( Veritas Asia 15/12/2004) - Mới đây, Tổ Chức FAO, tức tổ chức Lương Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc, đã công bố bản Phúc Trình có tựa đề: "Tình trạng bất ổn định về Lương Thực trên thế giới". Theo bản Phúc Trình nầy, thì mặc dù tỉ lệ phần trăm những người bị đói trên thế giới có phần giãm xuống, nhưng tổng số những nạn nhân của nạn đói trên thế giới lại gia tăng. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến năm 2002, có 852 triệu người phải khổ vì đói; trong số nầy có 815 triệu người bị đói là thuộc thế giới thứ ba, thế giới của những quốc gia đang phát triển. Chiến tranh, bệnh sốt rét và bệnh Liệt Kháng (AIDS) tại những quốc gia đang phát triển làm tăng thêm những hậu quả tiêu cực của nạn đói. Ðể biết thêm về tình trạng tiêu cực nầy, mục thời sự hôm nay xin gởi đến quý vị và các bạn bài phỏng vấn Ông Riccardo Cascioli, chủ tịch của Trung Tâm Âu Châu nghiên cứu về Môi Sinh, Dân Số và Phát Triển.
Hỏi 1: Thưa Ông, bản tường trình của tổ chức FAO cho biết có hằng triệu người chết mỗi năm vì đói và vì thiếu dinh dưởng. Trong khi đó, thì Âu Châu lại muốn đặt giới hạn cho việc sản xuất thực phẩm. Ông nghĩ thế nào về điều mâu thuẩn nầy?
Ðáp: Ðây quả thật là một điều mâu thuẫn gây gương mù. Và không ai có thể lãnh đạm trước vấn đề nầy. Nhưng đồng thời, chúng ta cần ý thức về lập luận của những kẻ cho rằng chỉ cần phân chia lại "lương thực", thì có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Việc phân phát những sản phẩm lương thực từ Âu Châu sang Thế giới thứ ba chỉ là điều hữu ích và cần thiết, trong những trường hợp trợ giúp khẩn cấp mà thôi; ngoại trừ trường hợp trên, thì công việc "viện trợ" nầy có thể gây hại, vì nó tạo ra một thái độ "sống nhờ vào việc từ thiện". Có nhiều yếu tố góp phần tạo ra hoàn cảnh sống của nhiều người. Thí dụ, điểm đáng lưu ý là bản tường trình của tổ chức FAO xác nhận rằng những khủng hoảng trầm trọng nhất về lương thực là do những xung đột gây ra; và những xung đột nầy làm cho mọi công cuộc phát triển trở nên không thể được. Tuy nhiên, trên hết mọi sự, người ta cần suy nghĩ về khả năng sản xuất của những quốc gia nghèo. Tại Italia, một hecta đất có thể sản xuất khoảng từ 70 đến 85 tấn gạo, trong khi đó thì tại các quốc gia Phi Châu một hecta đất chỉ sản xuất khoảng từ 4 đến 5 tấn gạo mà thôi.
Hơn nữa phúc trình của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILO) công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2004, nhấn mạnh đến vấn đề nầy như sau: Có 550 triệu người lao động trong thế giới thứ ba, sống một ngày với chi phí không bằng một mỹ kim; đó là bởi vì công việc của họ mang lại rất ít kết quả. Ðó mới là vấn đề. Ðó là vấn đề về việc phát triển toàn cầu, bao gồm nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị, và nhất là văn hóa, bởi vì sự hữu hiệu và năng lực sản xuất tùy thuộc vào ý nghĩa mà người ta gán cho công việc và cho chính con người đó.
Hỏi 2: Sau bệnh sốt rét, thì bệnh Liệt Kháng là một trong những nguyên do chính gây ra chết chóc ở Phi Châu. Theo Ông, thì đâu là những giải pháp?
Ðáp: Chúng ta hãy bắt đầu với việc xác định rằng những chính sách mà các tổ chức quốc tế tuân theo cho đến lúc nầy, nhất là tại những quốc gia đang phát triển, (những chính sách đó), rõ ràng là gây hại. Chẳng hạn như rất đáng trách là việc phòng ngừa chỉ dựa trên việc phát không những condom túi cao su, được mô tả như là "sinh hoạt phái tính an toàn". Nghiên cứu và kinh nghiệm cho biết rằng những "túi cao su" giãm thiểu khả năng bị lây nhiễm đến 85%, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn việc lây nhiễm. Hơn nữa, cảm giác an toàn trong sinh họat phái tính có thể dẫn đưa đến việc làm cho nhiều người trở thành kẻ gây nhiểm. Bằng chứng cho điều vừa nói là những quốc gia nào ở Phi Châu có tỉ số cao phân phối những túi cao su (condom), thì lại là những quốc gia có tỉ số người bị nhiểm HIV cao nhất.
Trên bình diện chữa trị bệnh AIDS cũng thế. Tại những quốc gia đang phát triển, nếu chỉ rút gọn vấn đề chữa trị vào vấn đề cung cấp những dược phẩm rẽ tiền mà thôi, thì quả thật người ta không nói hết sự thật. Những dược phẩm chữa trị là điều cần thiết thật sự, nhưng yếu tố "nhân sự" cần có những người phân phối thuốc và có khả năng giáo dục quần chúng, là điều căn bản. Cuộc chiến chống lại bệnh AIDS cần được thực hiện trong khuôn khổ những chính sách về phát triển toàn cầu, mà trung tâm phải là chính sách về giáo dục. Thực tế chứng minh rằng: kết quả tích cực của cuộc chiến chống lại bệnh AIDS, chỉ đạt được ở nơi nào việc giáo dục nhấn mạnh đến trách nhiệm và sự tôn trọng con người, và do đó nhấn mạnh đến sự tiết chế và trung thành với người phối ngẫu của mình.
Tại Uganda chẳng hạn, nơi có sự đầu tư giáo dục toàn quốc để phòng chống bệnh AIDS, thì tỉ lệ nhiểm HIV trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2000, đã giãm từ 20% xuống còn 6%. Những kết quả tích cực tương tự cũng đã xảy ra tại các quốc gia khác nữa như Senegal, Jamaica, và Cộng Hòa Dominic; yếu tố sâu xa nhất của việc phòng chống bệnh AIDS là "thay đổi thái độ" nơi con người đối với sinh hoạt phái tính. Người ta không ngạc nhiên trước sự việc chính phủ của Tổng thống Bush nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức tôn giáo, trong việc phòng chống bệnh AIDS, bởi vì các tổ chức tôn giáo nầy dấn thân nhiều trong lãnh vực giáo dục. Dĩ nhiên, tôi muốn nói đến những tổ chức công giáo, nhưng không phải chỉ có những tổ chức công giáo mà thôi, mặc dù những cơ sở Y Tế của Giáo hội Công giáo đãm trách gần 30% công việc chăm sóc cho những người mắc bệnh AIDS.
Hỏi 1: Thưa Ông, bản tường trình của tổ chức FAO cho biết có hằng triệu người chết mỗi năm vì đói và vì thiếu dinh dưởng. Trong khi đó, thì Âu Châu lại muốn đặt giới hạn cho việc sản xuất thực phẩm. Ông nghĩ thế nào về điều mâu thuẩn nầy?
Ðáp: Ðây quả thật là một điều mâu thuẫn gây gương mù. Và không ai có thể lãnh đạm trước vấn đề nầy. Nhưng đồng thời, chúng ta cần ý thức về lập luận của những kẻ cho rằng chỉ cần phân chia lại "lương thực", thì có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Việc phân phát những sản phẩm lương thực từ Âu Châu sang Thế giới thứ ba chỉ là điều hữu ích và cần thiết, trong những trường hợp trợ giúp khẩn cấp mà thôi; ngoại trừ trường hợp trên, thì công việc "viện trợ" nầy có thể gây hại, vì nó tạo ra một thái độ "sống nhờ vào việc từ thiện". Có nhiều yếu tố góp phần tạo ra hoàn cảnh sống của nhiều người. Thí dụ, điểm đáng lưu ý là bản tường trình của tổ chức FAO xác nhận rằng những khủng hoảng trầm trọng nhất về lương thực là do những xung đột gây ra; và những xung đột nầy làm cho mọi công cuộc phát triển trở nên không thể được. Tuy nhiên, trên hết mọi sự, người ta cần suy nghĩ về khả năng sản xuất của những quốc gia nghèo. Tại Italia, một hecta đất có thể sản xuất khoảng từ 70 đến 85 tấn gạo, trong khi đó thì tại các quốc gia Phi Châu một hecta đất chỉ sản xuất khoảng từ 4 đến 5 tấn gạo mà thôi.
Hơn nữa phúc trình của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế (ILO) công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2004, nhấn mạnh đến vấn đề nầy như sau: Có 550 triệu người lao động trong thế giới thứ ba, sống một ngày với chi phí không bằng một mỹ kim; đó là bởi vì công việc của họ mang lại rất ít kết quả. Ðó mới là vấn đề. Ðó là vấn đề về việc phát triển toàn cầu, bao gồm nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị, và nhất là văn hóa, bởi vì sự hữu hiệu và năng lực sản xuất tùy thuộc vào ý nghĩa mà người ta gán cho công việc và cho chính con người đó.
Hỏi 2: Sau bệnh sốt rét, thì bệnh Liệt Kháng là một trong những nguyên do chính gây ra chết chóc ở Phi Châu. Theo Ông, thì đâu là những giải pháp?
Ðáp: Chúng ta hãy bắt đầu với việc xác định rằng những chính sách mà các tổ chức quốc tế tuân theo cho đến lúc nầy, nhất là tại những quốc gia đang phát triển, (những chính sách đó), rõ ràng là gây hại. Chẳng hạn như rất đáng trách là việc phòng ngừa chỉ dựa trên việc phát không những condom túi cao su, được mô tả như là "sinh hoạt phái tính an toàn". Nghiên cứu và kinh nghiệm cho biết rằng những "túi cao su" giãm thiểu khả năng bị lây nhiễm đến 85%, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn việc lây nhiễm. Hơn nữa, cảm giác an toàn trong sinh họat phái tính có thể dẫn đưa đến việc làm cho nhiều người trở thành kẻ gây nhiểm. Bằng chứng cho điều vừa nói là những quốc gia nào ở Phi Châu có tỉ số cao phân phối những túi cao su (condom), thì lại là những quốc gia có tỉ số người bị nhiểm HIV cao nhất.
Trên bình diện chữa trị bệnh AIDS cũng thế. Tại những quốc gia đang phát triển, nếu chỉ rút gọn vấn đề chữa trị vào vấn đề cung cấp những dược phẩm rẽ tiền mà thôi, thì quả thật người ta không nói hết sự thật. Những dược phẩm chữa trị là điều cần thiết thật sự, nhưng yếu tố "nhân sự" cần có những người phân phối thuốc và có khả năng giáo dục quần chúng, là điều căn bản. Cuộc chiến chống lại bệnh AIDS cần được thực hiện trong khuôn khổ những chính sách về phát triển toàn cầu, mà trung tâm phải là chính sách về giáo dục. Thực tế chứng minh rằng: kết quả tích cực của cuộc chiến chống lại bệnh AIDS, chỉ đạt được ở nơi nào việc giáo dục nhấn mạnh đến trách nhiệm và sự tôn trọng con người, và do đó nhấn mạnh đến sự tiết chế và trung thành với người phối ngẫu của mình.
Tại Uganda chẳng hạn, nơi có sự đầu tư giáo dục toàn quốc để phòng chống bệnh AIDS, thì tỉ lệ nhiểm HIV trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2000, đã giãm từ 20% xuống còn 6%. Những kết quả tích cực tương tự cũng đã xảy ra tại các quốc gia khác nữa như Senegal, Jamaica, và Cộng Hòa Dominic; yếu tố sâu xa nhất của việc phòng chống bệnh AIDS là "thay đổi thái độ" nơi con người đối với sinh hoạt phái tính. Người ta không ngạc nhiên trước sự việc chính phủ của Tổng thống Bush nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức tôn giáo, trong việc phòng chống bệnh AIDS, bởi vì các tổ chức tôn giáo nầy dấn thân nhiều trong lãnh vực giáo dục. Dĩ nhiên, tôi muốn nói đến những tổ chức công giáo, nhưng không phải chỉ có những tổ chức công giáo mà thôi, mặc dù những cơ sở Y Tế của Giáo hội Công giáo đãm trách gần 30% công việc chăm sóc cho những người mắc bệnh AIDS.