Chúa Nhật VI Phục Sinh A
TĐ CV 8: 5-8, 14-17; Tv. 65; 1 Phêrô 3:15-18; Gioan 14: 15-21

Tôi có một người bạn đã kết hôn 40 năm và nói là gia đình sống rất hạnh phúc và thuận lợi. Họ có hai người con đã lập gia đình và 5 người cháu sống gần nhà họ. Họ cho đó là một hạnh phúc viên mãn vì cả gia đình được sống gần nhau. Nhất là những ngày lễ lạc, những lúc rửa tội, rước lễ lần đầu và mừng sinh nhật v.v... Nhưng, vì công việc làm ăn, người con trai đầu lòng và gia đình phải dời đi đến một tiểu bang xa. Mọi người đều gặp khó khăn và họ phải cố lòng chịu đựng. Chắc bạn tôi muốn một điều gì tốt đẹp nhất cho người con trai và cả gia đình, dâu và các cháu nội.

Người con trai và dâu hứa sẽ thăm cha mẹ trong những dịp lễ, và họ cũng hứa sẽ gọi điện thoại thường nhật và gởi hình ảnh các cháu nội nhất là những dịp lớn như sinh nhật, thêm sức và các trận đấu banh ở trường.

Ai cũng cố gắng làm hết sức mình trong những trường hợp đó, và cố chịu đựng. Nhưng bạn tôi cho đó là việc rất khó khăn. Họ là một gia đình rất gần gủi nhau và cho là những hình ảnh và các cú điện thoại không sao, nhưng "không như trước đâu". Không như lái xe một chút là đến nơi gặp nhau, xem đứa cháu nội đấu banh hay diễn kịch trong trường. Họ thường hói "thật không còn như trước nữa!".

Câu chuyện của bạn tôi cho chúng ta thấy điều Chúa Giêsu và các môn đệ cảm thấy trong phúc âm hôm nay. Họ ở trong bửa Tiệc Ly và Chúa Giêsu giả từ. Chúa Giêsu sửa soạn về việc Ngài sẽ ra đi cho những người gần gủi mà Ngài thương mến và họ yêu mến Ngài. Không phải là một lời từ giả để ra đi một chuyến đi ngắn ngủi, để rồi sẽ gặp nhau lại sau vài tuần hay vài tháng, nhưng là một lời từ giả mãi mãi. Chúa Giêsu sửa soạn cho các môn đệ về việc họ xao xuyến về cái chết của Ngài, và sự thất bại trong những chương trình của các ông về tương lai. Mọi sự đều sẽ thay đổi cho các ông. Cũng như bạn tôi nói "thật không còn như trước nữa!"

Các môn đệ sẽ rất ngạc nhiên là Chúa Giêsu sống lại, và họ sẽ gặp lại Ngài, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Rồi sau đó mọi sự sẽ khác hẵn, và họ sẽ không thấy Ngài nữa. Họ sẽ không có Chúa Giêsu sống bên cạnh để hỏi han giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cần được an ủi và được Ngài sờ vào khi họ bị vết thương, hay khi đau ốm được nghe lời nói của Ngài, hay nghe lời Ngài tha thứ những khi họ cảm thấy đang vấp phạm tội lỗi.

Chúa Giêsu rất cảm thông về sự mất mát các ông sẽ phải chịu đựng. Ngài nói rõ ràng với các ông "thật không còn như trước nữa!". Chúa Giêsu chắc đã hiểu sự yếu đuối của các môn đệ. Rồi sẽ đến lúc các ông bỏ Ngài khi Ngài bị bắt. Ngài biết các ông không thể tự họ làm được việc, đức tin các ông cần được nâng đỡ. Sự can đảm của thân xác phàm nhân trong các ông không đủ để gởi các ông ra đi để rao giảng sau khi Ngài không còn hiện hữu ở trần gian nữa.

Bởi thế, Chúa Giêsu hứa với các môn đệ là: các ông sẽ được nâng đỡ. Chúa Thánh Thần sẽ đến, sẽ dẫn dắt các ông trong khi các ông phải đương đầu với thể gian và với những vấn đề nan giải. Chúa Thánh Thần sẽ ở với các ông khi các ông chịu khổ về đức tin. Chúa Thánh Thần sẽ giúp các ông cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu mặc dù họ không trông thấy Ngài, hay sờ vào Ngài.

