyễn Văn Qui, dòng Chúa Cứu Thế, cũng về hoạt động tại Ermont : ngôi nhà của Ngài luôn mở cửa đón tiếp anh em bơ vơ bịnh hoạn, hay những người mới đến Pháp trong những ngày tháng đầu nơi đất lạ. Thường xuyên mỗi Chúa nhật có thánh lễ tiếng Việt ở nhà Ngài.

Lần hồi giáo dân Việt Nam trong địa phận ngày càng thêm đông, nên tháng 7 năm 1982, Tòa Giám Mục Địa phận Pontoise đă bổ nhiệm Cha Đôminicô Nguyễn Văn Hiệu làm Tuyên úy cho giáo dân Việt Nam vùng Ermont và Cergy-Pontoise. Từ đó Cộng Đoàn Ermont có thánh lễ tiếng Việt hàng tháng. Sau mười năm tận tụy lo cho giáo dân Việt Nam trong vùng. Cha Tuyên úy lâm bịnh và mất đi trong sự thương tiếc của mọi người. Cha Qui hy sinh nhậm lời đứng ra thay thế Cha Hiệu tại Ermont cho tới khi Cha bận công việc tông đồ nhiều nơi không tiếp tục lo cho Cộng Đoàn được. Từ năm 1995, Cộng Đoàn được xát nhập vào Giáo Xứ Việt Nam Paris và Cha Giám Đốc Giáo Xứ VN Mai Đức Vinh hướng dẫn Cộng Đoàn. Hiện nay Cộng Đoàn có trên dưới 70 gia đình sống tại Ermont và các thành phố lân cận như Montigny les Cormeilles, Franconville, Sannois, Eaubonne.

Sinh hoạt

Cộng Đoàn có thánh lễ tiếng Việt hàng tháng vào mỗi Chúa nhật thứ 3. Giáng Sinh có thánh lễ đêm và phát quà cho các em nhỏ. Tết có thánh lễ Tân niên với văn nghệ mừng xuân và tiệc trà sau đó. Tiểu đội Legio cũng như các thành viên Cursillo sinh hoạt thường xuyên. Hàng năm Cộng Đoàn tham gia Kermesse Paroissiale với họ đạo Pháp. Ca đoàn tham gia hát lễ Chư Dân với các giáo dân ngoại kiều khác trong họ đạo. Có đại diện thường trực trong Ủy Ban Ngoại Kiều của Địa Phận. Cộng Đoàn cũng thường lạc quyên chia xẽ với đồng bào bên quê nhà.

Tuyên úy : Cha Mai Đức Vinh

Đại diện : ông Nguyễn Minh Dương

Thánh lễ : 15g30 chủ nhật III trong tháng Tại nhà thờ Notre Dame des chênes, Ermont

C. Lịch Sử Cộng Đoàn Marne La Vallee

Cộng đoàn đã được thành lập từ 1980-1981 bằng những người Việt Nam Công giáo trong những ngày đầu đến định cư tại Foyer Noisy le Grand. Qua Cha Đinh Đồng Thượng Sách với mỗi tháng 1 lần làm Lễ tại Foyer và 1 tại nhà thờ Villiers sur Marne. Cộng đoàn được ra đời bởi những : Trưσng triết Hùng, Vũ văn Mạc, Phạm văn Mai, Hà văn Lợi, Huỳnh thị Yến, Nguyễn văn Nở và đặc biệt ông Lâm Phước Quý.

Cũng vì nhu cầu giáo dân nhiều và để tiện lợi cho việc di chuyển, việc ban các phép Bí tích dễ dàng hσn, Cha Sách đã xin phép được sử dụng nhà nguyện Saint Martin tại Champy làm nσi dừng chân của Cộng đoàn. (Từ năm 2000, dời về nhà nguyện Saint Paul ở Noisiel).

Sinh hoạt

Đến giữa năm 1984, sinh hoạt Cộng đoàn được tô thêm màu sắc do sự ra đời của Hội Đạo binh Đức Mẹ, do ông Paul Diệp phụ trách.

Từ đó đến nay, Cộng đoàn không ngừng lớn mạnh với số người dự Lễ Chúa Nhật thật đông (trung bình 200 người), các dịp Lễ lớn như Noel, tết, không còn chỗ ngồi...

