Mùa chay là Mùa Hồng Ân
Mùa chay là mùa để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, tức mừng Chúa Phục Sinh; bằng cách kêu mời chúng ta ăn năn sám hối để đền bù tội lỗi của mình đã phạm hay đã gây hại cho người khác mà ta chưa đền. Trong Mùa Chay, chúng ta sẽ suy gẫm cuộc khổ nạn của Đức Giê-su Ky-tô, “Đấng chẳng hế biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người”(x.2Cor5,20).
Ta tự hỏi: Tại sao Đức Giê-su lại chịu nạn chịu chết các đau đớn và khổ nhục như thế. Tại Ngài đã làm nhiều việc xấu, việc ác hay sao? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao Chúa lại phải chết cách khổ nhục như thế?
Về mặt tôn giáo: Nhóm người Biệt phái và Luật sĩ cho rằng Ngài đã phạm thượng. Về mặt chính trị: Ngài bị vu khống chống lại Xê-da. Về chương trình cứu độ của Thiên Chúa: Ngài đã vâng lời Thiên Chúa, xuống thế làm người để rao giảng Tin Mừng cứu độ và chịu khổ hình để cứu độ nhân loại.
Cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Chúa là để đền tội cho mọi người từ người đầu tiên cho đến người cuối hết. Những tội lỗi mà con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa cũng như những gì đã gây ra cho tha nhân. Nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su Ky-tô, mà Thiên Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi con người đã phạm. Ơn tha thứ đó con người nhận được khi thành tâm ăn năn sám hối và xin Thiên Chúa thứ tha.
Thiên Chúa sẽ tha thứ cho ta qua bí tích giải tội khi xưng tội với Linh Mục hay khi ta xin Chúa thứ tha, tức là ta trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa. Tội thì ta được tha nhưng hậu quả của tội thì ta phải đền. Ta tự hỏi: Chúa tha thì tha hết cho rồi, còn bắt ta phải đền làm chi nữa. Tha như vậy thì cũng như không?
Chúa có thể tha thứ và đền tất cả, nhưng nếu Chúa làm vậy, con người chúng ta sẽ ỷ y mà phạm tội xả láng; ta chỉ hư thôi chứng không nên thánh, nên thiện được. Mà Chúa thì muốn cho ta nên thiện, nên thánh. Ta thử nghĩ mà xem. Nếu có người nào đó trả tiền thuê bao điện thoại hàng tháng và trả hết tiền các cuộc gọi, nghĩa là trả từ A đến Z, thì ta có gọi xả láng không? Có người trả tiền mà ngu gì không gọi; gọi cho đã, nói cho sướng miệng… Đó là tâm lý thường tình của con người hèn mọn và yếu đuối của ta.
Cũng vậy, nếu Chúa đền hết cho ta, thì ta cũng ỷ y mà phạm tội xả láng thôi. Ta nên nhớ, ta là con người có lý trí và có tự do, nên ta phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Chúa đã tha thứ vì những việc xấu ta làm nhờ Đức Giê-su, còn hậu quả của tội thì ta có trách nhiệm phải đền. Coi như là Chúa đã trả thuê bao điện thoại hàng tháng cho ta; còn ta gọi bao nhiêu thì ta phải trả bấy nhiêu. Vì tiền do ta bỏ ra trả nên ta sẽ ý thức mình gọi cho ai, nói cái gì và nói bao nhiêu: “đồng tiền nó liền khúc ruột” mà.
Điều đó có thể ví với cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Đức Ky-tô, Ngài đã bao, đã đền cho ta khỏi vào hỏa ngục. Hỏa ngục chỉ dành cho ma quỉ và những ai theo ma quỉ mà thôi. Ta mà không theo Chúa, cứ theo ma quỉ thì ta sẽ vào hỏa ngục với ma quỉ. Đó là do ta muốn vào chứ Chúa không bắt. Còn ta mà theo Chúa, nhưng vì yêu đuối sa đi ngã lại, ta mà ăn năn thì Chúa tha; còn hậu quả ta phải đền. Không đền bây giờ thì đền ở luyện ngục.
Ta phải đền những gì ta đã bất kính, bất phục đối với Thiên Chúa; ta đã không thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo làm con; ta chểnh mảng, chia trí, chỉ có cái miệng chứ không có cái tâm. Đối với bản thân, ta không cố gắng học hỏi, trau dồi hay tập luyện theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện hay ta lợi dụng lòng thương xót Chúa mà dùng sai những ân huệ Chúa ban.
Thật sự đối với Chúa và với ta, ta bất kính, bất phục thì ta lãnh đủ thôi chứ Chúa chẳng thiệt hại chi. Ta ăn bậy thì ta đau bụng; ta uống bậy thì ta bị ung thư chứ chẳng có ai vào đây. Nghĩa là “bụng làm dạ chịu”; ta làm thì ta chịu, chẳng kêu ca gì được.
Cái phải đền nhiều nhất là đối với người khác. Những gì mà ta ăn ở bất công, bất chính và bất nhân ta sẽ phải đền, phải trả, không ở đời này thì ở đời sau. Những gì ta nói hành, nói xấu; vu oan, cáo vạ, ta sẽ phải đền; những gì ta cướp công, cướp của hay “hớt tay trên” của người khác, ta sẽ phải trả; Những gì ta làm hại hay gây hại cho người khác ta sẽ phải bù; những gì ta ghen, ta ghét; ta ganh, ta tị vô cớ ta sẽ phải đền.
Có cái đời này ta đền trả được, như tiền, của, những tổn thất về vật chất; còn có những cái ta không trả được như danh dự, những tổn thất về tinh thần; những thứ này khó mà đền trả lắm. Có thể ta xin lỗi, nhưng một lời xin lỗi quá nhẹ, không đền hết được.
Mọi người khi chết thì linh hồn sẽ về ngay với Chúa để chịu phán xét cách riêng(x.GLCG, số 1051). Nếu là thánh sẽ được lên Thiên đàng; nếu chưa thánh thì vào luyện ngục. Nếu ít tội phải đền thì mau được lên thiên đàng; nếu nhiều tội phải bù thì sẽ phải ở đó lâu.Việc đề bù thì ta có thể làm ở đời này hay ở đời sau. Nhưng chắc chắn đền ở đời này vẫn sướng hơn ở đời sau rồi. Ở luyện ngục lửa nóng và hình khổ, đâu có khác gì ở hỏa ngục; có khác chăng là ở luyện ngục có ngày ta sẽ ra, còn ở hỏa ngục thì đời đời kiếp kiếp.
Nghĩ đến việc đền trả như thế ai trong chúng ta không hết hồn, hết vía. Chúa nhân lành đã cho ta sống lâu trên trần gian này, nhưng khi chết rồi thì Chúa sẽ công bằng mà xét xử ta đó. Bởi đó khi sống trên trần gian này, ta hãy cố gắng sống theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện. Nếu có yêu đuối lỡ làm sai, làm bậy thì phải lo mà ăn năn ngay để được Chúa thứ tha và đền trả liền nếu có thể.
Những gì thuộc về của cải vật chất, ta phải đền trả ngay; những gì thuộc về tinh thần thì ta phải hết lòng xin lỗi và từ bỏ không làm tiếp nữa. “Từ bỏ gian tà thì đẹp lòng Đức Chúa. Chấm dứt bất công là dâng lễ đền tội” đấy(x.Hc35,3). Nếu lỡ làm sai, làm bậy mà gây hại cho tha nhân thì ta có cách đền trả sau: Như ta chấp nhận những trái ý; những thất bại trong đời; những bệnh tật; những lời vu khống, nói hành, nói xấu ta. Ta vui lòng chấp nhận tất cả những điều đó, hiệp cùng với đâu khổ của Đức Ky-tô, có ý đền bù tất cả những gì ta đã gây ra cho người khác. Việc đó cũng hơi khó những vẫn sướng hơn đền trong luyện ngục.
Ta cũng đừng ỷ, khi ta chết đã có người thân hay Giáo Hội cầu nguyện cho ta, ta khỏi lo. Đừng!!!! Giáo Hội hay người thân có dâng lễ cầu cho ta thì cũng chỉ có 1% thôi; còn 99% là phần của ta. Cho dù Giáo Hội hằng ngày dâng lễ và người thân có bỏ tiền ra xin lễ nhiều đi nữa thì ta ở trong luyện cũng giống như người ở tù, Chúa ban cho ta bao nhiêu thì ta được hưởng bấy nhiêu, chứ không phải xin lễ cầu cho ta là ta được hết đâu mà ham.
Ta thử hỏi, có bao nhiêu người nhớ đến ta và cầu nguyện cho ta khi ta chết? Họ nhớ được bao nhiêu năm; xin được bao nhiêu lễ? Ít lắm!!!!!Mỗi năm được một lần vào ngày giỗ, nhưng được bao nhiêu năm? Bởi đó mà ta không nên đặt hết kỳ vọng vào người khác; tốt hơn ta hãy tự cứu lấy mình, tự mình cố gắng, phần ta là 99% mà.
Ước gì ta ý thức được sự đền bù theo sự công thẳng của Chúa mà ra sức ăn ở cho xứng làm con Chúa; sống công bằng và yêu thương mỗi ngày để ta nên thánh, nên thiện và lên thiên đàng. Nếu có sa ngã, yếu đuối, lỡ làm thì Mùa Chay giúp ta ý thức mà ăn năn sám hối; hãy ăn chay, làm phúc, bố thí; hãy hy sinh chịu đựng những tai ương, những thất bại, những đau đớn về thể xác để đền bù những gì mình đã gây hại cho người khác ngay ở đời này, để mai sau ta chỉ ở một thời gian ngắn ở luyện ngục thôi.
Quả thật, Mùa Chay là Mùa Hồng Ân; Mùa Thiên Chúa thi ân; Mùa Thiên Chúa cứu độ(x.2Cor6,2). Chúng ta hãy ra sức cố gắng để được Thiên Chúa thi ân và ra sức thực hành để được Thiên Chúa cứu độ. Và Mùa Chay năm nay sẽ là Mùa Hồng ân của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Mùa chay là mùa để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, tức mừng Chúa Phục Sinh; bằng cách kêu mời chúng ta ăn năn sám hối để đền bù tội lỗi của mình đã phạm hay đã gây hại cho người khác mà ta chưa đền. Trong Mùa Chay, chúng ta sẽ suy gẫm cuộc khổ nạn của Đức Giê-su Ky-tô, “Đấng chẳng hế biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người”(x.2Cor5,20).
Ta tự hỏi: Tại sao Đức Giê-su lại chịu nạn chịu chết các đau đớn và khổ nhục như thế. Tại Ngài đã làm nhiều việc xấu, việc ác hay sao? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao Chúa lại phải chết cách khổ nhục như thế?
Về mặt tôn giáo: Nhóm người Biệt phái và Luật sĩ cho rằng Ngài đã phạm thượng. Về mặt chính trị: Ngài bị vu khống chống lại Xê-da. Về chương trình cứu độ của Thiên Chúa: Ngài đã vâng lời Thiên Chúa, xuống thế làm người để rao giảng Tin Mừng cứu độ và chịu khổ hình để cứu độ nhân loại.
Cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Chúa là để đền tội cho mọi người từ người đầu tiên cho đến người cuối hết. Những tội lỗi mà con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa cũng như những gì đã gây ra cho tha nhân. Nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su Ky-tô, mà Thiên Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi con người đã phạm. Ơn tha thứ đó con người nhận được khi thành tâm ăn năn sám hối và xin Thiên Chúa thứ tha.
Thiên Chúa sẽ tha thứ cho ta qua bí tích giải tội khi xưng tội với Linh Mục hay khi ta xin Chúa thứ tha, tức là ta trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa. Tội thì ta được tha nhưng hậu quả của tội thì ta phải đền. Ta tự hỏi: Chúa tha thì tha hết cho rồi, còn bắt ta phải đền làm chi nữa. Tha như vậy thì cũng như không?
