CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN
Câu hỏi về Ngày cánh chung (The Last Day), Ngày Phán xét sau hết, đã được đặt ra ngay từ thời Chúa Giêsu còn tại thế, đang rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho dân Do Thái. Trong suốt 2000 năm qua, người ta đã thao thức về vấn đề này với nhiều giả thiết, dự đoán, vừa lo âu, sợ hãi lẫn hy vọng đợi chờ. Khi có môn đệ hỏi Chúa Giêsu về việc này, Chúa chỉ trả lời một cách gián tiếp rằng “ sẽ có những điềm chứng khác thường xảy ra trên trời dưới đất như chiến tranh, giặc giã, động đất đói khát " và “ muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu” (Lk 21 25-26). Nhưng Chúa cũng nói ngay là “ tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn, chứ chưa phải là ngày sau hết”
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở mọi người chúng ta về ngày cánh chung này để mời gọi chúng ta lưu tâm, chuẩn bị thích đáng cho ngày ấy. Ngôn sứ Malakhi, trong bài đọc 1, đã gọi Ngày đó là “Ngày thiêu rụi những kẻ làm điều gian ác như rơm rạ bị đốt cháy trong hỏa lò” nhưng đối với những người kính sợ danh thánh Chúa thì đó sẽ là ngày cứu độ. Tuy nhiên, bao giờ xảy ra ngày kinh hoàng ấy thì không ai được biết, trừ Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ngày và giờ đó thì không ai được biết, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Con Người cũng không biết. Chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mat 24:36).
Vấn đề đặt ra cho chúng ta hôm nay không phải là thắc mắc bao giờ xẩy ra Ngày cánh chung nhưng là phải chuẩn bị thế nào cho ngày ấy, mà chắc chắn sẽ xẩy ra như biến cố chúng ta được sinh ra và đang sống thân phận con người trong trần thế này.
Thật vậy, sự chết là một thực tế của đời sống con người. Lạc quan hay bi quan chán nản thì người ta cũng phải đối diện với thực tế này. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh thế giới ngày nay người ta dễ bị lôi cuốn vào ảo tưởng muốn quên đi thực tế ấy để vui hưởng cuộc sống hiện tại với những lạc thú và tiện nghi tân kỳ của văn minh khoa học kỹ thuật. Người ta đang dự tính mở những cuộc du hành cho công chúng vào không gian và nói đến viễn ảnh “di cư” đến các hành tinh khác như Sao Hỏa, Mặt trăng để thay đổi cuộc sống con người trên quả địa cầu này.Trong tâm thức ấy, người ta cố tránh nói đến một ngày cánh chung khi không còn sự sống trên hành tinh này nữa. Người ta ngại nói đến “Ngày tận thế” để quên đi thực tế đáng sợ là cái chết hầu an tâm hưởng thụ trong giây phút hiện tại mọi thú vui và tiện nghi trong cuộc sống này.Nhưng thực tế có cho phép người ta “an tâm” được mãi như vậy không? Lạc quan hay bi quan, thực tế hay ảo tưởng thì mọi người đều phải nhìn nhận rằng cho dù ngày thế mạt chưa xẩy ra cho toàn thể nhân loại trên mặt đất này, thì mỗi ngày vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người thuộc mọi lứa tuổi và địa vị xã hội đang âm thầm từ giã cõi đời này ở khắp nơi trên thế giới. Nghĩa là ngày tận thế vẫn đang xẩy ra cho nhiều cá nhân mỗi phút, mỗi giây trong lúc người ta đang cố quên đi cái lo sợ phải chết, phải từ bỏ mọi vinh hoa, phú quí và người người thân yêu trong cuộc sống ở đời này để đi vào thế giới vô hình.
Riêng chúng ta, những người có niềm tin vào Thiên Chúa và sự sống đời đời thì chúng ta phải có thái độ nào về ngày cánh chung này ?
Trước hết, chúng ta không nên lo sợ về viễn ảnh của ngày giờ ấy, vì nó sẽ phải xảy ra để giúp con người bước vào một cuộc sống mới thực sự có giá trị lâu bền và hạnh phúc hơn. Chúng ta cũng không nên bi quan, chán nản và thất vọng về thực chất giả tạo, chóng qua của cuộc sống con người trên trần thế này. Nghĩa là chúng ta không được phép chán đời và muốn chạy trốn cuộc sống, cho dù nó bất toàn và có nhiều đau khỗ. Nhưng chúng ta cũng không nên lạc quan yêu đời đến mức coi cuộc sống trần thế là cứu cánh duy nhất của đời mình, để không còn phải khao khát đi tìm một hạnh phúc nào khác nữa.
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu nói đến việc Đền thờ Giêrsalem sẽ bị phá hủy đến độ “không một tảng đá nào trên tảng đá nào”.
Phải chăng Chúa muốn ám chỉ sự hủy hoại của mọi công trình và giá trị của cuộc sống trên trần thế này? Tất cả chỉ là hư vô (vanity) và thay đổi theo thời gian. Chỉ có Thiên Chúa tồn tại vĩnh cửu và tình thương của Ngườì là bền vững không hề đổi thay.
Như vậy, khôn ngoan và quân bình phải chăng là không nên chỉ gắn bó vào những thực tại hay thay đổi, và chóng qua của cuộc sống này để quyết tâm đi tìm những gì là vĩnh cửu, là vinh quang và hạnh phúc thực sự, đang khi phải sống và tiếp cận với mọi thực tế chỉ có giá trị tương đối tạm bợ trên trần thế này ? Và đó phải chăng cũng là sự chuẩn bị thích đáng cho ngày cánh chung,, tức ngày Chúa Kitô trở lại (Parousia) trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết như chúng ta tuyên xưng cùng với Giáo Hội trong kinh Tin kính đọc mỗi ngày Chúa Nhật ?
Câu hỏi về Ngày cánh chung (The Last Day), Ngày Phán xét sau hết, đã được đặt ra ngay từ thời Chúa Giêsu còn tại thế, đang rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho dân Do Thái. Trong suốt 2000 năm qua, người ta đã thao thức về vấn đề này với nhiều giả thiết, dự đoán, vừa lo âu, sợ hãi lẫn hy vọng đợi chờ. Khi có môn đệ hỏi Chúa Giêsu về việc này, Chúa chỉ trả lời một cách gián tiếp rằng “ sẽ có những điềm chứng khác thường xảy ra trên trời dưới đất như chiến tranh, giặc giã, động đất đói khát " và “ muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu” (Lk 21 25-26). Nhưng Chúa cũng nói ngay là “ tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn, chứ chưa phải là ngày sau hết”
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở mọi người chúng ta về ngày cánh chung này để mời gọi chúng ta lưu tâm, chuẩn bị thích đáng cho ngày ấy. Ngôn sứ Malakhi, trong bài đọc 1, đã gọi Ngày đó là “Ngày thiêu rụi những kẻ làm điều gian ác như rơm rạ bị đốt cháy trong hỏa lò” nhưng đối với những người kính sợ danh thánh Chúa thì đó sẽ là ngày cứu độ. Tuy nhiên, bao giờ xảy ra ngày kinh hoàng ấy thì không ai được biết, trừ Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ngày và giờ đó thì không ai được biết, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Con Người cũng không biết. Chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mat 24:36).
Vấn đề đặt ra cho chúng ta hôm nay không phải là thắc mắc bao giờ xẩy ra Ngày cánh chung nhưng là phải chuẩn bị thế nào cho ngày ấy, mà chắc chắn sẽ xẩy ra như biến cố chúng ta được sinh ra và đang sống thân phận con người trong trần thế này.
Thật vậy, sự chết là một thực tế của đời sống con người. Lạc quan hay bi quan chán nản thì người ta cũng phải đối diện với thực tế này. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh thế giới ngày nay người ta dễ bị lôi cuốn vào ảo tưởng muốn quên đi thực tế ấy để vui hưởng cuộc sống hiện tại với những lạc thú và tiện nghi tân kỳ của văn minh khoa học kỹ thuật. Người ta đang dự tính mở những cuộc du hành cho công chúng vào không gian và nói đến viễn ảnh “di cư” đến các hành tinh khác như Sao Hỏa, Mặt trăng để thay đổi cuộc sống con người trên quả địa cầu này.Trong tâm thức ấy, người ta cố tránh nói đến một ngày cánh chung khi không còn sự sống trên hành tinh này nữa. Người ta ngại nói đến “Ngày tận thế” để quên đi thực tế đáng sợ là cái chết hầu an tâm hưởng thụ trong giây phút hiện tại mọi thú vui và tiện nghi trong cuộc sống này.Nhưng thực tế có cho phép người ta “an tâm” được mãi như vậy không? Lạc quan hay bi quan, thực tế hay ảo tưởng thì mọi người đều phải nhìn nhận rằng cho dù ngày thế mạt chưa xẩy ra cho toàn thể nhân loại trên mặt đất này, thì mỗi ngày vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người thuộc mọi lứa tuổi và địa vị xã hội đang âm thầm từ giã cõi đời này ở khắp nơi trên thế giới. Nghĩa là ngày tận thế vẫn đang xẩy ra cho nhiều cá nhân mỗi phút, mỗi giây trong lúc người ta đang cố quên đi cái lo sợ phải chết, phải từ bỏ mọi vinh hoa, phú quí và người người thân yêu trong cuộc sống ở đời này để đi vào thế giới vô hình.
Riêng chúng ta, những người có niềm tin vào Thiên Chúa và sự sống đời đời thì chúng ta phải có thái độ nào về ngày cánh chung này ?
Trước hết, chúng ta không nên lo sợ về viễn ảnh của ngày giờ ấy, vì nó sẽ phải xảy ra để giúp con người bước vào một cuộc sống mới thực sự có giá trị lâu bền và hạnh phúc hơn. Chúng ta cũng không nên bi quan, chán nản và thất vọng về thực chất giả tạo, chóng qua của cuộc sống con người trên trần thế này. Nghĩa là chúng ta không được phép chán đời và muốn chạy trốn cuộc sống, cho dù nó bất toàn và có nhiều đau khỗ. Nhưng chúng ta cũng không nên lạc quan yêu đời đến mức coi cuộc sống trần thế là cứu cánh duy nhất của đời mình, để không còn phải khao khát đi tìm một hạnh phúc nào khác nữa.
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu nói đến việc Đền thờ Giêrsalem sẽ bị phá hủy đến độ “không một tảng đá nào trên tảng đá nào”.
Phải chăng Chúa muốn ám chỉ sự hủy hoại của mọi công trình và giá trị của cuộc sống trên trần thế này? Tất cả chỉ là hư vô (vanity) và thay đổi theo thời gian. Chỉ có Thiên Chúa tồn tại vĩnh cửu và tình thương của Ngườì là bền vững không hề đổi thay.
Như vậy, khôn ngoan và quân bình phải chăng là không nên chỉ gắn bó vào những thực tại hay thay đổi, và chóng qua của cuộc sống này để quyết tâm đi tìm những gì là vĩnh cửu, là vinh quang và hạnh phúc thực sự, đang khi phải sống và tiếp cận với mọi thực tế chỉ có giá trị tương đối tạm bợ trên trần thế này ? Và đó phải chăng cũng là sự chuẩn bị thích đáng cho ngày cánh chung,, tức ngày Chúa Kitô trở lại (Parousia) trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết như chúng ta tuyên xưng cùng với Giáo Hội trong kinh Tin kính đọc mỗi ngày Chúa Nhật ?