VATICAN - Mạng lưới điện toán internet toàn cầu của Vatican là Website (www.vatican.va) có nhiều người viếng thăm nhất thế giới, mỗi ngày có tới 10 triệu lần thăm viếng.
Mạng Internet của Vatican được thành lập vào ngày Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1995, và khi nữ tu Judith, 55 tuổi, ở New York người Hoa Kỳ được mời để thiết kế trang Web này. Nữ tu Judith là người tự học computer, nhưng có lúc đó đã trở thành một chuyên viên điện toán về internet.
Nghĩ lại thời kì sơ khai năm 1995, nữ tu Judith nói khi đó máy điện toán tại Vatican chỉ là một số nhỏ, và chỉ có một ít nhân viên biết sử dụng. Sơ nói tiếp: “Tôi còn nhớ rõ khi đó phải chỉ cho các Đức Hồng Y biết sử dụng con chuột như thế nào”.
Thế nhưng điều đặc biệt là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn là người nhiệt tình ủng hộ việc phải dùng các phương tiện truyền thông để rao giảng và truyền bá Tin Mừng.
Ngày nay nhìn lại thành quả 10 năm, nữ tu Judith có nhận định như sau: “Người Công giáo trên toàn thế giới rất tha thiết muốn biết về Đức Giáo Hoàng của chúng ta. Nhiều người muốn biết tất cả những chi tiết về cuộc sống riêng của ngài”.
Nữ tu kể lại rằng: “Năm vừa qua nhân dịp kỉ niệm 25 năm đời Giáo Hoàng, trong một ngày Đức Thánh Cha đã nhận được số điện thư kỉ lục là 180.000 thư. Chúng tôi đã phải lập 6 hộp thư riêng cho Đức Thánh Cha bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, dù vậy mà cũng không đáp ứng nổi với sức vận hành của dường dây chuyển tải. Chúng tôi hầu như bị lụt trong làn sóng thư”.
Địa chỉ hộp thư đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là john-paul-ii@vatican.va và chỉ mở ra cho những dịp đặc biệt như lễ kỉ niệm hoặc ngày sinh nhật của ngài mà thôi.
Trong một tài liệu vào năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng “Internet cống hiến những cơ hội huy hoàng và thuận lợi cho việc phúc âm hóa nếu được sử dụng với khả năng cân xứng và ý thức rõ ràng về những điểm mạnh và những nhược điểm của nó”.
Một năm trước đây, vị đương kim Giáo Hoàng ghi một mốc điểm mới là người tiên phong gửi đi nhưng tài liệu chính thức của Tòa Thánh Vatican qua đường điện thư email tới các hồng y, giám mục và linh mục tại Úc Châu và New Zealand.
Hệ thống Internet của Vatican hiện nay mỗi ngày đều có Bản Tin hằng ngày (Bulletins) và có chia ra các mục kê các Bài Diễn Văn và Các hoạt động của Đức Thánh Cha, đang khi đó các Chương Trình Phát Thanh của Vatican bằng các ngôn ngữ trên thế giới cũng được mạng này chuyển tải tới mọi nơi trên thế giới.
Nữ tu Judith hiện vẫn còn làm trưởng hệ thống internet của Vatican. Ngưòi nữ tu này đến với Vatican sau khi đã trải qua những năm mạo hiểm tại Thái Lan, Mexicô, Iran và jerusalem. Vào năm 1991, sơ Judith đệ đơn muốn làm việc tại Vatican, khi đó Đức Thánh Cha cũng đang tìm kiếm một người nào đó để trông coi và giám sát khả năng kỹ thuật thông tin mới, nhưng hạn hẹp của Vatican, nên Sơ đã được nhận vào làm việc. Khởi đi từ một bắt đầu khiêm tốn và tới năm 1995 thì Vatican bắt đầu cho ra mắt Website Vatican đầu tiên.
Hiện nay tại Vatican có chừng 1.000 hộp thư cho các nhân viên trực thuộc Vatican và tất cả các Bộ, các Văn Phòng và cơ quan của Vatican đều được nối với nhau qua mạng nội bộ Intranet.
Trung tâm của hệ thống điện toán Vatican được đặt tại Phòng Máy Chủ, nằm ngay trong Điện Giáo Hoàng (Apostolic Palace) lầu thứ bốn, dưới ngay khu cư ngụ và văn phòng làm việc của Đức Thánh Cha.
Tại đây các chuyên viên điện toán hiện đang đặt thêm 50 hệ thống servers mới để khuếch trương khả năng điện toán của Vatican gấp thêm 10 lần, hầu có thể đáp ứng cho một dự án vĩ đại chưa từng có là “mở cánh cửa ảo vào Thế Giới Công Giáo”. Dự án này sau khi hình thành sẽ cho phép người Công Giáo trên toàn trái đất có thể “nói chuyện” thông tin với nhau, và “tham phần vào các nhóm tin tức” cũng như trao đổi tài liệu và kiến thức của mình.
Nhiệm vụ của sơ Judith là bảo đảm thế nào để “sự thánh thiêng của Giáo Hội” không bị kĩ thuật mới làm cản bước và khỏi bị bị tấn công.
Ngay từ đầu 3 máy chủ của Vatican được đạt tên các Thiên Thần Tổng Lãnh như sau: Gabriel, Michael and Raphael.
Nữ tu Judith nói: “chúng tôi cần sự che chở ngoại hạng của các Tổng Lãnh Thiên Thần, và rất may cho tới nay, chưa có virus nào làm vấy nhơ hoặc thâm nhập được hệ thống của Vatican cả”.
Mạng Internet của Vatican được thành lập vào ngày Lễ Chúa Giáng Sinh năm 1995, và khi nữ tu Judith, 55 tuổi, ở New York người Hoa Kỳ được mời để thiết kế trang Web này. Nữ tu Judith là người tự học computer, nhưng có lúc đó đã trở thành một chuyên viên điện toán về internet.
Trang tiếng Anh của Hệ thống Internet Vatican |
Nghĩ lại thời kì sơ khai năm 1995, nữ tu Judith nói khi đó máy điện toán tại Vatican chỉ là một số nhỏ, và chỉ có một ít nhân viên biết sử dụng. Sơ nói tiếp: “Tôi còn nhớ rõ khi đó phải chỉ cho các Đức Hồng Y biết sử dụng con chuột như thế nào”.
Thế nhưng điều đặc biệt là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn là người nhiệt tình ủng hộ việc phải dùng các phương tiện truyền thông để rao giảng và truyền bá Tin Mừng.
Ngày nay nhìn lại thành quả 10 năm, nữ tu Judith có nhận định như sau: “Người Công giáo trên toàn thế giới rất tha thiết muốn biết về Đức Giáo Hoàng của chúng ta. Nhiều người muốn biết tất cả những chi tiết về cuộc sống riêng của ngài”.
Nữ tu kể lại rằng: “Năm vừa qua nhân dịp kỉ niệm 25 năm đời Giáo Hoàng, trong một ngày Đức Thánh Cha đã nhận được số điện thư kỉ lục là 180.000 thư. Chúng tôi đã phải lập 6 hộp thư riêng cho Đức Thánh Cha bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, dù vậy mà cũng không đáp ứng nổi với sức vận hành của dường dây chuyển tải. Chúng tôi hầu như bị lụt trong làn sóng thư”.
Địa chỉ hộp thư đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là john-paul-ii@vatican.va và chỉ mở ra cho những dịp đặc biệt như lễ kỉ niệm hoặc ngày sinh nhật của ngài mà thôi.
Trong một tài liệu vào năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng “Internet cống hiến những cơ hội huy hoàng và thuận lợi cho việc phúc âm hóa nếu được sử dụng với khả năng cân xứng và ý thức rõ ràng về những điểm mạnh và những nhược điểm của nó”.
Một năm trước đây, vị đương kim Giáo Hoàng ghi một mốc điểm mới là người tiên phong gửi đi nhưng tài liệu chính thức của Tòa Thánh Vatican qua đường điện thư email tới các hồng y, giám mục và linh mục tại Úc Châu và New Zealand.
Hệ thống Internet của Vatican hiện nay mỗi ngày đều có Bản Tin hằng ngày (Bulletins) và có chia ra các mục kê các Bài Diễn Văn và Các hoạt động của Đức Thánh Cha, đang khi đó các Chương Trình Phát Thanh của Vatican bằng các ngôn ngữ trên thế giới cũng được mạng này chuyển tải tới mọi nơi trên thế giới.
Nữ tu Judith hiện vẫn còn làm trưởng hệ thống internet của Vatican. Ngưòi nữ tu này đến với Vatican sau khi đã trải qua những năm mạo hiểm tại Thái Lan, Mexicô, Iran và jerusalem. Vào năm 1991, sơ Judith đệ đơn muốn làm việc tại Vatican, khi đó Đức Thánh Cha cũng đang tìm kiếm một người nào đó để trông coi và giám sát khả năng kỹ thuật thông tin mới, nhưng hạn hẹp của Vatican, nên Sơ đã được nhận vào làm việc. Khởi đi từ một bắt đầu khiêm tốn và tới năm 1995 thì Vatican bắt đầu cho ra mắt Website Vatican đầu tiên.
Hiện nay tại Vatican có chừng 1.000 hộp thư cho các nhân viên trực thuộc Vatican và tất cả các Bộ, các Văn Phòng và cơ quan của Vatican đều được nối với nhau qua mạng nội bộ Intranet.
Trung tâm của hệ thống điện toán Vatican được đặt tại Phòng Máy Chủ, nằm ngay trong Điện Giáo Hoàng (Apostolic Palace) lầu thứ bốn, dưới ngay khu cư ngụ và văn phòng làm việc của Đức Thánh Cha.
Tại đây các chuyên viên điện toán hiện đang đặt thêm 50 hệ thống servers mới để khuếch trương khả năng điện toán của Vatican gấp thêm 10 lần, hầu có thể đáp ứng cho một dự án vĩ đại chưa từng có là “mở cánh cửa ảo vào Thế Giới Công Giáo”. Dự án này sau khi hình thành sẽ cho phép người Công Giáo trên toàn trái đất có thể “nói chuyện” thông tin với nhau, và “tham phần vào các nhóm tin tức” cũng như trao đổi tài liệu và kiến thức của mình.
Nhiệm vụ của sơ Judith là bảo đảm thế nào để “sự thánh thiêng của Giáo Hội” không bị kĩ thuật mới làm cản bước và khỏi bị bị tấn công.
Ngay từ đầu 3 máy chủ của Vatican được đạt tên các Thiên Thần Tổng Lãnh như sau: Gabriel, Michael and Raphael.
Nữ tu Judith nói: “chúng tôi cần sự che chở ngoại hạng của các Tổng Lãnh Thiên Thần, và rất may cho tới nay, chưa có virus nào làm vấy nhơ hoặc thâm nhập được hệ thống của Vatican cả”.