Chúa có thể tha thứ và đền tất cả, nhưng nếu Chúa làm vậy, con người chúng ta sẽ ỷ y mà phạm tội xả láng; ta chỉ hư thôi chứng không nên thánh, nên thiện được. Mà Chúa thì muốn cho ta nên thiện, nên thánh. Ta thử nghĩ mà xem. Nếu có người nào đó trả tiền thuê bao điện thoại hàng tháng và trả hết tiền các cuộc gọi, nghĩa là trả từ A đến Z, thì ta có gọi xả láng không? Có người trả tiền mà ngu gì không gọi; gọi cho đã, nói cho sướng miệng… Đó là tâm lý thường tình của con người hèn mọn và yếu đuối của ta.
Cũng vậy, nếu Chúa đền hết cho ta, thì ta cũng ỷ y mà phạm tội xả láng thôi. Ta nên nhớ, ta là con người có lý trí và có tự do, nên ta phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Chúa đã tha thứ vì những việc xấu ta làm nhờ Đức Giê-su, còn hậu quả của tội thì ta có trách nhiệm phải đền. Coi như là Chúa đã trả thuê bao điện thoại hàng tháng cho ta; còn ta gọi bao nhiêu thì ta phải trả bấy nhiêu. Vì tiền do ta bỏ ra trả nên ta sẽ ý thức mình gọi cho ai, nói cái gì và nói bao nhiêu: “đồng tiền nó liền khúc ruột” mà.
Điều đó có thể ví với cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Đức Ky-tô, Ngài đã bao, đã đền cho ta khỏi vào hỏa ngục. Hỏa ngục chỉ dành cho ma quỉ và những ai theo ma quỉ mà thôi. Ta mà không theo Chúa, cứ theo ma quỉ thì ta sẽ vào hỏa ngục với ma quỉ. Đó là do ta muốn vào chứ Chúa không bắt. Còn ta mà theo Chúa, nhưng vì yêu đuối sa đi ngã lại, ta mà ăn năn thì Chúa tha; còn hậu quả ta phải đền. Không đền bây giờ thì đền ở luyện ngục.
Ta phải đền những gì ta đã bất kính, bất phục đối với Thiên Chúa; ta đã không thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo làm con; ta chểnh mảng, chia trí, chỉ có cái miệng chứ không có cái tâm. Đối với bản thân, ta không cố gắng học hỏi, trau dồi hay tập luyện theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện hay ta lợi dụng lòng thương xót Chúa mà dùng sai những ân huệ Chúa ban.
Thật sự đối với Chúa và với ta, ta bất kính, bất phục thì ta lãnh đủ thôi chứ Chúa chẳng thiệt hại chi. Ta ăn bậy thì ta đau bụng; ta uống bậy thì ta bị ung thư chứ chẳng có ai vào đây. Nghĩa là “bụng làm dạ chịu”; ta làm thì ta chịu, chẳng kêu ca gì được.
Cái phải đền nhiều nhất là đối với người khác. Những gì mà ta ăn ở bất công, bất chính và bất nhân ta sẽ phải đền, phải trả, không ở đời này thì ở đời sau. Những gì ta nói hành, nói xấu; vu oan, cáo vạ, ta sẽ phải đền; những gì ta cướp công, cướp của hay “hớt tay trên” của người khác, ta sẽ phải trả; Những gì ta làm hại hay gây hại cho người khác ta sẽ phải bù; những gì ta ghen, ta ghét; ta ganh, ta tị vô cớ ta sẽ phải đền.
Có cái đời này ta đền trả được, như tiền, của, những tổn thất về vật chất; còn có những cái ta không trả được như danh dự, những tổn thất về tinh thần; những thứ này khó mà đền trả lắm. Có thể ta xin lỗi, nhưng một lời xin lỗi quá nhẹ, không đền hết được.
Mọi người khi chết thì linh hồn sẽ về ngay với Chúa để chịu phán xét cách riêng(x.GLCG, số 1051). Nếu là thánh sẽ được lên Thiên đàng; nếu chưa thánh thì vào luyện ngục. Nếu ít tội phải đền thì mau được lên thiên đàng; nếu nhiều tội phải bù thì sẽ phải ở đó lâu.Việc đề bù thì ta có thể làm ở đời này hay ở đời sau. Nhưng chắc chắn đền ở đời này vẫn sướng hơn ở đời sau rồi. Ở luyện ngục lửa nóng và hình khổ, đâu có khác gì ở hỏa ngục; có khác chăng là ở luyện ngục có ngày ta sẽ ra, còn ở hỏa ngục thì đời đời kiếp kiếp.
Nghĩ đến việc đền trả như thế ai trong chúng ta không hết hồn, hết vía. Chúa nhân lành đã cho ta sống lâu trên trần gian này, nhưng khi chết rồi thì Chúa sẽ công bằng mà xét xử ta đó. Bởi đó khi sống trên trần gian này, ta hãy cố gắng sống theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện. Nếu có yêu đuối lỡ làm sai, làm bậy thì phải lo mà ăn năn ngay để được Chúa thứ tha và đền trả liền nếu có thể.
Những gì thuộc về của cải vật chất, ta phải đền trả ngay; những gì thuộc về tinh thần thì ta phải hết lòng xin lỗi và từ bỏ không làm tiếp nữa. “Từ bỏ gian tà thì đẹp lòng Đức Chúa. Chấm dứt bất công là dâng lễ đền tội” đấy(x.Hc35,3). Nếu lỡ làm sai, làm bậy mà gây hại cho tha nhân thì ta có cách đền trả sau: Như ta chấp nhận những trái ý; những thất bại trong đời; những bệnh tật; những lời vu khống, nói hành, nói xấu ta. Ta vui lòng chấp nhận tất cả những điều đó, hiệp cùng với đâu khổ của Đức Ky-tô, có ý đền bù tất cả những gì ta đã gây ra cho người khác. Việc đó cũng hơi khó những vẫn sướng hơn đền trong luyện ngục.
Ta cũng đừng ỷ, khi ta chết đã có người thân hay Giáo Hội cầu nguyện cho ta, ta khỏi lo. Đừng!!!! Giáo Hội hay người thân có dâng lễ cầu cho ta thì cũng chỉ có 1% thôi; còn 99% là phần của ta. Cho dù Giáo Hội hằng ngày dâng lễ và người thân có bỏ tiền ra xin lễ nhiều đi nữa thì ta ở trong luyện cũng giống như người ở tù, Chúa ban cho ta bao nhiêu thì ta được hưởng bấy nhiêu, chứ không phải xin lễ cầu cho ta là ta được hết đâu mà ham.
Ta thử hỏi, có bao nhiêu người nhớ đến ta và cầu nguyện cho ta khi ta chết? Họ nhớ được bao nhiêu năm; xin được bao nhiêu lễ? Ít lắm!!!!!Mỗi năm được một lần vào ngày giỗ, nhưng được bao nhiêu năm? Bởi đó mà ta không nên đặt hết kỳ vọng vào người khác; tốt hơn ta hãy tự cứu lấy mình, tự mình cố gắng, phần ta là 99% mà.
Ước gì ta ý thức được sự đền bù theo sự công thẳng của Chúa mà ra sức ăn ở cho xứng làm con Chúa; sống công bằng và yêu thương mỗi ngày để ta nên thánh, nên thiện và lên thiên đàng. Nếu có sa ngã, yếu đuối, lỡ làm thì Mùa Chay giúp ta ý thức mà ăn năn sám hối; hãy ăn chay, làm phúc, bố thí; hãy hy sinh chịu đựng những tai ương, những thất bại, những đau đớn về thể xác để đền bù những gì mình đã gây hại cho người khác ngay ở đời này, để mai sau ta chỉ ở một thời gian ngắn ở luyện ngục thôi.
Quả thật, Mùa Chay là Mùa Hồng Ân; Mùa Thiên Chúa thi ân; Mùa Thiên Chúa cứu độ(x.2Cor6,2). Chúng ta hãy ra sức cố gắng để được Thiên Chúa thi ân và ra sức thực hành để được Thiên Chúa cứu độ. Và Mùa Chay năm nay sẽ là Mùa Hồng ân của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín