Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
TĐCV 2: 1-11; Tv. 103, Rôma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23

Câu chuyện quen thuộc nhất về ơn Chúa Thánh Thần được diễn tả trong sách Công vụ Tông đồ. Trong đó thánh Luca cho biết các tín hữu tiên khởi làm sao được năng lực sau khi Chúa Giêsu sống lại và lên trời. Trọng tâm của câu chuyện là ý chính về sự hiểu biết thông thường và sự hiệp thông: cộng đoàn với nhau, có thể nói với đám đông quần chúng khác nhau. "Họ từ các dân thiên hạ trở về", và những người nghe các người rao giảng hăng hái, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Mesia.

Có biết bao nhiêu dấu chỉ lạ lùng trong ngày lễ Chúa Thánh Thần đầu tiên. Những đấu chỉ chiếu sáng như một ngọn đèn, và đặt câu hỏi cho chúng ta, những tín hữu thời nay. Sự khác biệt của đám đông quần chúng không phải là lý do của sự chia rẻ hay tranh chấp nhau, nhưng là cả một cơ hội để chấp nhận sự hiệp nhất. Như thế không phải là ánh sáng chiếu soi cho cộng đoàn Giáo Hội và xã hội chùng ta dang sống hay sao? Những khác biệt giữa các người trong xã hội chúng ta, và ngay cả trong số các Kitô hữu thường có thể chia rẻ và làm cho chúng ta trở nên riêng biệt từng nhóm.

Thánh Gioan nói khác sách Công vụ Tông đồ về việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ. Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu ban Chúa Thánh Thần ngay sau khi Ngài sống lại (vào chiều ngày thứ nhất trong tuần), nhưng trước khi Chúa Giêsu được vinh quang, là khi Ngài trở về với Chúa Cha. Trong Giáo Hội tiên khởi, có nhiều chỗ khác cho những kinh nghiệm khác về một sự kiện xãy ra.

Lễ Chúa Thánh Thần trước kia là lễ mừng đến mùa gặt hái của người Do Thái. Lễ đó thay vào lễ ban Lề Luật trên núi Sinai. Lễ nầy lôi cuốn dân chúng về Giêrusalem. Vì thế có rất đông người "từ các dân thiên hạ trở về" thành Giêrusalem.

Lễ Chúa Thánh Thần là một lễ trong quá khứ và cũng là một lễ trong hiện tại. Trong lễ đó Chúa Giêsu thực hiện lời Ngài hứa là năng lực sẽ tuôn tràn xuống cho các môn đệ. Thật là một sự an ủi, khi biết Chúa Giêsu không quên ban năng lực đó cho Giáo Hội thời chúng ta. Khi chúng ta nghe ban ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có tin rằng năng lực Chúa Thánh Thần có thể thực hiện cho chúng ta hôm nay không? Quyền Năng của Chúa Thánh Thần tỏ ra cho tín hữu lúc này như thế nào? Cộng đoàn chúng ta có chứng tỏ là có được năng lực nhờ Chúa Thánh Thần ban cho hay không?

Một dấu chỉ hồng ân của Chúa Thánh Thần đang tuôn tràn trong cộng đoàn chúng ta là sự đón tiếp niềm nở những người mới tới và những người xa lạ để cùng chúng ta thực hành việc phụng vụ. Một cộng đoàn đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần cũng có thể là một thử thách cho xã hội bên ngoài để đón tiếp người làng giềng mới, trong thành phố và trong đất nước chúng ta.

Trong sách Công vụ Tông đồ, hình lưỡi lửa tản ra đậu xuống trên từng người một. Ơn huệ đó có hiệu quả ngay và các môn đệ ra khỏi phòng và nói với quần chúng bằng tiếng nói của họ. Sau khi Adong và Evà phạm tội, câu chuyện trong Kinh Thánh về loài người cho thấy một xã hội gồm những người khác nhau nói những thư tiếng khác nhau khi dân chúng xây tháp Babel. Dấu chỉ sự thay đổi những khác biệt của loài người chứng tỏ trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Khi Chúa Thánh Thần gởi các môn đệ từ trong phòng trên ra đi khắp cùng thế giới để rao giảng Tin Mừng cho khắp các chủng tộc, các đất nước, và bằng các thứ tiếng khác nhau.

Chúa Thánh Thần đến được diễn tả trong phúc âm thánh Gioan. Đó là cung cách thường nhật của người Do thái khi chào đón nhau như các môn đệ thường làm "bình an cho anh em" Đó không phải là một lời chào thường tình, nhưng đó là một lời chúc phúc, chúc sức khỏe, chúc thịnh vượng và tất cả những điều tốt lành cho người kia. Đó cũng là một lời cầu, mong đợi Thiên Chúa đến để thực hiện hy vọng của người Do thái mong được sống trong một đất nước tự do. Chúa Giêsu chúc bình an là lời báo những gì dân chúng mong đợi đã đến với Ngài - mặc dù có những điều không như họ mong đợi. Chúa Giêsu không lật đổ các đất nước, nhưng sẽ đem bình an và hòa hợp dân chúng lại với nhau.

Chúa Giêsu lập lại lời chúc bình an lúc này trong khi Ngài ban ơn Chúa Thánh Thần trên các môn đệ. Chúa Giêsu chúc lành và thổi hơi trên họ, như việc Thiên Chúa thổi hơi sự sống cho Adong. Đó là hơi sự sống bởi Đấng ban cho người khác cần. Không ai cần phải nói với chúng ta sự quan trọng của hơi thở của chúng ta. Nếu hơi thở ngừng là chúng ta chết. Đó là hơi thở của thể xác. Chúa Giêsu không chỉ ban hơi thở thể xác đó để ban sự sống cho một người nào bị đứng tim và không thở được. Chúa Giêsu đã thắng sự chết. Và sự sống của Ngài là sự sống lại. Và chính Ngài thổi hơi thở đó cho các môn đệ đã bị đau tim nặng, tim họ đã tan vở khi Chúa Giêsu đã bỏ họ ra đi vì sự chết của Ngài.

Chúa Giêsu thổi hơi thở sức sống mới trên các môn đệ. Trước tiên là chào họ "bình an cho anh em", là lời hòa giải sau những ngày sống thất bại. Rồi Ngài lại chúc bình an cho họ lần nữa, và Ngài bắt đầu tạo sự sống mới bởi hơi thở sống lại của Ngài - là Thần khí. Họ được lãnh nhận nhiệm vụ ra đi hòa giải đem bình an mà họ đã lãnh nhận để loan báo cho toàn thế giới.

Như một người giảng bình luận về Thánh Kinh, tôi muốn xem xét nhiều điểm: trước tiên, làm sao loài người được chọn. Ngay khi chỉ có một người trong câu chuyện, tôi biết người đó đại diện tất cả chúng ta. Những chiến đấu, những nhu cầu và hy vọng của họ là gì? Hiện nay loài người trong câu chuyện đang sợ sệt. Một cộng đoàn bị lay chuyển vì sự chết của Chúa Giêsu. Họ lo lắng vì sự thất bại của họ và tinh thần họ bị xáo trộn, họ không biết sẽ làm gì. Thí dụ như trong thánh Luca, về việc hai môn đệ trên đường đi Emmau. Các môn đệ vội vàng ra đi khỏi Giêrusalem để trở về đời sống thường ngày của họ. Sau khi nói đến những nhu cầu của họ trong câu chuyện, tôi tìm hiểu những nhu cầu trong thế giới hiện tại: sự chán nản, sự thất bại và mất hy vọng ở đâu, mà chúng ta, những người đang kinh nghiệm như hai môn đệ trên đường đi Emmau.

Rồi tôi tìm hiểu Thiên Chúa đã làm gì về những nhu cầu đặc biệt diễn tả trong câu chuyện. Hôm nay Chúa Giêsu đến nơi các môn đệ đang hội họp với nhau trong phòng đóng của kín và đang sợ sệt. Lời Ngài nói diễn tả sự sự gì sẽ xãy ra "bình an cho anh em", Những ai nghe Ngài, chấp nhận lời Ngài, và lãnh nhận bình an. Đây là sức mạnh của ơn sủng: điều gì giúp chúng ta, những phàm nhân không làm được. Thiên Chúa ban cho chúng ta. Khi chúng ta nghe Chúa Giêsu ban bình an trong phúc âm, Ngài cũng ban bình an đó cho chúng ta. Chúng ta đã làm gì để xứng đáng lãnh nhận ơn bình an đó. Sự thật, nhiều điều trong đời sống chúng ta chưa xứng đáng với ơn huệ Ngài ban cho chúng ta. Dù vậy, "bình an cho anh em" là điều Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Trong Chúa Giêsu Thiên Chúa đã làm mọi sự nên bình an với chúng ta. Chúng ta không xứng đáng lãnh những điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Nhưng, chúng ta nên nhớ đó là một ơn huệ. Chúng ta biết chúng ta cần ơn huệ đó, và chúng ta đã được lãnh nhận.

Nhưng, đó không phải là kết thúc câu chuyện. Qua hơi thở, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một Thần Khí mới. Chúng ta được tạo dựng lại với hơi thở của sự sống. Thở hơi ban một đời sống mới trên chúng ta, Chúa Giêsu gởi chúng ta ra đi đem hơi thở của Ngài cho thế giới - tạo dựng nên những người mới - nhờ Thần Khí của Ngài qua chúng ta.

Tóm lại, người giảng hãy xem xét các nhu cầu của loài người được diễn tả trong đoạn sách, và bản tính Thiên Chúa đã được thể hiện như thế nào trong Chúa Giêsu. Và làm sao chúng ta có được năng lực để đáp lại lời mời gọi Thiên Chúa, để đem ơn huệ đến cho kẻ khác.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Pentecost Sunday (A)
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23

The most familiar account of the gift of the Spirit is found in the Acts of the Apostles. There Luke shows how the first Christians were empowered after Jesus’ resurrection and ascension. Central to the account are the themes of common understanding and unity. The unified community was able to speak to the diverse crowds "from every nation under heaven" and those who heard the fired-up preachers accepted Jesus as the Messiah.

There were many remarkable signs on this first Pentecost, but one in particular shines a light and asks a question of us modern Christians. The diversity of the crowd was not a reason for a division and animosity, but an occasion for acceptance and unity. Doesn’t that shine a bright light on our own church communities and civic world in which we live? Differences among us humans and even among us Christians tend to divide and leave us fragmented.

St. John has a different take on the coming of the Holy Spirit to the disciples than the Acts of the Apostles. In the Gospel account Jesus gives the Spirit soon after his resurrection ("on the evening of that first day of the week"), but before his glorification, his return to the Father. In the early church there was room for different experiences of the same reality.

Pentecost was originally a Jewish agricultural celebration at the time of the grain harvest. It evolved into a commemoration of the giving of the Law on Mount Sinai. The feast drew the devout to Jerusalem, hence the large crowd "from every nation under heaven" in the city.

Pentecost was a past event. It’s also a present event. On Pentecost Jesus fulfilled his promise that power would be given his disciples. It is comforting to know that he has not stopped giving that power to the church in our time. When we hear the giving of the Spirit do we believe that the power of the Spirit is possible for us today? How does the power of the Spirit show itself among the faithful these days? Does our community reveal the energy that can only come from the Spirit?

One sign of the pouring out of the Spirit is to notice the diversity in our community and the welcome we extend to newcomers and foreigners who now join us for worship. A spirit-filled congregation would also be a challenge to civic society to welcome those new to our neighborhood, city, and country.

In Acts, tongues of fire came and rested on each person present. That gift was immediately fruitful as the disciples went out to speak to the crowds in their native tongues. After the fall of Adam and Eve the biblical story of humanity reveals a fragmented world, symbolized by the confusion of languages when the people tried to construct the tower of Babel (Genesis 11:1ff). Signs of the healing of humanity’s divisions are evident on Pentecost, when the Spirit sends the disciples out of their confined space into the world, to preach the gospel to all peoples and to unite into God’s realm the scattered and fragmented people of all races, nations and languages.

The coming of the Spirit is described differently in John’s Gospel. It was common for Jews to greet one another the way Jesus did his disciples, "Peace be with you." It wasn’t just a casual greeting; it was a blessing prayer, wishing for the other health, prosperity and everything good. It was also a prayer of longing for God’s coming to fulfill the Jewish hopes for the liberation of the nation. Jesus’ greeting of peace then is an announcement that, what the people longed for, had arrived in him – though certainly not in the shape they expected. He wasn’t going to overthrow nations, but he was going to bring peace and unite people.

Jesus repeats the peace blessing, this time bestowing the Spirit on the disciples. With a blessing Jesus breathes on them, a reminder of God’s breathing life into Adam (Genesis 2:7) – life from the living One for others in need of it. No one has to tell us of the importance of our breath: if it stops we die. That’s physical breath. Jesus wasn’t just doing artificial respiration to revive someone who had suffered a heart attack and had stopped breathing. He had conquered death and his was a resurrected life and that is what he is breathing into his dispirited and lifeless disciples. In a manner of speaking, they had suffered a severe heart attack; their heart was broken when Jesus was taken from them and killed.

Jesus breathed new life into his disciples. First, by his greeting, "Peace be with you" – which were reconciling words to them after the previous days’ failed behavior. Then he bids them peace again and began the new creation by his breath – the Spirit. They are commissioned to take his reconciling peace which they have received and to proclaim it to the world.

As a preacher reflecting on the Scriptures I look for several key elements. First, how humans are depicted. Even when there’s only one other person in a story I know that that person represents us all. What are their struggles, needs and hopes? Today the humans in the story are frightened, a community shattered by Jesus’ death, mindful of their own failures and with confusion about what to do next. For example, in Luke’s Emmaus account (24:13-35), the disciples are quick to disperse; they leave Jerusalem and are returning to their former ways. After naming the need that the narrative highlights, I look for its contemporary counterpart. Where’s the disappointment, discouragement and loss of hope that we moderns are experiencing, like the two on the road to Emmaus?

Then I look for what God is doing about the specific needs revealed in the story. Today, Jesus enters their fears and locked-up places. What he says actually happens, "Peace be with you." Those who hear him, receive his word, and receive his peace. Here is the dynamic of grace: what we humans can’t achieve for ourselves, God gives us. When we hear Jesus offer peace in the gospel he is also offering it to us. We didn’t do anything to deserve it, in fact, there’s a lot in our lives that probably shows we don’t deserve the gift he is offering us. Still, "Peace be with you" is Jesus’ offer of grace to us. In him God has set things right with us. We didn’t earn or deserve what God has done for us but, remember, it’s grace. We realize we need it and so we accept it as a gift.

But that’s not the end of the story. By his breath Jesus has given us a new Spirit. We are re-created with the breath of life. Breathing new life into us Jesus sends us out to take his breath into the world – newly re-created people – thanks to the Spirit, that is who we are!

In sum, this preacher looks for how human need is depicted in the text; what God, in Jesus, does about it and then how we are empowered to respond for the benefit of others.