(CNA 12/01/2017) Theo báo cáo cuả hội Open Doors vừa công bố hôm thứ Tư, thì đây là năm thứ tư liên tiếp có sự gia tăng đàn áp Kitô hữu trên toàn cầu và là một "gia tăng nhanh chóng" ở châu Á.

Theo bà Lisa Pearce, Giám đốc điều hành của Open Doors ở UK & Ireland cho biết thì nguyên nhân chủ yếu là "Chủ nghĩa tôn giáo dân tộc đang càn quét thế giới".

"Mức độ bức hại tăng lên nhanh chóng ở châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ, chủ nghĩa tôn giáo dân tộc cực đoan thường được mặc nhiên dung túng, và đôi khi tích cực khuyến khích, bởi chính quyền địa phương và quốc gia."

Hôm thứ Tư, Open Doors phát hành danh sách hàng năm về tình trạng đàn áp các Kitô hữu toàn cầu. Danh sách dựa trên thông tin do chính họ thu thập được và từ "các chuyên gia độc lập."

Open Doors là một hội được thành lập vào năm 1955 bởi một người Hà Lan tên là Brother Andrew lúc đó đang tìm cách nhập lậu những cuốn Kinh Thánh vào các nước Đông Âu Cộng Sản. Kể từ đó, tổ chức này đã phát triển để hỗ trợ các Kitô hữu tại 50 quốc gia bằng cách gửi cho họ Kinh Thánh và các tài liệu cần thiết khác, và đã trở thành một tiếng nói bảo vệ sự an sinh cho các Kitô hữu ở các quốc gia này.

Nhìn chung thì sự bách hại Kitô hữu đã tăng lên năm ngoái, "Kitô hữu đang bị giết vì đức tin của họ nhiều hơn trước."

"Kitô hữu sống ở các nước này cần sự hỗ trợ của 'thân thể của Đức Kitô', như là một gia đình, để giúp họ đứng vững trong đức tin của họ", Open Doors cho biết.

Pakistan là nơi xảy ra các cuộc tấn công nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu ", thậm chí còn nhiều hơn miền Bắc Nigeria", bản báo cáo nhấn mạnh. Mexico cũng đã chứng kiến bạo lực 'nhảy vọt' qua các vụ hãm hại 23 nhà lãnh đạo Kitô giáo trong năm 2016, trong đó có nhiều linh mục bị bắt cóc . Kể từ khi Tổng thống Enrique Pena Nieto lên cầm quyền từ năm 2012, đã có 15 linh mục bị giết.

Là năm thứ 16 liên tiếp, chế độ Cộng sản độc tài Bắc Triều Tiên được xác định là "nơi tồi tệ nhất trên trái đất cho các Kitô hữu," Open Doors nói. Chỉ còn có 300.000 Kitô hữu giữa một dân số 25,4 triệu người.

Kitô hữu ở Bắc Triều Tiên bị giám sát chặt chẽ mọi hành động và phải tôn thờ chế độ gia tộc cuả người cầm quyền. Họ phải cầu nguyện một cách riêng tư bí mật. Nếu bị phát hiện, họ có nguy cơ bị đưa đi các trại lao động khắc nghiệt, là nơi mà khoảng 50-75,000 Kitô hữu hiện đang bị giam cầm.

"Mỗi ngày như thể Thiên Chúa đã đổ ra cả mười tai vạ cùnh một lúc xuống đầu chúng tôi," theo tiết lộ cuả một phụ nữ vừa trốn thoát khỏi trại. "Nhưng Đức Chúa Trời cũng vẫn ban nhiều ơn an ủi cho tôi và giúp chúng tôi tạo ra một cộng đồng bí mật. Mỗi Chúa Nhật, chúng tôi gặp nhau trong nhà vệ sinh để cầu nguyện. "

Tất cả 10 quốc gia bị xếp hạng khủng bố Kitô hữu tồi tệ nhất là ở châu Á và châu Phi. Somalia xếp thứ hai trong danh sách, theo sau là Afghanistan, Pakistan, Sudan, Syria, Iraq, Iran, Yemen, và Eritrea.

Somalia, hạng hai, "có mức độ đàn áp gần như cao như ở Bắc Hàn," Open Doors lưu ý.

"Hồi giáo là quốc giáo của Somalia và tất cả các Kitô hữu đều có gốc từ đạo Hồi", có nghĩa là mọi Kitô hữu đều là những người cải đạo sang Thiên Chúa giáo, nếu sự chuyển đổi bị phát hiện, thì sự đàn áp có thể là một án "chặt đầu vội vã."

"Nếu một Kitô hữu bị phát hiện ở Somalia, họ sẽ không sống để nhìn thấy một ngày mai," bà Lisa Pearce nói. Chỉ có vài trăm Kitô hữu ở đất nước với dân số hơn 11 triệu người.

Ít nhất có 12 người cải đạo sang Kitô giáo đã bị giết ở Somalia năm 2016, theo bản báo cáo. Đất nước này được cai trị bởi một hệ thống "bộ lạc" và "căn bản là vô pháp luật", có nghĩa là các tổ chức như nhóm chiến binh al-Shabaab có thể "bắt bớ các Kitô hữu mà không bị trừng phạt."

Afghanistan đứng thứ ba trên danh sách, là một quốc gia bộ lạc và là nơi Kitô hữu là bất hợp pháp.

Nước cộng hòa Hồi giáo Pakistan đứng thứ tư, nơi được ghi nhận là đã có số Kitô hữu bị giết chết vì đức tin vào năm 2016 nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Có gần 4 triệu Kitô hữu giữa một dân số hơn 196 triệu.

Ước tính có khoảng 700 phụ nữ và thiếu nữ Kitô hữu bị bắt cóc vào năm 2016, nhiều người bị cưỡng hiếp và bị buộc phải cưới một người đàn ông Hồi giáo. Luật báng bổ thì nghiêm ngặt đưa đến án tử hình, luật này cho phép đám đông dùng bạo lực chống lại các Kitô hữu và những lời buộc tội báng bổ, dù man trá, cũng không bị trừng phạt.

Khủng bố Kitô hữu đã có một sự gia tăng đáng lo ngại ở châu Á, Open Doors lưu ý, kể cả nước đông dân thứ hai trên thế giới là Ấn Độ, nơi có 15 cuộc tấn công chống lại các Kitô hữu mỗi tuần, và có thể nhiều hơn vì một số nạn nhân vì sợ hãi đã không dám báo cáo.

Có "ít nhất 10" vụ bắt cóc Kitô hữu để tống tiền vào năm 2016, 10 vụ hãm hiếp và hơn 800 cuộc tấn công.

Lào, Bangladesh và Việt Nam (đứng hạng 17) cũng đã có đàn áp nhiều hơn vì chủ nghĩa tôn giáo dân tộc .

Tại Trung Đông, Kitô hữu bị mắc kẹt giữa nhửng "giao tranh" của các cuộc chiến tranh ở Yemen, Syria và Iraq. "Cuộc nội chiến ở Yemen với nước Saudi hậu thuẫn đã tạo cho đất nước này trở thành một vùng đất bỏ không, với nhiều Kitô hữu bị thiệt mạng trong giao tranh, chẳng hạn như 16 người bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một nhà chăm sóc cho người già và người tàn tật", báo cáo cho biết .

Những bức hại khác bao gồm chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở châu Phi cận Sahara, và những âm mưu chiếm nhà của người Kitô hữu bằng cách dùng khủng bố để đẩy họ đi tị nạn, với hy vọng rằng họ vĩnh viễn tái định cư ở một nơi khác.

Sau đây là danh sách và tổng số điểm (điểm càng cao thì càng tồi tệ)

WORLD WATCH LIST RANKING:
North Korea Score: 92/100
Somalia Score: 91/100
Afghanistan Score: 89/100
Pakistan Score: 88/100
Sudan Score: 87/100
Syria Score: 86/100
Iraq Score: 86/100
Iran Score: 85/100
Yemen Score: 85/100
Eritrea Score: 82/100
Libya Score: 78/100
Nigeria Score: 78/100
Maldives Score: 76/100
Saudi Arabia Score: 76/100
India Score: 73/100
Uzbekistan Score: 71/100
Vietnam Score: 71/100
Kenya Score: 68/100
Turkmenistan Score: 67/100
Qatar Score: 66/100
Egypt Score: 65/100
Ethiopia Score: 64/100
Palestinian Territories Score: 64/100
Laos Score: 64/100
Brunei Score: 64/100
Bangladesh Score: 63/100
Jordan Score: 63/100
Myanmar Score: 62/100
Tunisia Score: 61/100
Bhutan Score: 61/100
Malaysia Score: 60/100
Mali Score: 59/100
Tanzania Score: 59/100
Central African Republic Score: 58/100
Tajikistan Score: 58/100
Algeria Score: 58/100
Turkey Score: 57/100
Kuwait Score: 57/100
China Score: 57/100
Djibouti Score: 57/100
Mexico Score: 57/100
Comoros Score: 56/100
Kazakhstan Score: 56/100
United Arab Emirates Score: 55/100
Sri Lanka Score: 55/100
Indonesia Score: 55/100
Mauritania Score: 55/100
Bahrain Score: 54/100
Oman Score: 53/100
Colombia Score: 53/100