Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên Ngày quốc tế truyền thông lần 51
“… Thành con đường về trời cao”
Mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh về trời, Hội Thánh Công Giáo cũng đồng thời cử hành ngày Quốc tế Truyền thông. Và năm nay, 2017, Hội Thánh cử hành lần thứ 51 ngày Quốc tế Truyền thông.
Ngay khoá III của kỳ họp lần II, ngày 4.12.1963, Công Đồng Vatican II đã công bố Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Mirifica). Đây là lần đầu tiên Hội Thánh trình bày lập trường của mình về truyền thông.
Trong số 2, Sắc lệnh xác định: “Mẹ Giáo Hội biết rằng, nếu được sử dụng đúng cách, các phương tiện truyền thông sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho nhân loại, sẽ đóng góp rất nhiều cho việc làm phong phú trí tuệ của con người cũng như mở rộng và hỗ trợ Nước Chúa”.
Hội Thánh nhận thấy những ích lợi của các phương tiện truyền thông, cũng như những thiệt hại do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Hội Thánh ngỏ cùng những ai sử dụng truyền thông cần phải dè dặt, bởi chỉ khi “được sử dụng đúng cách”, phương tiện tuyền thông mới trở thành dụng cụ tốt, nâng cao cuộc sống con người. Nếu không như thế, truyền thông sẽ là phương thế độc hại không thể nói hết. Nó trở thành lưỡi dao khủng khiếp giết hại tâm linh của nhiều thế hệ nhân loại.
Trong khi loại bỏ những thứ truyền thông độc hại, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần 51, kêu gọi tất cả chúng ta hãy cộng tác vào lãnh vực này để “Thông truyền niềm Hy vọng và sự Tin tưởng trong thời đại chúng ta” (chủ đề của sứ điệp).
Đức Thánh Cha “khuyến khích mọi người tham gia vào các loại hình truyền thông mang tính xây dựng, loại bỏ định kiến với người khác và cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, giúp mọi người chúng ta nhìn thế giới xung quanh một cách thực tế và đầy tin tưởng” (sứ điệp ngày QTTT lần 51).
Là người tín hữu Kitô, chúng ta hãy hăng say thông truyền Lời Chúa, bởi chỉ có Lời Chúa mới thật sự là Lời mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Ngày lễ Chúa về trời, chúng ta suy niệm lời mời gọi của sách Công vụ Tông đồ (bài đọc 1): “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?”. Kể từ ấy, Hội Thánh hiểu rằng, mình không mơ tưởng trời cao một cách viễn vông, nhưng là xây dựng nước trời bằng chính sự hiến dâng mình cho cuộc đời hôm nay.
Đang khi các môn đệ đang mải mê nhìn trời đầy yêu thương, luyến tiếc, vì Chúa không còn hiện diện hữu hình, thì thiên thần nhắc họ nhìn xuống, quay về thực tế của cuộc đời. Họ phải biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao.
Đó chính là sứ điệp chính của lễ Chúa về trời và là ý nghĩa của ngày Quốc tế Truyền thông hôm nay. Bởi nếu không lo biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao, người tín hữu Kitô sẽ lạc điệu, trở thành kẻ phản bội chính niềm tin của mình, nặng hơn, phản bội chính lời răn dạy của Chúa mình.
Nhưng làm cách nào để có thể biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao? Đó là những quyết tâm sống chết cho đức tin của mình, sống chết cho chân lý, cho các giá trị làm người, cho quyền sống của mọi con người… Chỉ có sống chết trong sự hiến dâng bản thân như thế, chúng ta mới thật là truyền thông Lời Chúa, mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Một ví dụ cụ thể cho việc người Kitô hữu biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao: Từ ngày 2-11.5.2017, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cùng nhiều linh mục trong giáo phận đến các nước châu Âu, các tổ chức Quốc tế, trao thỉnh nguyện thư có 200.000.000 chữ ký, kêu gọi giúp đỡ nạn nhân của công ty gang thép Formosa, kẻ xả thải ô nhiễm biển miền Trung Việt Nam.
Đây là việc làm nguy hiểm cho bản thân các ngài, nhưng vì sự sống của nhiều nạn nhân, các ngài bất chấp tất cả. Các ngài hy sinh chính bản thân mình để mong mỏi một điều kỳ diệu có thể diễn ra. Đó là: Mọi người, không trừ ai, nhất là dân lành trên chính đất Việt phải được sống, được tồn vong, được an ninh, được mọi quyền làm người và được bảo vệ cả tinh thần, lẫn vật chất.
Lời sách Công vụ Tông đồ trong ngày lễ Chúa về trời, lẫn tấm gương anh dũng của Đức Cha Hợp và của nhiều linh mục, một lần nữa, nhắc chúng ta, những người con của Thiên Chúa, những đồ đệ của Chúa Kitô, hãy sống có ích cho cuộc đời và cho con người.
- Cụ thể, việc dâng hiến mà chúng ta có thể làm được, đó là thông truyền Lời Chúa mọi nơi, mọi lúc, dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện, để Lời Chúa có thể thấm thía và đánh động lương tâm con người qua mọi thời đại.
Chúng ta thông truyền Lời Chúa để đưa chính mình và anh chị em mình tới vương quốc của tình yêu, của lẽ sống, vương quốc mà Đức Thánh Cha ghi nhận: “Khó khăn và thập giá không làm cản trở, nhưng mang lại ơn cứu độ của Thiên Chúa; sự yếu đuối chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn bất cứ quyền lực nào của con người; và thất bại có thể lại khơi mào để hoàn thành mọi sự trong tình yêu. Niềm hy vọng trong Vương quốc trở nên vững mạnh và đâm rễ sâu theo cách thế này: đó là ‘như một người gieo hạt giống trên mặt đất, dù đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên’ (Mc 4,26-27)” (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông lần 51).
- Chúng ta sẵn sàng giúp đỡ anh chị em xung quanh mình, nếu họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Hãy sống bác ái, hãy rộng lượng cho đi. Đó là cách truyền thông Lời Chúa hữu hiệu, mà trong tầm mức cá nhân, ai cũng có thể làm được.
Hãy thông truyền Lời Chúa bằng cả một đời sống đức tin, sống lòng yêu mến Chúa của từng người chúng ta.
“… Thành con đường về trời cao”
Mừng lễ Chúa Giêsu Phục Sinh về trời, Hội Thánh Công Giáo cũng đồng thời cử hành ngày Quốc tế Truyền thông. Và năm nay, 2017, Hội Thánh cử hành lần thứ 51 ngày Quốc tế Truyền thông.
Ngay khoá III của kỳ họp lần II, ngày 4.12.1963, Công Đồng Vatican II đã công bố Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Mirifica). Đây là lần đầu tiên Hội Thánh trình bày lập trường của mình về truyền thông.
Trong số 2, Sắc lệnh xác định: “Mẹ Giáo Hội biết rằng, nếu được sử dụng đúng cách, các phương tiện truyền thông sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho nhân loại, sẽ đóng góp rất nhiều cho việc làm phong phú trí tuệ của con người cũng như mở rộng và hỗ trợ Nước Chúa”.
Hội Thánh nhận thấy những ích lợi của các phương tiện truyền thông, cũng như những thiệt hại do việc cố ý dùng sai những phương tiện này. Hội Thánh ngỏ cùng những ai sử dụng truyền thông cần phải dè dặt, bởi chỉ khi “được sử dụng đúng cách”, phương tiện tuyền thông mới trở thành dụng cụ tốt, nâng cao cuộc sống con người. Nếu không như thế, truyền thông sẽ là phương thế độc hại không thể nói hết. Nó trở thành lưỡi dao khủng khiếp giết hại tâm linh của nhiều thế hệ nhân loại.
Trong khi loại bỏ những thứ truyền thông độc hại, Đức Thánh Cha Phanxicô, trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông lần 51, kêu gọi tất cả chúng ta hãy cộng tác vào lãnh vực này để “Thông truyền niềm Hy vọng và sự Tin tưởng trong thời đại chúng ta” (chủ đề của sứ điệp).
Đức Thánh Cha “khuyến khích mọi người tham gia vào các loại hình truyền thông mang tính xây dựng, loại bỏ định kiến với người khác và cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, giúp mọi người chúng ta nhìn thế giới xung quanh một cách thực tế và đầy tin tưởng” (sứ điệp ngày QTTT lần 51).
Là người tín hữu Kitô, chúng ta hãy hăng say thông truyền Lời Chúa, bởi chỉ có Lời Chúa mới thật sự là Lời mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Ngày lễ Chúa về trời, chúng ta suy niệm lời mời gọi của sách Công vụ Tông đồ (bài đọc 1): “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?”. Kể từ ấy, Hội Thánh hiểu rằng, mình không mơ tưởng trời cao một cách viễn vông, nhưng là xây dựng nước trời bằng chính sự hiến dâng mình cho cuộc đời hôm nay.
Đang khi các môn đệ đang mải mê nhìn trời đầy yêu thương, luyến tiếc, vì Chúa không còn hiện diện hữu hình, thì thiên thần nhắc họ nhìn xuống, quay về thực tế của cuộc đời. Họ phải biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao.
Đó chính là sứ điệp chính của lễ Chúa về trời và là ý nghĩa của ngày Quốc tế Truyền thông hôm nay. Bởi nếu không lo biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao, người tín hữu Kitô sẽ lạc điệu, trở thành kẻ phản bội chính niềm tin của mình, nặng hơn, phản bội chính lời răn dạy của Chúa mình.
Nhưng làm cách nào để có thể biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao? Đó là những quyết tâm sống chết cho đức tin của mình, sống chết cho chân lý, cho các giá trị làm người, cho quyền sống của mọi con người… Chỉ có sống chết trong sự hiến dâng bản thân như thế, chúng ta mới thật là truyền thông Lời Chúa, mang lại “hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”.
Một ví dụ cụ thể cho việc người Kitô hữu biến những nẻo đường trần thế thành con đường dẫn về trời cao: Từ ngày 2-11.5.2017, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cùng nhiều linh mục trong giáo phận đến các nước châu Âu, các tổ chức Quốc tế, trao thỉnh nguyện thư có 200.000.000 chữ ký, kêu gọi giúp đỡ nạn nhân của công ty gang thép Formosa, kẻ xả thải ô nhiễm biển miền Trung Việt Nam.
Đây là việc làm nguy hiểm cho bản thân các ngài, nhưng vì sự sống của nhiều nạn nhân, các ngài bất chấp tất cả. Các ngài hy sinh chính bản thân mình để mong mỏi một điều kỳ diệu có thể diễn ra. Đó là: Mọi người, không trừ ai, nhất là dân lành trên chính đất Việt phải được sống, được tồn vong, được an ninh, được mọi quyền làm người và được bảo vệ cả tinh thần, lẫn vật chất.
Lời sách Công vụ Tông đồ trong ngày lễ Chúa về trời, lẫn tấm gương anh dũng của Đức Cha Hợp và của nhiều linh mục, một lần nữa, nhắc chúng ta, những người con của Thiên Chúa, những đồ đệ của Chúa Kitô, hãy sống có ích cho cuộc đời và cho con người.
- Cụ thể, việc dâng hiến mà chúng ta có thể làm được, đó là thông truyền Lời Chúa mọi nơi, mọi lúc, dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện, để Lời Chúa có thể thấm thía và đánh động lương tâm con người qua mọi thời đại.
Chúng ta thông truyền Lời Chúa để đưa chính mình và anh chị em mình tới vương quốc của tình yêu, của lẽ sống, vương quốc mà Đức Thánh Cha ghi nhận: “Khó khăn và thập giá không làm cản trở, nhưng mang lại ơn cứu độ của Thiên Chúa; sự yếu đuối chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn bất cứ quyền lực nào của con người; và thất bại có thể lại khơi mào để hoàn thành mọi sự trong tình yêu. Niềm hy vọng trong Vương quốc trở nên vững mạnh và đâm rễ sâu theo cách thế này: đó là ‘như một người gieo hạt giống trên mặt đất, dù đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên’ (Mc 4,26-27)” (Sứ điệp ngày Thế giới Truyền thông lần 51).
- Chúng ta sẵn sàng giúp đỡ anh chị em xung quanh mình, nếu họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Hãy sống bác ái, hãy rộng lượng cho đi. Đó là cách truyền thông Lời Chúa hữu hiệu, mà trong tầm mức cá nhân, ai cũng có thể làm được.
Hãy thông truyền Lời Chúa bằng cả một đời sống đức tin, sống lòng yêu mến Chúa của từng người chúng ta.