Suy Niệm Lễ Mẹ Thiên Chúa
Ngày 01/01
Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ về phần xác. Riêng người Công Giáo, ngoài người mẹ phần xác còn có một người Mẹ về phần thiêng liêng, đó là Đức Maria. Đức Maria vừa là mẹ chúng ta vừa là Mẹ Thiên Chúa. Ngoài đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa, Ngài còn được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn Đời và Hồn Xác Lên Trời. Hôm nay, Giáo Hội tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:
1. Vì sao Đức Maria lại là Mẹ Thiên Chúa?
Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người.
Với bản tính Thiên Chúa, Đức Giêsu là một trong ba ngôi Thiên Chúa, Ngài ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: "Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa..."
Với bản tính loài người, Đức Giêsu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, có hồn có xác, có ngày tháng năm sinh, có quê quán. Ngài cũng biết đói, khát, lạnh, nóng. Ngài cũng có cảm xúc vui, buồn, sướng khổ, nóng giận...Nghĩa là Ngài giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi.
Như vậy, Đức Maria là mẹ Đức Giêsu thì Ngài cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tín điều này đã được Công đồng Êphêsô định tín năm 431. Mặt khác, khi gặp Mẹ Maria, bà Isave đã thốt lên rằng: "Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?" (x. Lc 1,43). Ngoài ra, Giáo Hội cũng đã đưa lời tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa vào đoạn sau của Kinh Kính Mừng mà chúng ta đọc hằng ngày: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử.”
2. Đức Maria là người Mẹ quyền phép và yêu thương
Đức Maria là người mẹ quyền phép: Trong kinh Đền Tạ Đức Mẹ chúng ta đọc ngày Thứ Bảy đầu tháng có câu: "Mẹ quyền phép bởi lời Mẹ xin cùng Chúa." Chúng ta thấy rõ điều này qua phép lạ tại tiệc cưới Cana: mặc dầu giờ chưa đến, nhưng do lời bầu cử của Đức Mẹ, Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, để cứu nguy cho gia chủ và giúp cho niềm vui của đôi tân hôn được trọn vẹn(x. Ga 2,1-12). Từ đó tới nay, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã làm vô số phép lạ để giúp con người. Nếu chúng ta đến các trung tâm Hành hương của Đức Mẹ, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Tại những nơi đó, người ta xin ơn nhiều nhưng người ta cũng tạ ơn nhiều. Những tấm bảng ghi ơn Mẹ thì vô số: ơn được chữa lành bệnh tật, ơn được trở lại, ơn tìm được của cải đã mất…Điều đó chứng tỏ Mẹ rất quyền phép trước mặt Thiên Chúa.
Đức Maria người mẹ yêu thương: Vì yêu thương nên Mẹ đã thưa hai tiếng "Xin vâng;" vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận hy sinh: hy sinh bản thân Mẹ, hy sinh chính đứa con một của mình; vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ loài người qua lời trăng trối của Đức Giêsu với Thánh Gioan dưới chân thập giá: "Này là Mẹ con" (x. Ga 19,27).
Mẹ không chỉ thi thố tình yêu thương khi Mẹ còn ở thế gian, sống với Thánh Gioan và các Tông đồ, mà Mẹ còn thể hiện tình yêu thương nhân loại khi Mẹ đã về trời ở bên cạnh Thiên Chúa. Bằng chứng là từ khi Mẹ về trời cho đến hôm nay Mẹ đã hiện ra nhiều lần nhiều nơi trên thế giới như ở Lavang, Lộ Đức, Fatima...để nâng đỡ và chỉ đường dẫn lối cho con cái Mẹ. Mẹ đúng thật là người mẹ đầy tình thương.
3. Ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới
Mẹ Maria còn được gọi là Nữ Vương Hoà Bình. Mẹ luôn mong muốn thế giới có hoà bình. Vì vậy, Giáo Hội rất có lý khi chọn ngày hôm nay để mời gọi chúng ta cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Nhưng để có hoà bình, con người cần phải kiến tạo.
Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất, phải xa tránh tội lỗi. Bởi vì, tội lỗi làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa, giống như Adong và Evà, sau khi phạm tội đã tìm cách lẫn trốn Thiên Chúa. Mặt khác, khi phạm tội con người thường đổ lỗi cho nhau và từ chối nhau: Sau khi ăn trái cấm, Adong đã đổ lỗi cho Evà; Sau khi Cain ra tay sát hại Abel, Thiên Chúa hỏi Cain rằng: "Em ngươi đâu?" Cain đã từ chối tình anh em bằng cách trả lời rằng: "Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?" (x. St 4,9).
Thứ hai, không gây gỗ bất hoà, không hằn thù ghen ghét...Vì hầu hết các cuộc chiến tranh đụng độ là do hằn thù, ghen ghét, bất hoà với nhau: giữa cá nhân, gia đình hay tập thể và cả giữa nước này với nước khác. Vì thế, sứ điệp của ĐTC nhân ngày Hòa Bình thế giới 1-1 năm 2017 đã được công bố với đề tài : “Bất bao động: một kiểu chính sách hòa bình.”
Thứ ba, không dùng bão lực: "không thể gìn giữ hoà bình bằng bão lực, hoà bình chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau." (Albert Einstein). Bởi vì, nếu giải quyết bằng bão lực thì sẽ dẫn đến thương tích, chết chóc...khi có thương tích, chết chóc sẽ không còn có sự bình an.
Về mặt tích cực:
Biết sống tốt các mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Đối với Thiên Chúa: phải biết sống hiệp thông với Ngài bằng việc siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao Hoà và Thánh Thể. Đối với tha nhân: phải biết sống tốt các mối tương quan trong gia đình như giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em với nhau; sống tốt các mối tương quan với bạn bè, đồng nghiệp và những người có liên hệ với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, những người bất đồng chính kiến và kể cả kẻ thù của chúng ta nữa. Sẵn sàng tha thứ cho nhau. Vì khi biết tha thứ mới có sự bình an: bình an từ người tha thứ và bình an từ người được tha thứ.
Cuối cùng, chúng ta hãy chiêm ngắm hang đá để thấy được bài học về sống chung hòa bình. Thật vậy, nơi hang đá có ba thành viên trong một gia đình, đó là Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse; có các nhà chiêm tinh đại diện cho các dân tộc; có ba vua và các mục đồng đại diện cho thần và dân; có con người và loài vật. Tất cả sống chung trong hoà bình.
Tóm lại, “Tất cả chúng ta đều mong muốn có hòa bình. Nhiều người hằng kiến tạo hòa bình hết ngày này qua ngày khác khởi từ những cử chỉ và hành động nhỏ bé. Nhiều người đang chịu đau khổ, tuy nhiên, họ vẫn bền độ kiên nhẫn trong nỗ lực của mình để làm những người kiến tạo hòa bình.” (x. Thông điệp của ĐTC ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50, số 7). Vậy chúng ta hãy góp phần mình trong việc tìm mọi cách để kiến tạo hoà bình. Hãy cùng nhau cầu "xin Chúa ghé mắt lại cùng chúng ta và ban bình an cho chúng ta." (x. Ds 6,26).
“Lạy Nữ Vương Hòa bình uy linh rạng rỡ, xin ban cho chúng con nền hòa bình thực sự trong trái tim; cho mọi gia đình được hòa thuận và các quốc gia đạt được những hòa ước với nhau. Xin gìn giữ và hàn gắn các gia đình đang bất hòa tan vỡ, vợ chồng đang ly dị, cha mẹ con cái và anh chị em đang chia rẽ. Lạy Nữ Vương Hòa bình xin canh chừng và bảo vệ chúng con với tình thương mẫu tử bao la của Mẹ. Amen.” (x. Kinh lạy Mẹ Nữ Vương Hòa Bình).
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 01/01
Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ về phần xác. Riêng người Công Giáo, ngoài người mẹ phần xác còn có một người Mẹ về phần thiêng liêng, đó là Đức Maria. Đức Maria vừa là mẹ chúng ta vừa là Mẹ Thiên Chúa. Ngoài đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa, Ngài còn được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn Đời và Hồn Xác Lên Trời. Hôm nay, Giáo Hội tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:
1. Vì sao Đức Maria lại là Mẹ Thiên Chúa?
Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người.
Với bản tính Thiên Chúa, Đức Giêsu là một trong ba ngôi Thiên Chúa, Ngài ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: "Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa..."
Với bản tính loài người, Đức Giêsu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, có hồn có xác, có ngày tháng năm sinh, có quê quán. Ngài cũng biết đói, khát, lạnh, nóng. Ngài cũng có cảm xúc vui, buồn, sướng khổ, nóng giận...Nghĩa là Ngài giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi.
Như vậy, Đức Maria là mẹ Đức Giêsu thì Ngài cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tín điều này đã được Công đồng Êphêsô định tín năm 431. Mặt khác, khi gặp Mẹ Maria, bà Isave đã thốt lên rằng: "Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?" (x. Lc 1,43). Ngoài ra, Giáo Hội cũng đã đưa lời tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa vào đoạn sau của Kinh Kính Mừng mà chúng ta đọc hằng ngày: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử.”
2. Đức Maria là người Mẹ quyền phép và yêu thương
Đức Maria là người mẹ quyền phép: Trong kinh Đền Tạ Đức Mẹ chúng ta đọc ngày Thứ Bảy đầu tháng có câu: "Mẹ quyền phép bởi lời Mẹ xin cùng Chúa." Chúng ta thấy rõ điều này qua phép lạ tại tiệc cưới Cana: mặc dầu giờ chưa đến, nhưng do lời bầu cử của Đức Mẹ, Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, để cứu nguy cho gia chủ và giúp cho niềm vui của đôi tân hôn được trọn vẹn(x. Ga 2,1-12). Từ đó tới nay, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã làm vô số phép lạ để giúp con người. Nếu chúng ta đến các trung tâm Hành hương của Đức Mẹ, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Tại những nơi đó, người ta xin ơn nhiều nhưng người ta cũng tạ ơn nhiều. Những tấm bảng ghi ơn Mẹ thì vô số: ơn được chữa lành bệnh tật, ơn được trở lại, ơn tìm được của cải đã mất…Điều đó chứng tỏ Mẹ rất quyền phép trước mặt Thiên Chúa.
Đức Maria người mẹ yêu thương: Vì yêu thương nên Mẹ đã thưa hai tiếng "Xin vâng;" vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận hy sinh: hy sinh bản thân Mẹ, hy sinh chính đứa con một của mình; vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ loài người qua lời trăng trối của Đức Giêsu với Thánh Gioan dưới chân thập giá: "Này là Mẹ con" (x. Ga 19,27).
Mẹ không chỉ thi thố tình yêu thương khi Mẹ còn ở thế gian, sống với Thánh Gioan và các Tông đồ, mà Mẹ còn thể hiện tình yêu thương nhân loại khi Mẹ đã về trời ở bên cạnh Thiên Chúa. Bằng chứng là từ khi Mẹ về trời cho đến hôm nay Mẹ đã hiện ra nhiều lần nhiều nơi trên thế giới như ở Lavang, Lộ Đức, Fatima...để nâng đỡ và chỉ đường dẫn lối cho con cái Mẹ. Mẹ đúng thật là người mẹ đầy tình thương.
3. Ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới
Mẹ Maria còn được gọi là Nữ Vương Hoà Bình. Mẹ luôn mong muốn thế giới có hoà bình. Vì vậy, Giáo Hội rất có lý khi chọn ngày hôm nay để mời gọi chúng ta cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Nhưng để có hoà bình, con người cần phải kiến tạo.
Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất, phải xa tránh tội lỗi. Bởi vì, tội lỗi làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa, giống như Adong và Evà, sau khi phạm tội đã tìm cách lẫn trốn Thiên Chúa. Mặt khác, khi phạm tội con người thường đổ lỗi cho nhau và từ chối nhau: Sau khi ăn trái cấm, Adong đã đổ lỗi cho Evà; Sau khi Cain ra tay sát hại Abel, Thiên Chúa hỏi Cain rằng: "Em ngươi đâu?" Cain đã từ chối tình anh em bằng cách trả lời rằng: "Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?" (x. St 4,9).
Thứ hai, không gây gỗ bất hoà, không hằn thù ghen ghét...Vì hầu hết các cuộc chiến tranh đụng độ là do hằn thù, ghen ghét, bất hoà với nhau: giữa cá nhân, gia đình hay tập thể và cả giữa nước này với nước khác. Vì thế, sứ điệp của ĐTC nhân ngày Hòa Bình thế giới 1-1 năm 2017 đã được công bố với đề tài : “Bất bao động: một kiểu chính sách hòa bình.”
Thứ ba, không dùng bão lực: "không thể gìn giữ hoà bình bằng bão lực, hoà bình chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau." (Albert Einstein). Bởi vì, nếu giải quyết bằng bão lực thì sẽ dẫn đến thương tích, chết chóc...khi có thương tích, chết chóc sẽ không còn có sự bình an.
Về mặt tích cực:
Biết sống tốt các mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Đối với Thiên Chúa: phải biết sống hiệp thông với Ngài bằng việc siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao Hoà và Thánh Thể. Đối với tha nhân: phải biết sống tốt các mối tương quan trong gia đình như giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em với nhau; sống tốt các mối tương quan với bạn bè, đồng nghiệp và những người có liên hệ với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, những người bất đồng chính kiến và kể cả kẻ thù của chúng ta nữa. Sẵn sàng tha thứ cho nhau. Vì khi biết tha thứ mới có sự bình an: bình an từ người tha thứ và bình an từ người được tha thứ.
Cuối cùng, chúng ta hãy chiêm ngắm hang đá để thấy được bài học về sống chung hòa bình. Thật vậy, nơi hang đá có ba thành viên trong một gia đình, đó là Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse; có các nhà chiêm tinh đại diện cho các dân tộc; có ba vua và các mục đồng đại diện cho thần và dân; có con người và loài vật. Tất cả sống chung trong hoà bình.
Tóm lại, “Tất cả chúng ta đều mong muốn có hòa bình. Nhiều người hằng kiến tạo hòa bình hết ngày này qua ngày khác khởi từ những cử chỉ và hành động nhỏ bé. Nhiều người đang chịu đau khổ, tuy nhiên, họ vẫn bền độ kiên nhẫn trong nỗ lực của mình để làm những người kiến tạo hòa bình.” (x. Thông điệp của ĐTC ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50, số 7). Vậy chúng ta hãy góp phần mình trong việc tìm mọi cách để kiến tạo hoà bình. Hãy cùng nhau cầu "xin Chúa ghé mắt lại cùng chúng ta và ban bình an cho chúng ta." (x. Ds 6,26).
“Lạy Nữ Vương Hòa bình uy linh rạng rỡ, xin ban cho chúng con nền hòa bình thực sự trong trái tim; cho mọi gia đình được hòa thuận và các quốc gia đạt được những hòa ước với nhau. Xin gìn giữ và hàn gắn các gia đình đang bất hòa tan vỡ, vợ chồng đang ly dị, cha mẹ con cái và anh chị em đang chia rẽ. Lạy Nữ Vương Hòa bình xin canh chừng và bảo vệ chúng con với tình thương mẫu tử bao la của Mẹ. Amen.” (x. Kinh lạy Mẹ Nữ Vương Hòa Bình).
Lm. Anthony Trung Thành