Chúng ta sống cách 2,000 năm từ sau lúc các môn đệ ngồi vào bàn tiệc với Chúa Giêsu trong đêm đó. Nhưng, chúng ta cùng chia sẻ sự mất mát và những thiếu sót. Chúng ta đã nhiều lần từ biệt và cảm nghiệm những thay đổi lớn lao trong đời chúng ta như: khi một người thân thương qua đời; khi chúng ta đau yếu và không làm được những việc chúng ta thường làm; khi chúng ta cần phải bắt đầu lại từ đầu; khi mối liên hệ gia đình bị rạn nứt.

Như khi chúng ta gặp một tương lai không rõ ràng do những sự kiện này hay khác, chúng ta lại nói như người bạn của tôi "thật không còn như trước nữa!". Và sự thật là thế. Sự thay đổi rất khó cho chúng ta. và đời sống luôn luôn có nhiều thách đố. Vì thế chúng ta chấp nhận đến đây mỗi tuần, vì chúng ta chỉ cần một điều duy nhất là chỉ có Thiên Chúa mới giúp chúng ta được, như: sống một đời sống mới sau một sự thay đổi lớn lao; ơn khôn ngoan để giúp chúng ta đương đầu với những thay đổi quay vần của đời sống. Chúng ta muốn hôm nay "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy".

Chúa Giêsu trông thấy và nghe những gì chúng ta cần được giúp đỡ, mặc dù chúng ta không trông thấy, không nghe và không sờ vào Ngài được. Chúng ta tin là Ngài ở giữa chúng ta và trong thế giới này dưới hình bánh và rượu, là lương thực cho đời sống chúng ta hiện nay. Chúng ta cũng tin là Chúa Giêsu đã giữ lời hứa với chúng ta cũng như Ngài đã giữ lời Ngài hứa với các môn đệ. Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Ơn Chúa Thánh Thần là sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giêsu ở với các môn đệ, Ngài chỉ ở một nơi một lúc thôi. Bây giờ, vì ơn Thần Khí Ngài. Chúa Giêsu ở với chúng ta trong mỗi nơi và mỗi lúc của đời sống chúng ta.

Trong lúc chúng ta tưởng nhớ mừng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể này, Chúa Giêsu lại ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong Chúa Thánh Thần, sẽ ở mãi mãi với mỗi người trong chúng ta và dẫn dắt Giáo Hội chiến đấu đến tương lai vô định. Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ". Đó là cụm từ có ý nghĩa là Đấng khuyên bảo, an ủi và trợ giúp. "Trợ giúp" có thể là một từ dịch sát nghĩa cho "Đấng Bảo Trợ". Chúa Thánh Thần là Đấng "giữa Thiên Chúa"- là sức mạnh và năng lực hàn gắn chúng ta với nhau và với Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm sự bằng an mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho chúng ta được.

Chúa Thánh Thần là sự cam đoan là Thiên Chúa ở bên cạnh mỗi người trong chúng ta khi chúng ta gặp thách đố và khó khăn trên đường đời. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta đi trên đường đời với bao vấn nạn và giúp chúng ta chọn lựa riêng cho chúng ta và chung cho Giáo Hội.

Bạn tôi nói đúng về sự chia tay với gia đình người con trai "thật không còn như trước nữa!". Nhưng họ biết là chúng ta không kiềm hãm những gì Thần Khí của Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta. Thần Khí sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên và sẽ ban cho chúng ta đúng những gì chúng ta cần, khi chúng ta cần. Vì Chúa Giêsu đã nói "Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy sẽ đến cùng anh em".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



6th Sunday of Easter (A)
Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21


I have friends who have been married for 40 years and say that they have had a "luxurious life." They have two married children and five grandchildren who live within a short drive of my friends’ home. They claim it is a luxury to have their whole family so close, especially for holidays, baptisms, first communions, birthdays, etc. But because of a job transfer, their older son and his family are about to move to a faraway state. Everyone is having a hard time and they are trying to keep a stiff upper lip. My friends certainly want what is best for their son, daughter-in-law and grandchildren. But still…

My friend’s son and his wife are promising frequent visits for all the holidays and family celebrations. They also promise regular phone calls and videos of the kids – especially the big events, the grandchildren’s birthdays, confirmations and soccer games.

Everyone is doing the best they can in the circumstances, trying to keep a stiff upper lip. But my friends are finding it very hard. They are a close family and say videos and phone calls are fine – but, "It’s just not going to be the same " – not like driving a short distance and popping in on them; watching one granddaughter play soccer and the other one star in the school play.

"It’s just not going to be the same," is what they say. My friend s’ story gives us a sense of what Jesus and his disciples were going through in today’s gospel. They are at the Last Supper and Jesus is saying his goodbye. He is preparing those closest to him, whom he loves and who love him, for his departure. Not just a farewell before going on a short trip, when they will see one another again in a few weeks or months, but a more permanent farewell. He is preparing them for the shock of his violent death and the collapse of their plans for the future. Everything is about to change for them. In my friends’ words, "It’s just not going to be the same."

To their great surprise Jesus would rise from the dead and they would see him again, at least for a short time. Then, after that, it will be all different: they would see him no longer. They wouldn’t have him physically there with them when they needed to ask for advice as problems arose; or feel his comforting and healing touch when they hurt, or when someone they loved was sick; or hear his voice, speaking words of forgiveness when they needed to be freed from guilt.

Jesus was sensitive to the loss they were about to endure. He was telling them quite clearly, "It’s just not going to be the same." He certainly knew from first-hand experience their weaknesses. Soon their vulnerabilities and weaknesses would show themselves again in a startling way, when they abandoned him at his arrest. He knew they couldn’t make it on their own, their faith would need help. Their human courage just wasn’t enough to send them out to spread his message after he was gone.

So, Jesus makes a promise to them: help is on the way. The Holy Spirit would come to guide them as they faced new worlds and new issues; be with them when they suffered for what they believed; make them aware of Jesus’ presence even though they could not see, hear, or touch him.

We may be 2000 years away from those disciples around the table with Jesus that night; but we too have experienced loss and need. We have said many goodbyes and experienced big changes in our lives: when a loved one died; when we got sick and couldn’t do what we used to on our own; when we needed to be strong for a another; when we had a financial setback and needed to start all over again; when a relationship shattered.

As we have faced the uncertain future caused by these and other events we have said what my friends said about their impending loss, "It’s just not going to be the same." And it isn’t. Change is hard for us and life is constantly posing new challenges. So, we admit by coming here week after week, that we need what only God can give us: a renewed life, after a big change in our circumstances; hope that what has ended isn’t the final word from God; strength to stay faithful to Jesus; wisdom to help us maneuver life’s many twists and turns. We want to be faithful to what he says to us in today’s gospel, "If you love me, you will keep my commandments"

Jesus sees and hears our needs, though we can’t see, or hear, or touch him. We believe we have him with us in his word and in this bread and wine, our food for this moment of our lives. We also believe he has kept his promise to us just as he did for his disciples on Pentecost. He has given us his Spirit. The gift of the Holy Spirit makes Jesus present to us. When he was with his disciples he could only be in one place at one time. Now, because of the gift of his Spirit, Jesus is with us in each place and each period of our lives.

As we celebrate his memory again at this Eucharist Jesus is once again giving us his Spirit. God has come to us in the Holy Spirit, has made a permanent dwelling with each of us and guides our struggling church into its uncertain future. Jesus calls the Holy Spirit our "Advocate." It’s a word that means counselor, consoler and mediator. "Mediator" is perhaps the best translation for the Advocate. The Holy Spirit is the "in-between God" – the force and energy that binds us together with one another and God so we can experience a peace that only God can give.

The Holy Spirit is our assurance that God stands alongside each of us as we face current challenges and any future bumps in the road. That Spirit helps us navigate our personal issues and helps us make future choices, both as individuals and as a church.

My friends are right about their farewells. "It’s just not going to be the same." But they know we should not box in what God’s Spirit can do for us. The Spirit will surprise us and provide us with exactly what we need when we need it, for Jesus has said, "I will not leave you orphans, I will come to you."