Suy Niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa – Năm A
Vào năm 1263, một Linh Mục người Đức cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ kính thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên cha thấy Mình Thánh Chúa không còn là hình tấm bánh trắng, mà đã biến thành Thịt và Máu thật sự ngay trước mắt cha và toàn thể giáo dân. Những giọt Máu Thánh loang ra thấm ướt tấm khăn thánh lớn trải trên bàn thờ. Cha vội nhanh tay gấp khăn lại, nhưng hễ vừa gấp tới đâu thì Máu Thánh lại thấm ra tới đó, tất cả qua 25 lần vải trắng. Vừa xúc động vừa kính sợ, cha không thể tiếp tục dâng Thánh Lễ được nữa. Sự việc kỳ lạ này sau đó được cha đích thân xin yết kiến và tâu trình lại với Đức Giáo Hoàng Urbano. Đức Giáo Hoàng liền cử ngay một vị Giám Mục đến rước Mình Thánh Chúa cùng với tấm khăn đẫm Máu Thánh về Tòa Thánh, đặt ở Nhà Thờ Chính Tòa cho giáo dân đến tôn kính. Ngày 8 tháng 9 năm 1264, Đức Thánh Cha ra sắc dụ thiết lập Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong toàn Giáo Hội Công Giáo (Nguồn câu chuyện: Sưu Tầm trên Internet).
Hôm nay, chúng ta mừng trọng thể lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Đây là Bí tích cao trọng nhất trong bảy Bí tích chính Đức Giêsu đã thiết lập, chúng ta thường gọi là Bí tích Tình yêu. Bởi vì, không có một tình yêu nào cao qúy hơn thế nữa. Thánh Augustinô khẳng định rằng: “Dầu Thiên Chúa quyền phép vô cùng, cũng không thể cho ta điều gì hơn nữa, dầu Thiên Chúa khôn ngoan vô cùng cũng không biết cho ta điều gì hơn nữa, và dầu Thiên Chúa giàu có vô cùng cũng không còn có gì cho ta hơn nữa.” Thánh Bênađô cũng nói: “Thánh thể là tình yêu vượt trên mọi tình yêu trên trời dưới đất.” Vì thế, Bí tích Thánh Thể đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao bài hát ra đời. Chẳng hạn, trong bài hát CÙNG THỜ LẠY CHÚA, có đoạn: “Cùng thờ lạy Chúa, trong phép Thánh thể nhiệm mầu, ân tình cao sâu, ngàn đời ai hiểu được đâu, Chúa trở nên Bánh thánh, lương thực nuôi muôn dân;” hay trong bài hát THÁNH THỂ CAO SIÊU, có đoạn: “Qua Thánh thể cao siêu con ngợi ca tình yêu của Chúa, một tình yêu bao la vời vợi, tình yêu có từ bao đời...”
Thật vậy, vì yêu thương nhân loại nên Đức Giêsu đã lập nên phép Thánh Thể để ở lại với nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Trong bữa tiệc ly, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con.” Rồi Ngài cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống: Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19-20; Mt 26, 26 -28; Mc 14, 22 -24; ICor 11, 23 -25 ).
Bí tích Thánh Thể trở nên nguồn mạch và tột đỉnh của mọi sinh hoạt Hội Thánh. Vâng lệnh Đức Giêsu, Hội Thánh không những cử hành mà mời gọi mọi thành phần tham dự, yêu mến và tôn thờ Bí tích Thánh Thể. Đồng thời, Thánh Thể là của ăn chính của linh hồn, cho nên Hội Thánh mời gọi mọi Kitô hữu năng dọn mình rước lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhưng để rước lễ nên cần phải biết dọn mình. Thánh Phaolô nói: “Ai nấy hãy tự xét mình rồi hãy ăn” (1Cr 2,28). Về thể xác: phải ăn mặc sạch sẽ, thái độ phải nghiêm trang, giữ chay thánh thể đúng theo luật. Về phần linh hồn: phải trong trạng thái ân sủng, tức là phải sạch tội trọng; có lòng tin; có lòng khiêm nhường như viên sĩ quan trong Tin mừng thánh Mathêu: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con” (Mt 8,8); phải có lòng ước ao được rước Chúa vào lòng “Như Nai rừng khao khao nguồn nước, hồn con khát Chúa trời…” (Tv 41).
Nếu có được những điều kiện trên thì rước lễ sẽ được những ơn ích trọng đại sau đây:
Thứ nhất, được tăng thêm ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các Bí tích: Thêm sức, Giao hòa, Xức dầu, Truyền chức thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm ơn thánh hóa. Nhưng khi nhận lãnh Bí tích Thánh Thể chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất, vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh hóa mà là lãnh nhận chính Đấng ban ơn thánh hóa, là chính nguồn mạch ơn phúc.
Thứ hai, được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Đức nguyện Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì thì chúng ta biến nó trở nên thịt máu của chúng ta, nhưng khi chúng ta ăn Thịt và Máu Chúa Giêsu thì ngược lại, chính Chúa Giêsu biến đổi chúng ta thành chi thể của Ngài nhờ đó chúng ta được ở lại trong Ngài.” Đồng thời, Đức Giêsu sẽ sống trong chúng ta, như Ngài đã nói: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi và Tôi ở trong người ấy” (Ga 6,56). Khi đó, chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Thứ ba, được hiệp nhất với anh chị em tín hữu trong Hội Thánh. Bởi vì, chúng ta cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp nhất với nhau, như Thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc 2 hôm nay: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10,17). Do đó, khi chúng ta được hiệp nhất với Đức Giêsu thì chúng ta cũng được hiệp nhất với nhau.
Thứ tư, được tha các tội nhẹ. Hằng ngày chúng ta phạm nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Có những tội nhẹ vô tình nhưng cũng có những tội nhẹ cố tình. Những tội nhẹ này không những không ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc rước lễ sẽ tha các tội đó cho chúng ta.
Thứ năm, giúp bảo vệ chúng ta khỏi phạm tội trọng. Việc rước lễ như là tấm lá chắn ngăn chúng ta phạm tội trọng. Công đồng Trentinô đã nói: “Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng.”
Thứ sáu, bảo đảm cho chúng ta có sự sống đời đời. Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (x. Ga 6,54). Đức Giêsu không nói người ấy “sẽ được sống muôn đời” nhưng Ngài nhấn mạnh người ấy “được sống muôn đời.” Còn việc bảo đảm sẽ được sống lại sau này thì chính Đức Giêsu đã khẳng định: “...Tôi sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết” (x. Ga 6,54). Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và ngày tận thế thân xác chúng ta sẽ được đồng vinh hiển cùng với linh hồn.
Rước lễ được nhiều ơn ích như thế. Vậy mà, trong thực tế đời sống đạo, vẫn có nhiều người bỏ rước lễ. Họ bỏ rước lễ có thể do thái độ lãnh đạm, thờ ơ hay kiêu ngạo. Cũng có thể, họ bỏ rước lễ vì sự cao trọng của Bí tích Thánh Thể nên họ mặc cảm, tự ti, sợ sệt vì tội lỗi của mình mà không ăn năn thống hối để rước lễ. Nhưng dầu có vịn vào lý do nào đi chăng nữa thì: Bỏ rước lễ là khinh dễ, xúc phạm đến tình yêu và làm trái lệnh Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Ai không ăn thịt con người và uống máu Ngài thì không có sự sống nơi mình.” (Ga 6,53); Bỏ rước lễ là coi thường Giáo Hội vì Giáo Hội là kẻ sắm, bảo quản, ban phát Thánh Thể cho chúng ta; Bỏ rước lễ trong những trường hợp sau đây là lỗi luật của Giáo Hội: trong vòng một năm không rước lễ, khi hấp hối và nguy tử (có cơ hội mà không rước lễ); Bỏ rước lễ cũng có thể trở thành gương mù gương xấu: Cha mẹ bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho con cái. Thầy cô giáo lý viên bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho học sinh. Người lớn bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho trẻ em...; Người xưng mình là Kitô hữu, tin Chúa Giêsu, mà bỏ rước lễ thì tự phản lại lí lịch của mình và làm người ta hồ nghi về bản chất kitô hữu của mình.
Bên cạnh nhiều người bỏ rước lẽ thì lại có những người rước lễ không nên như: rước lễ khi còn mắc tội trọng; rước lễ khô khan khi không dọn mình trước, cám ơn sau; không có thái độ khiêm tốn, cung kính khi lên rước lễ hay trước Thánh Thể Chúa...
Còn thái độ của của chúng ta lâu nay đối với Bí tích Thánh Thể như thế nào? Có siêng năng tham dự thánh lễ không? Có siêng năng dọn mình rước lễ sốt sắng không? Hay chúng ta lại lười biếng bỏ rước lễ? Rước lễ trong khi mắc tội trọng?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, vì yêu thương nên Chúa lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế, xin cho mỗi người chúng con biết năng dọn mình rước lễ sốt sắng để được những ơn Chúa ban qua Bí tích Tình Yêu này. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Vào năm 1263, một Linh Mục người Đức cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ kính thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên cha thấy Mình Thánh Chúa không còn là hình tấm bánh trắng, mà đã biến thành Thịt và Máu thật sự ngay trước mắt cha và toàn thể giáo dân. Những giọt Máu Thánh loang ra thấm ướt tấm khăn thánh lớn trải trên bàn thờ. Cha vội nhanh tay gấp khăn lại, nhưng hễ vừa gấp tới đâu thì Máu Thánh lại thấm ra tới đó, tất cả qua 25 lần vải trắng. Vừa xúc động vừa kính sợ, cha không thể tiếp tục dâng Thánh Lễ được nữa. Sự việc kỳ lạ này sau đó được cha đích thân xin yết kiến và tâu trình lại với Đức Giáo Hoàng Urbano. Đức Giáo Hoàng liền cử ngay một vị Giám Mục đến rước Mình Thánh Chúa cùng với tấm khăn đẫm Máu Thánh về Tòa Thánh, đặt ở Nhà Thờ Chính Tòa cho giáo dân đến tôn kính. Ngày 8 tháng 9 năm 1264, Đức Thánh Cha ra sắc dụ thiết lập Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong toàn Giáo Hội Công Giáo (Nguồn câu chuyện: Sưu Tầm trên Internet).
Hôm nay, chúng ta mừng trọng thể lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Đây là Bí tích cao trọng nhất trong bảy Bí tích chính Đức Giêsu đã thiết lập, chúng ta thường gọi là Bí tích Tình yêu. Bởi vì, không có một tình yêu nào cao qúy hơn thế nữa. Thánh Augustinô khẳng định rằng: “Dầu Thiên Chúa quyền phép vô cùng, cũng không thể cho ta điều gì hơn nữa, dầu Thiên Chúa khôn ngoan vô cùng cũng không biết cho ta điều gì hơn nữa, và dầu Thiên Chúa giàu có vô cùng cũng không còn có gì cho ta hơn nữa.” Thánh Bênađô cũng nói: “Thánh thể là tình yêu vượt trên mọi tình yêu trên trời dưới đất.” Vì thế, Bí tích Thánh Thể đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao bài hát ra đời. Chẳng hạn, trong bài hát CÙNG THỜ LẠY CHÚA, có đoạn: “Cùng thờ lạy Chúa, trong phép Thánh thể nhiệm mầu, ân tình cao sâu, ngàn đời ai hiểu được đâu, Chúa trở nên Bánh thánh, lương thực nuôi muôn dân;” hay trong bài hát THÁNH THỂ CAO SIÊU, có đoạn: “Qua Thánh thể cao siêu con ngợi ca tình yêu của Chúa, một tình yêu bao la vời vợi, tình yêu có từ bao đời...”
Thật vậy, vì yêu thương nhân loại nên Đức Giêsu đã lập nên phép Thánh Thể để ở lại với nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Trong bữa tiệc ly, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà ăn: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con.” Rồi Ngài cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống: Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19-20; Mt 26, 26 -28; Mc 14, 22 -24; ICor 11, 23 -25 ).
Bí tích Thánh Thể trở nên nguồn mạch và tột đỉnh của mọi sinh hoạt Hội Thánh. Vâng lệnh Đức Giêsu, Hội Thánh không những cử hành mà mời gọi mọi thành phần tham dự, yêu mến và tôn thờ Bí tích Thánh Thể. Đồng thời, Thánh Thể là của ăn chính của linh hồn, cho nên Hội Thánh mời gọi mọi Kitô hữu năng dọn mình rước lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhưng để rước lễ nên cần phải biết dọn mình. Thánh Phaolô nói: “Ai nấy hãy tự xét mình rồi hãy ăn” (1Cr 2,28). Về thể xác: phải ăn mặc sạch sẽ, thái độ phải nghiêm trang, giữ chay thánh thể đúng theo luật. Về phần linh hồn: phải trong trạng thái ân sủng, tức là phải sạch tội trọng; có lòng tin; có lòng khiêm nhường như viên sĩ quan trong Tin mừng thánh Mathêu: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con” (Mt 8,8); phải có lòng ước ao được rước Chúa vào lòng “Như Nai rừng khao khao nguồn nước, hồn con khát Chúa trời…” (Tv 41).
Nếu có được những điều kiện trên thì rước lễ sẽ được những ơn ích trọng đại sau đây:
Thứ nhất, được tăng thêm ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các Bí tích: Thêm sức, Giao hòa, Xức dầu, Truyền chức thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm ơn thánh hóa. Nhưng khi nhận lãnh Bí tích Thánh Thể chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất, vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh hóa mà là lãnh nhận chính Đấng ban ơn thánh hóa, là chính nguồn mạch ơn phúc.
Thứ hai, được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu. Đức nguyện Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì thì chúng ta biến nó trở nên thịt máu của chúng ta, nhưng khi chúng ta ăn Thịt và Máu Chúa Giêsu thì ngược lại, chính Chúa Giêsu biến đổi chúng ta thành chi thể của Ngài nhờ đó chúng ta được ở lại trong Ngài.” Đồng thời, Đức Giêsu sẽ sống trong chúng ta, như Ngài đã nói: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi và Tôi ở trong người ấy” (Ga 6,56). Khi đó, chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Thứ ba, được hiệp nhất với anh chị em tín hữu trong Hội Thánh. Bởi vì, chúng ta cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp nhất với nhau, như Thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc 2 hôm nay: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10,17). Do đó, khi chúng ta được hiệp nhất với Đức Giêsu thì chúng ta cũng được hiệp nhất với nhau.
Thứ tư, được tha các tội nhẹ. Hằng ngày chúng ta phạm nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm. Có những tội nhẹ vô tình nhưng cũng có những tội nhẹ cố tình. Những tội nhẹ này không những không ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc rước lễ sẽ tha các tội đó cho chúng ta.
Thứ năm, giúp bảo vệ chúng ta khỏi phạm tội trọng. Việc rước lễ như là tấm lá chắn ngăn chúng ta phạm tội trọng. Công đồng Trentinô đã nói: “Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng.”
Thứ sáu, bảo đảm cho chúng ta có sự sống đời đời. Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (x. Ga 6,54). Đức Giêsu không nói người ấy “sẽ được sống muôn đời” nhưng Ngài nhấn mạnh người ấy “được sống muôn đời.” Còn việc bảo đảm sẽ được sống lại sau này thì chính Đức Giêsu đã khẳng định: “...Tôi sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết” (x. Ga 6,54). Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và ngày tận thế thân xác chúng ta sẽ được đồng vinh hiển cùng với linh hồn.
Rước lễ được nhiều ơn ích như thế. Vậy mà, trong thực tế đời sống đạo, vẫn có nhiều người bỏ rước lễ. Họ bỏ rước lễ có thể do thái độ lãnh đạm, thờ ơ hay kiêu ngạo. Cũng có thể, họ bỏ rước lễ vì sự cao trọng của Bí tích Thánh Thể nên họ mặc cảm, tự ti, sợ sệt vì tội lỗi của mình mà không ăn năn thống hối để rước lễ. Nhưng dầu có vịn vào lý do nào đi chăng nữa thì: Bỏ rước lễ là khinh dễ, xúc phạm đến tình yêu và làm trái lệnh Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Ai không ăn thịt con người và uống máu Ngài thì không có sự sống nơi mình.” (Ga 6,53); Bỏ rước lễ là coi thường Giáo Hội vì Giáo Hội là kẻ sắm, bảo quản, ban phát Thánh Thể cho chúng ta; Bỏ rước lễ trong những trường hợp sau đây là lỗi luật của Giáo Hội: trong vòng một năm không rước lễ, khi hấp hối và nguy tử (có cơ hội mà không rước lễ); Bỏ rước lễ cũng có thể trở thành gương mù gương xấu: Cha mẹ bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho con cái. Thầy cô giáo lý viên bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho học sinh. Người lớn bỏ rước lễ trở thành gương xấu cho trẻ em...; Người xưng mình là Kitô hữu, tin Chúa Giêsu, mà bỏ rước lễ thì tự phản lại lí lịch của mình và làm người ta hồ nghi về bản chất kitô hữu của mình.
Bên cạnh nhiều người bỏ rước lẽ thì lại có những người rước lễ không nên như: rước lễ khi còn mắc tội trọng; rước lễ khô khan khi không dọn mình trước, cám ơn sau; không có thái độ khiêm tốn, cung kính khi lên rước lễ hay trước Thánh Thể Chúa...
Còn thái độ của của chúng ta lâu nay đối với Bí tích Thánh Thể như thế nào? Có siêng năng tham dự thánh lễ không? Có siêng năng dọn mình rước lễ sốt sắng không? Hay chúng ta lại lười biếng bỏ rước lễ? Rước lễ trong khi mắc tội trọng?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, vì yêu thương nên Chúa lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế, xin cho mỗi người chúng con biết năng dọn mình rước lễ sốt sắng để được những ơn Chúa ban qua Bí tích Tình Yêu này. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành