Phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất được 4 tác giả sách Tin mừng thuật lại (x. Mt 14,13-21; Mc 6,30 -44; Lc 9,10 -17; Ga 6,1-14). Số lượng người hôm đó khoảng 5 ngàn người đàn ông không kể đàn bà và con trẻ. Nếu tính cả đàn bà và con trẻ thì có lẽ phải lên tới khoảng 15-18 ngàn người. Họ đi theo Chúa vì khát khao được lắng nghe Lời Ngài. Họ lắng nghe một cách say mê đến nỗi quên cả giờ giấc và ăn uống. Trước tâm tình của dân chúng như vậy, Đức Giêsu đã không phụ lòng họ. Trái lại, Ngài không chỉ giảng dạy để đáp ứng cơn đói khát về tinh thần, mà còn hóa bánh ra nhiều để đáp ứng cơn đói khát vật chất cho họ. Phép lạ này không chỉ nói lên quyền phép của Đức Giêsu và báo trước về việc Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể sau này, mà còn cho chúng ta nhiều bài học cao quý, trong đó thiết nghĩ có ba bài học cần thiết sau đây:
1. Bài học về tình thương
Khi thấy trời đã về chiều, nơi đây lại không có làng mạc, các môn đệ đề nghị Đức Giêsu rằng: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Lời đề nghị này xem ra rất hợp lý. Với các môn đệ, đó là giải pháp tối ưu và an toàn nhất. Vì giúp cho dân chúng đi vào các làng mạc để kiếm thức ăn. Còn các môn đệ, khi giải tán được đám đông, họ sẽ không còn phải lo lắng, không còn phải bận tâm đến giờ cơm tối cho họ nữa. Thái độ của các môn đệ có lẽ cũng là thái độ của nhiều người trong chúng ta. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta không phải vì bất lực trước nhu cầu chính đáng của anh em đồng loại, nhưng vì không muốn liên lụy, không muốn hy sinh, không muốn giúp đỡ, nên chúng ta chọn giải pháp an toàn cho bản thân mình. Cho nên, chúng ta vẫn có thái độ như các môn đệ ngày xưa. Nhưng thái độ đó của các môn đệ và của chúng ta không phù hợp với thái độ của Đức Giêsu. Ngài yêu thương đám đông dân chúng. Ngài không nỡ giải tán dân chúng khi họ còn đói. Ngài sợ khi họ đi về dọc đường có người bị chết đói chăng? Chính Ngài đã nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường” (Mt 15,32). Chính vì thương nên Ngài đã đáp ứng cơn đói vật chất của họ bằng việc làm phép lạ cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa ra nhiều. Phép lạ này thể hiện tình thương của Đức Giêsu. Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải xót thương những kẻ đói khát chung quanh chúng ta. Cầu nguyện cho họ mà thôi chưa đủ, chúng ta còn phải giúp đỡ họ tùy theo khả năng của mình. Tiền bạc của cải chúng ta đang có là do Chúa ban và chúng ta chỉ là những người quản lý mà thôi. Vì vậy, hãy lắng tai nghe, hãy mở mắt nhìn, hãy cảm nhận những đói khát của những người chung quanh, để từ đó chúng ta ra sức an ủi, khích lệ và giúp đỡ họ.
2. Bài học về sự cộng tác
Từ không, Đức Giêsu có thể biến thành bánh và cá nhưng Ngài không làm như vậy, bởi Ngài muốn có sự cộng tác của con người. Vì thế, Ngài bảo các môn đệ rằng: “Các con hãy cho họ ăn”(Mt 14,16). Với lời đề nghị này, Ngài muốn đánh thức nơi các môn đệ tinh thần cộng tác. Cho dù các ông không thể đáp ứng được cơn đói cho đám đông nhưng các ông cần phải làm gì đó chứ không được phủi tay an phận. Thực tế chúng ta thấy, sau lời đề nghị của Đức Giêsu, các môn đệ đã tìm ra được 5 chiếc bánh và 2 con cá. Đây là phần ăn của một em bé. Dù nhỏ bé, nhưng lại là phần đóng góp quan trọng mà Đức Giêsu mong muốn. Nhờ sự đóng góp này, Đức Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người được ăn no nê và còn dư thừa.
Ngày hôm nay, nhiều người vẫn có thái độ như các môn đệ ngày xưa, không muốn dấn thân để cứu giúp sự thiếu thốn, đói khát, nghèo nàn của anh em vì sợ liên lụy, ngại khó, ngại khổ, và sợ hy sinh. Hãy nhớ bài học về sự cộng tác mà Đức Giêsu dạy hôm nay. Một mình không thể làm gì được, nhưng nếu biết cộng tác với ơn Chúa, cộng tác với anh chị em đồng loại sẽ làm nên những phép lạ, giúp biến đổi và thăng tiến những mảnh đời đói khổ trong cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn: tham gia vào các hội bác ái từ thiện, hội khuyến học, hội bảo trợ chủng sinh, tu sĩ…Đó là chúng ta đang“góp gió thành bão”; “một cây làm chẳng nên non ba cây chùm lại thành hòn núi cao.”
3. Bài học về tinh thần tiết kiệm
Tin mừng hôm nay cho biết, sau khi dân chúng ăn no, người ta còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Thánh Gioan còn cho biết thêm, sau khi dân chúng ăn no, Đức Giêsu đã ra lệnh cho các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi. Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng” (Ga 6,12-13). Đức Giêsu muốn dạy chúng ta bài học về tinh thần tiết kiệm. Khi no phải biết tiết kiệm để dành khi đói. Vì “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.” Người giàu biết tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo. Chúng ta dù giàu hay nghèo nhưng luôn phải biết tiết kiệm để có thể giúp đỡ những người đang đói khát, khổ đau. Vì trên thế giới này còn biết bao nhiêu người đang sống trong cảnh thiếu thốn. Họ phải chết đói vì không có gì để ăn.
Theo UNICEF, mỗi năm có khoảng 7,6 triệu em chết do nghèo đói, vì không có cơm bánh để ăn, và thuốc men cần thiết. Cụ thể: cứ 4 giây trôi qua là có 1 trẻ em chết; mỗi phút, có 14 trẻ em chết; một giờ có khoảng 840 em chết; mỗi ngày có khoảng 22.000 trẻ em chết. Trong khi đó, có nhiều người rất giàu có, có nhiều nơi lương thực lại dư thừa. Trong cuốn “hành trình vào đời,” linh mục Trần Quý Thiện có viết: “Hằng ngày người ta vẫn thường thấy những người ngồi ăn uống thỏa thuê với hết thùng bia này đến hết thùng bia khác, thậm chí có người nôn mửa hoặc phải móc họng cho nôn mửa bớt để vào ăn uống tiếp. Trong khi đó có biết bao trẻ em đứng chờ chực bên các tiệm ăn để tranh nhau từng bát phở thừa, từng đĩa cơm dư, canh cặn. Nhiều người nghèo phải nhặt từng củ khoai vụn, bới moi từng thùng rác để tìm những đồ ăn dư thừa. Nơi khác có những con người, có những trẻ em đang chết dần chết mòn vì đói”.
Vì thế, bài học về tinh thần tiết kiệm để chia sẻ cho những người nghèo khó mà Đức Giêsu dạy các môn đệ ngày xưa vẫn còn mang tính thời sự. Xin cho chúng ta luôn sống tinh thần tiết kiệm, không chỉ khi no chúng ta tiết kiệm để dành khi đói mà còn biết tiết kiệm để giúp đỡ những anh chị em nghèo đói, đừng để chúng ta trở thành những nhà phú hộ bên cạnh những Lazarô nghèo đói.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con cảm nghiệm được tình thương của Chúa qua phép lạ hóa bánh ra nhiều này, nhờ đó chúng con cũng biết yêu thương anh chị em mình như Chúa. Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa và với nhau để dấn thân phục vụ, hầu góp phần làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn. Xin cho chúng con có tinh thần tiết kiệm để giúp đỡ những người thiếu thốn, khổ đau. Xin cho sứ điệp Lời Chúa hôm nay khắc ghi trong lòng mỗi người chúng con, để chúng con biết đem ra thực hành trong cuộc sống của mình. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Bài học về tình thương
Khi thấy trời đã về chiều, nơi đây lại không có làng mạc, các môn đệ đề nghị Đức Giêsu rằng: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Lời đề nghị này xem ra rất hợp lý. Với các môn đệ, đó là giải pháp tối ưu và an toàn nhất. Vì giúp cho dân chúng đi vào các làng mạc để kiếm thức ăn. Còn các môn đệ, khi giải tán được đám đông, họ sẽ không còn phải lo lắng, không còn phải bận tâm đến giờ cơm tối cho họ nữa. Thái độ của các môn đệ có lẽ cũng là thái độ của nhiều người trong chúng ta. Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta không phải vì bất lực trước nhu cầu chính đáng của anh em đồng loại, nhưng vì không muốn liên lụy, không muốn hy sinh, không muốn giúp đỡ, nên chúng ta chọn giải pháp an toàn cho bản thân mình. Cho nên, chúng ta vẫn có thái độ như các môn đệ ngày xưa. Nhưng thái độ đó của các môn đệ và của chúng ta không phù hợp với thái độ của Đức Giêsu. Ngài yêu thương đám đông dân chúng. Ngài không nỡ giải tán dân chúng khi họ còn đói. Ngài sợ khi họ đi về dọc đường có người bị chết đói chăng? Chính Ngài đã nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường” (Mt 15,32). Chính vì thương nên Ngài đã đáp ứng cơn đói vật chất của họ bằng việc làm phép lạ cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa ra nhiều. Phép lạ này thể hiện tình thương của Đức Giêsu. Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải xót thương những kẻ đói khát chung quanh chúng ta. Cầu nguyện cho họ mà thôi chưa đủ, chúng ta còn phải giúp đỡ họ tùy theo khả năng của mình. Tiền bạc của cải chúng ta đang có là do Chúa ban và chúng ta chỉ là những người quản lý mà thôi. Vì vậy, hãy lắng tai nghe, hãy mở mắt nhìn, hãy cảm nhận những đói khát của những người chung quanh, để từ đó chúng ta ra sức an ủi, khích lệ và giúp đỡ họ.
2. Bài học về sự cộng tác
Từ không, Đức Giêsu có thể biến thành bánh và cá nhưng Ngài không làm như vậy, bởi Ngài muốn có sự cộng tác của con người. Vì thế, Ngài bảo các môn đệ rằng: “Các con hãy cho họ ăn”(Mt 14,16). Với lời đề nghị này, Ngài muốn đánh thức nơi các môn đệ tinh thần cộng tác. Cho dù các ông không thể đáp ứng được cơn đói cho đám đông nhưng các ông cần phải làm gì đó chứ không được phủi tay an phận. Thực tế chúng ta thấy, sau lời đề nghị của Đức Giêsu, các môn đệ đã tìm ra được 5 chiếc bánh và 2 con cá. Đây là phần ăn của một em bé. Dù nhỏ bé, nhưng lại là phần đóng góp quan trọng mà Đức Giêsu mong muốn. Nhờ sự đóng góp này, Đức Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người được ăn no nê và còn dư thừa.
Ngày hôm nay, nhiều người vẫn có thái độ như các môn đệ ngày xưa, không muốn dấn thân để cứu giúp sự thiếu thốn, đói khát, nghèo nàn của anh em vì sợ liên lụy, ngại khó, ngại khổ, và sợ hy sinh. Hãy nhớ bài học về sự cộng tác mà Đức Giêsu dạy hôm nay. Một mình không thể làm gì được, nhưng nếu biết cộng tác với ơn Chúa, cộng tác với anh chị em đồng loại sẽ làm nên những phép lạ, giúp biến đổi và thăng tiến những mảnh đời đói khổ trong cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn: tham gia vào các hội bác ái từ thiện, hội khuyến học, hội bảo trợ chủng sinh, tu sĩ…Đó là chúng ta đang“góp gió thành bão”; “một cây làm chẳng nên non ba cây chùm lại thành hòn núi cao.”
3. Bài học về tinh thần tiết kiệm
Tin mừng hôm nay cho biết, sau khi dân chúng ăn no, người ta còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Thánh Gioan còn cho biết thêm, sau khi dân chúng ăn no, Đức Giêsu đã ra lệnh cho các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi. Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng” (Ga 6,12-13). Đức Giêsu muốn dạy chúng ta bài học về tinh thần tiết kiệm. Khi no phải biết tiết kiệm để dành khi đói. Vì “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no.” Người giàu biết tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo. Chúng ta dù giàu hay nghèo nhưng luôn phải biết tiết kiệm để có thể giúp đỡ những người đang đói khát, khổ đau. Vì trên thế giới này còn biết bao nhiêu người đang sống trong cảnh thiếu thốn. Họ phải chết đói vì không có gì để ăn.
Theo UNICEF, mỗi năm có khoảng 7,6 triệu em chết do nghèo đói, vì không có cơm bánh để ăn, và thuốc men cần thiết. Cụ thể: cứ 4 giây trôi qua là có 1 trẻ em chết; mỗi phút, có 14 trẻ em chết; một giờ có khoảng 840 em chết; mỗi ngày có khoảng 22.000 trẻ em chết. Trong khi đó, có nhiều người rất giàu có, có nhiều nơi lương thực lại dư thừa. Trong cuốn “hành trình vào đời,” linh mục Trần Quý Thiện có viết: “Hằng ngày người ta vẫn thường thấy những người ngồi ăn uống thỏa thuê với hết thùng bia này đến hết thùng bia khác, thậm chí có người nôn mửa hoặc phải móc họng cho nôn mửa bớt để vào ăn uống tiếp. Trong khi đó có biết bao trẻ em đứng chờ chực bên các tiệm ăn để tranh nhau từng bát phở thừa, từng đĩa cơm dư, canh cặn. Nhiều người nghèo phải nhặt từng củ khoai vụn, bới moi từng thùng rác để tìm những đồ ăn dư thừa. Nơi khác có những con người, có những trẻ em đang chết dần chết mòn vì đói”.
Vì thế, bài học về tinh thần tiết kiệm để chia sẻ cho những người nghèo khó mà Đức Giêsu dạy các môn đệ ngày xưa vẫn còn mang tính thời sự. Xin cho chúng ta luôn sống tinh thần tiết kiệm, không chỉ khi no chúng ta tiết kiệm để dành khi đói mà còn biết tiết kiệm để giúp đỡ những anh chị em nghèo đói, đừng để chúng ta trở thành những nhà phú hộ bên cạnh những Lazarô nghèo đói.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con cảm nghiệm được tình thương của Chúa qua phép lạ hóa bánh ra nhiều này, nhờ đó chúng con cũng biết yêu thương anh chị em mình như Chúa. Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa và với nhau để dấn thân phục vụ, hầu góp phần làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn. Xin cho chúng con có tinh thần tiết kiệm để giúp đỡ những người thiếu thốn, khổ đau. Xin cho sứ điệp Lời Chúa hôm nay khắc ghi trong lòng mỗi người chúng con, để chúng con biết đem ra thực hành trong cuộc sống của mình. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành