Lễ Ngũ Tuần Đầu Tiên
Lễ Thăm Viếng
Trong dịp hành hương Đất Thánh vừa qua, chúng tôi có đến Ein Kerem. Ẩn mình giữa những ngọn đồi bao quanh Giêrusalem, Ein Kerem hiện đại là một vùng lân cận xinh đẹp của Giêrusalem được chúc phúc với bầu không khí đồng quê du mục.
Ở trung tâm làng là cái giếng, theo tương truyền, nơi đó Đức Maria gặp bà Êlisabeth. Các ngôi nhà trong làng được xây bằng đá rải rác giữa các căn nhà là những gác chuông Nhà thờ làm tăng vẻ đẹp vùng trời Ein Kerem.
Có một số cộng đoàn Tu sĩ ở trong làng Ein Kerem hiện đại, đó là Tu viện Thánh Gioan Tẩy Giả, Nhà thờ Chính thống giáo Liên xô (Russian Orthodox Church) và Dòng Đức Bà Sion với những nhà trọ rất đẹp. Ngôi Nhà thờ này nằm ở con đường phía trên Nhà thờ Thăm Viếng, có những mái vòm hình củ hành mạ vàng giống như Nhà thờ Maria Magdala của Liên Xô ở Cổ thành Giêrusalem.
Chúng tôi thăm Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là Nhà thờ của các cha dòng Phanxicô được xây dựng trên điểm linh thánh, nơi thánh Gioan Tẩy Giả ra đời.
Mỗi người lần lượt hôn kính nơi Gioan được sinh ra, phía dưới bàn thờ bên phải cung thánh. Sân trong Nhà thờ trưng bày những bảng ghi chép bằng nhiều thứ tiếng lời tiên tri của ông Giacaria. Ông đã thốt ra lời tiên tri này vào ngày lễ cắt bì cho con trẻ và đặt tên cho con mình là Gioan (Lc 1, 67-79); theo truyền thống Giáo Hội đây là lời kinh “Benedictus”.
Đi lên ngọn đồi với nhiều bậc cấp, chúng tôi thăm và dâng lễ tại Nhà thờ Thăm viếng. Đây là Nhà thờ của các cha dòng Phanxicô tôn kính dịp Đức Maria viếng thăm gia đình bà Êlisabeth.
Một bức tranh khảm đá (mosaic) tuyệt đẹp diễn tả việc Đức Maria vào ngày rời Nazarét đến Giêrusalem đã tô điểm phần bên ngoài Nhà thờ.
Những bảng ở sân trong Nhà thờ ghi lại lời kinh Magnificat của Đức Maria bằng nhiều thứ tiếng (Lc 1, 46-55).
Chúng tôi dâng lễ tại Nhà nguyện tầng trên, cùng suy niệm cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ hạnh phúc: người mẹ già và người mẹ trẻ.
1. Lễ Ngũ Tuần đầu tiên
Tin mừng ngày Lễ Thăm Viếng cho thấy chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Êlisabeth, mẹ Gioan Tiền Hô.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Êlisabeth. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Êlisabeth nói dưới tác động của Thánh Thần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật này của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Êlisabeth trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
2. Cuộc viếng thăm của tình yêu
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Êlisabeth. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Êlisabeth được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Êlisabeth nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
3. Đến với nhau bằng tình thương
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần được thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Êlisabeth, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến nên không chỉ bà Êlisabeth vui mừng mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Êlisabeth được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Êlisabeth là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với bà Êlisabeth đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với trần gian trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Người cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Êlisabeth. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẻ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con noi gương Mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nổi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thời giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Lễ Thăm Viếng
Trong dịp hành hương Đất Thánh vừa qua, chúng tôi có đến Ein Kerem. Ẩn mình giữa những ngọn đồi bao quanh Giêrusalem, Ein Kerem hiện đại là một vùng lân cận xinh đẹp của Giêrusalem được chúc phúc với bầu không khí đồng quê du mục.
Ở trung tâm làng là cái giếng, theo tương truyền, nơi đó Đức Maria gặp bà Êlisabeth. Các ngôi nhà trong làng được xây bằng đá rải rác giữa các căn nhà là những gác chuông Nhà thờ làm tăng vẻ đẹp vùng trời Ein Kerem.
Có một số cộng đoàn Tu sĩ ở trong làng Ein Kerem hiện đại, đó là Tu viện Thánh Gioan Tẩy Giả, Nhà thờ Chính thống giáo Liên xô (Russian Orthodox Church) và Dòng Đức Bà Sion với những nhà trọ rất đẹp. Ngôi Nhà thờ này nằm ở con đường phía trên Nhà thờ Thăm Viếng, có những mái vòm hình củ hành mạ vàng giống như Nhà thờ Maria Magdala của Liên Xô ở Cổ thành Giêrusalem.
Chúng tôi thăm Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là Nhà thờ của các cha dòng Phanxicô được xây dựng trên điểm linh thánh, nơi thánh Gioan Tẩy Giả ra đời.
Mỗi người lần lượt hôn kính nơi Gioan được sinh ra, phía dưới bàn thờ bên phải cung thánh. Sân trong Nhà thờ trưng bày những bảng ghi chép bằng nhiều thứ tiếng lời tiên tri của ông Giacaria. Ông đã thốt ra lời tiên tri này vào ngày lễ cắt bì cho con trẻ và đặt tên cho con mình là Gioan (Lc 1, 67-79); theo truyền thống Giáo Hội đây là lời kinh “Benedictus”.
Đi lên ngọn đồi với nhiều bậc cấp, chúng tôi thăm và dâng lễ tại Nhà thờ Thăm viếng. Đây là Nhà thờ của các cha dòng Phanxicô tôn kính dịp Đức Maria viếng thăm gia đình bà Êlisabeth.
Một bức tranh khảm đá (mosaic) tuyệt đẹp diễn tả việc Đức Maria vào ngày rời Nazarét đến Giêrusalem đã tô điểm phần bên ngoài Nhà thờ.
Những bảng ở sân trong Nhà thờ ghi lại lời kinh Magnificat của Đức Maria bằng nhiều thứ tiếng (Lc 1, 46-55).
Chúng tôi dâng lễ tại Nhà nguyện tầng trên, cùng suy niệm cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ hạnh phúc: người mẹ già và người mẹ trẻ.
1. Lễ Ngũ Tuần đầu tiên
Tin mừng ngày Lễ Thăm Viếng cho thấy chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Êlisabeth, mẹ Gioan Tiền Hô.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Êlisabeth. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Êlisabeth nói dưới tác động của Thánh Thần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật này của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.
Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Êlisabeth trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ : “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.
2. Cuộc viếng thăm của tình yêu
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đã đi thăm người chị họ Êlisabeth. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Êlisabeth được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Êlisabeth nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
3. Đến với nhau bằng tình thương
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần được thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Êlisabeth, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến nên không chỉ bà Êlisabeth vui mừng mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Êlisabeth được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Êlisabeth là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với bà Êlisabeth đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với trần gian trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Người cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Êlisabeth. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẻ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con noi gương Mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nổi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thời giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.