Cộng đoàn hiện nay còn có các lớp Giáo lý, tiếng Việt, Phong trào Cursillo sinh hoạt đều đặn...

Mỗi năm, vào dịp Lễ Giáng sinh, các em thiếu nhi thực hiện hoạt cảnh Giáng sinh thật dễ thưσng.

Ca đoàn Vào đời ngoài việc hát Thánh Lễ còn đảm trách dạy hát, múa cho thiếu nhi và thực hiện 1 chưσng trình văn nghệ vào dịp Tết...

Tuyên úy : Cha Trần anh Dũng

Đại diện : Anh Vũ Hữu Thành

Thánh Lễ : 14g30 chủ nhật I và III trong tháng

Tại nhà nguyện Saint Paul, Noisiel

D. Lịch Sử cộng đoàn Sarcelles

Năm 1969, một số bố mẹ trung niên được Cha Nguyễn Văn Long và Cha Nguyễn Quang Toán hướng dẫn lập thành tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ. Ban đầu hội mỗi thứ tư tại cuối nhà thờ Jean XXIII. Về sau nhường phòng cho các em giáo lý, các bà về hội tại hội quán Jean Louis Thibault. Hai năm đầu số quân binh đông đảo, Cha Linh giám vào hội và dâng lễ mỗi tuần. Nhưng về sau số quân binh sa sút, Cha Linh giám cũng không vào thường xuyên.

Đến năm 1973, trung tâm Jean Charcot bắt đầu tiếp đón những người có quốc tịch Pháp từ các cựu thuộc địa về, trong đó có nhiều gia đình VN công giáo. Nhưng mãi tới 1977, Cha Mai Đức Vinh mới về làm việc tại Giáo Xứ Paris và thường xuyên vào thăm đồng bŕo hồi cư. Dần dần Cha nhận đến dâng lễ mỗi Chúa nhật cho đồng bào công giáo tại phòng khánh tiết. Nhiều đồng bào ở ngoài trung tâm cũng vào dâng lễ. Ca đoàn Sarcelles khai sinh từ đây với các chị Phương Oanh, Lê thị Đình, Phùng Thu, Mimi, Hélène Mộc... Năm 1979, Cha tổ chức lễ Tết chung cho đồng bào trung tâm Charcot và đồng bào Sarcelles và Garges tại phòng hội Jean Louis Thibault. Các Cha Pháp thuộc hai xứ Sarcelles và Garges được mời đến đồng tế và ăn Tết. Các ngài xúc động thấy tinh thần đoàn kết và sống đạo của người Việt Nam... Sau dịp Tết này, trang sử mới của Cộng Đoàn Sarcelles-Garges được khởi sự.

Kể từ Phục Sinh 1979, Cha René Olivier, Cha sở Sarcelles, chấp nhận cho đồng bào công giáo VN có thánh lễ tiếng Việt mỗi tháng một lần tại nhà nguyện Jean XXIII. Đồng bào tị nạn về lập cư tại Sarcelles-Garges mỗi ngày mỗi đông làm cho sức sống của cộng đoàn thêm mạnh và có những sinh hoạt mục vụ nổi bật : Các lớp giáo lý đã có từ trước, với các chị Mỹ Phước và Minh Tâm, nay được tiếp tục và đông đảo hơn với chị Minh Lý và chị Ái Tuất. Hội các bà đạo Binh thêm quân số. Ca đoàn được tăng cường nhờ các bạn trẻ tị nạn ở trung tâm đường Valéry. Nhiều ông bà tham gia tích cực vào công việc mục vụ của xứ đạo Pháp, như cụ Linguet, ông bà Girard... Đó là những lý do chính đáng khiến Cha Olivier chấp thuận cho Cộng Đoàn Việt Nam có lễ tiếng Việt mỗi tháng hai lần, Chúa nhật thứ Hai và thứ Tư, lúc 9giờ 15.

Sinh hoạt

Kể từ 1980, Cộng Đoàn mỗi ngày một lớn mạnh. Số người đi dự lễ trung bình từ 150-200. Ngày lễ Tết tổ chức tại Salle de Fête của mairie, qui tụ trên 400 người.

Đức Cha A. Rousset, cũng như Đức Cha Thierry Jordan đã đến lễ Tết với Cộng Đoàn. Vì thế Cha Vinh không thể một mình đảm nhiệm hết công việc, cần thêm các Cha tiếp tay. Năm 1985-1988, Cộng Đoàn được Cha Bùi Duy Nghiệp, rồi từ 1991-1993, Cha Nguyễn Văn Ziên, và kể từ 1994, Cha Nguyễn Văn Cẩn tăng cường giúp Cộng Đoàn, đặc biệt trong sinh hoạt giới trẻ, ca đoàn, đọc kinh lięn gia đình và các lớp giáo lý. Nhưng hồng ân tô đậm nếp sống của Cộng Đoàn là năm 1987, ông Xavier Girard được lănh "Chức Phó Tế Vĩnh Viễn". Một hồng ân, một vinh dự cho cả Cộng Đoàn. Cho tới nay, công việc mục vụ của Thày mỗi ngày một hữu hiệu, tận tâm và mở rộng... Cha sở Jean Hidous cũng như quý Cha Pháp khác rất ưu ái Cộng Đoàn.

Tương lai Cộng Đoàn nằm trong tay mỗi người, đặc biệt người Trẻ ! Xây dựng tương lai Cộng Đoàn chính là bồi đắp tương lai của Giáo Hội và Dân tộc vậy !

Tuyên úy : Cha Nguyễn Văn Cẩn

Đại diện : Bà Girard Xavier

Thánh Lễ : 9g00 chủ nhật II và IV trong tháng

Tại nhà nguyện Jean XXIII, Sarcelles

E. Lịch Sử Cộng Đoàn Villiers-le-Bel

Cộng Đoàn Villiers-le-Bel thuộc giáo phận Pontoise, vùng hành chánh 95. Cộng Đoàn gồm những người Việt công giáo định cư tại các thị xã Villiers-le-Bel, Arnouville và Gonesse, về phía bắc và cách Paris chừng 40 cây số. Một số nhỏ các gia đình đã tới Pháp trước năm 1975, còn đại đa số tới sau 1975, từ Việt Nam hay từ Lào. Người ta ước lượng chừng 400 người Việt Nam, trong đó chừng 200 người là công giáo, tức khoãng 50 gia đính.

Cộng Đoàn được Cha Michel Nguyễn Quang Toán đến lập một tiểu đội Đạo Binh và làm lễ chiều thứ Bảy, sau khi hội, kể từ 1978. Nhưng Villiers-le-Bel chỉ trở thành Cộng Đoàn Việt Nam có liên hệ với các Cha Sở Pháp trong vùng và chính thức thuộc Giáo Xứ Paris kể từ 1979, khi Cha Mai Đức Vinh lên liên lạc với Cha Sở Villiers-le-Bel, Arnouville và phân công với Cha Toán : mỗi Cha đến dâng lễ 2 chiều thứ Bảy, lúc 16giờ. Như vậy, Villiers-le-Bel là cộng đoàn duy nhất ở ngoại ô Paris có thánh lễ tiếng Việt mỗi tuần. Ví chiều thứ Bảy đa số còn đi làm nên số người đi dự lễ không đông, trung bình chỉ từ 40-70 người. Vào dịp Tết, con số lên hơn 200 người. Đàng khác, không có các em nhỏ đi lễ, lý do vì các em đi học giáo lý trong họ đạo Pháp với các Cha sở đến các em đi dâng lễ riêng của các em mỗi Chúa nhật.

Sinh hoạt

Thường xuyên, Thánh lễ hàng tuần, có các bà Đạo Binh, có ca đoàn trên dưới 10 người. Đặc biệt, thánh lễ Tết đầu năm mới, tham gia lễ Đêm Giáng Sinh và lễ Chư Dân với các Cộng Đoàn ngoại kiều khác. Tham gia vào các sinh hoạt của Giáo Xứ Paris, như Legio lo nấu một tuần " Bữa Cơm Chúa Nhật ", đi dự các Đại Hội Mục Vụ, Ngày Thân Hữu...

Tuyên úy : Cha Mai Đức Vinh

Đại diện : ông Nguyễn Văn ân

Thánh lễ : 16g00 mỗi thứ bảy

Tại nhà nguyện Saint Francois d'Assise, Les Carreaux