Sài Gòn: Trong khi Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ vẫn tiếp tục tái bản cuốn “Tân Ước” và cuốn “Kinh Thánh trọn bộ: Cựu Ước và Tân Ước” là hai cuốn sách đã được phổ biết rộng rãi trong và ngoài nước từ mười năm nay, thì vao những ngày đầu năm 2005, Nhóm lại cho ra mắt hai cuốn: “Bốn Sách Tin Mừng” và “Đối Chiếu Bốn Sách Tin Mừng”.
Để quý vị độc giả biết tại sao có hai cuốn sách này, sau đây là lời giới thiệu của cuốn “Đối Chiếu Bốn Sách Tin Mừng”.
DẪN NHẬP
VÌ SAO CÓ SÁCH NÀY ?
Chỉ có một “Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô” (Mc 1,1) : Đức Giê-su là chủ thể loan báo Tin Mừng này và cũng là đối tượng mà Tin Mừng này rao giảng.
Nhưng Tin Mừng được ghi chép lại dưới bốn hình thức khác nhau : Tin Mừng theo thánh Mát-thêu (Mt), theo thánh Mác-cô (Mc), theo thánh Lu-ca (Lc) và theo thánh Gio-an (Ga). Ngay từ những thế kỷ đầu của Hội Thánh, sự kiện này đã được lưu ý và đã đặt ra những vấn đề. Có những người, như nhóm lạc giáo Docetae (thế kỷ II - III), chủ trương chỉ giữ lại Mc và loại bỏ các Tin Mừng kia. Người khác lại muốn xoá bỏ những dị biệt giữa bốn Tin Mừng và dung hoà bốn bản văn thành một bản văn duy nhất, như bản Diatesseron của Ta-ti-a-nô (quãng năm 160).
Nhưng Hội Thánh vẫn luôn luôn tôn trọng sự khác biệt giữa bốn Tin Mừng. Mỗi Tin Mừng trình bày mầu nhiệm Chúa Giê-su một cách và có những viễn tượng thần học riêng. Muốn xoá bỏ hoặc dung hoà những dị biệt là làm mất đi ý nghĩa phong phú của Lời Chúa.
Trong bốn Tin Mừng, Ga có nhiều nét độc đáo, còn ba Tin Mừng Mt, Mc và Lc có rất nhiều điểm tương đồng trong cấu trúc tổng quát cũng như trong chi tiết các trình thuật, nhưng đồng thời cũng không thiếu những điểm dị biệt. Vì thế, người ta đã xếp bản văn ba Tin Mừng này thành những cột song hành, để nhìn một lần (“nhất lãm”) có thể so sánh giữa ba Tin Mừng (do đó các sách này được gọi là “Tin Mừng Nhất Lãm”). Việc so sánh, đối chiếu này sẽ cho thấy những liên hệ giữa các sách đó, cũng như những nét đặc thù về văn phong và thần học của mỗi tác giả, và như vậy sẽ giúp học hỏi các sách Tin Mừng sâu xa hơn.
Cách đây hơn 50 năm, Đức Cha P.M. Phạm Ngọc Chi trong bộ Phúc Âm dẫn giải (ấn bản 1952) có lẽ là người đầu tiên đã in bản đối chiếu một số đoạn Tin Mừng bằng tiếng Việt. Theo gót vị tiền bối, cuốn Đối chiếu bốn sách Tin Mừng này cũng nhằm mục tiêu trên.
CÁCH SẮP ĐẶT CỦA SÁCH NÀY
I. Cách phân chia và sắp đặt các đoạn văn
Chúng tôi theo cuốn Synopse des quatre Évangiles tiếng Pháp của P. Benoit và M.E. Boismard (ấn bản 2001), đồng thời cũng tham khảo cuốn Synopsis Quattuor Evangeliorum tiếng Hy-lạp của Kurt Aland (ấn bản 1997) : xếp song hành không những Mt, Mc, Lc, mà cả Ga nữa, và mỗi Tin Mừng được in lại toàn bộ. Bởi vì ngay trong một sách Tin Mừng đôi khi cũng có những đoạn song hành, cho nên, trong một số trường hợp, có thể có nhiều hơn bốn cột. Trái lại, khi một đoạn Tin Mừng không có song hành thì chiếm cả chiều ngang của trang giấy.
II. Cách trình bày cụ thể
1. Bản văn Kinh Thánh được chia thành những phân đoạn có đánh số thứ tự từ §1 đến §376.
2. Ở dòng đầu mỗi trang, có ghi nội dung của trang đó : số phân đoạn, xuất xứ các câu Tin Mừng, khi các câu ấy ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng.
3. Ở đầu mỗi phân đoạn, có ghi xuất xứ các câu Tin Mừng trong phân đoạn đó, khi các câu ấy ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng.
4. Ở đầu mỗi cột, có ghi ký hiệu sách Tin Mừng có trong cột đó :
a. Khi các câu Tin Mừng ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng, thì ký hiệu in chữ đậm (Mt, Mc, Lc, Ga) và có ghi xuất xứ (chương và câu).
b. Khi các câu Tin Mừng không ở đúng chỗ, thì ký hiệu in chữ thường (Mt, Mc, Lc, Ga), không ghi xuất xứ, và ở bên trái cột có hàng kẻ dọc đứt quãng; ngoài ra, ở đầu bản văn có ghi số phân đoạn tại đó bản văn ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng.
Ví dụ : §31 (trang 33). Đầu cột 1 và 2 có ghi Mt 4,18-22 và Mc 1,16-20 là những câu ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng. Ở cột 3 chỉ ghi Lc, vì trong cột này Lc 5,1-2.10-11 không ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng (do đó bên trái có hàng kẻ dọc đứt quãng); chỗ đúng của mấy câu này là §38 (ghi ở đầu).
5. Trong chính bản văn :
a. Các lời dẫn Cựu Ước in chữ nghiêng và xuất xứ được ghi ở cuối trang.
b. Khi một vài từ không ở cùng vị trí với bản văn song hành, thì ở chính chỗ của mình có ngoặc đơn trống ( ), còn ở chỗ hợp với bản văn song hành thì những từ này để trong ngoặc đơn.
Ví dụ : §27 (trang 26), Mc 1,12-13 in là 11-12 (liền) Thần Khí ( ) đẩy Người vào hoang địa (chịu Xa-tan cám dỗ) 13 Người ở trong hoang địa suốt bốn mươi ngày ( ).” Xin đọc là : “12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa suốt bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ.”
c. Khi một vài từ không có trong nguyên văn Hy-lạp, nhưng được thêm vào trong bản dịch tiếng Việt, thì những từ đó được để trong dấu ngoặc vuông [ ].
Ví dụ : §352 (trang 317), ở Lc 23,37 : “Phía trên [đầu] Người.”
6. Ở cuối sách, để dễ tìm các câu Tin Mừng, có hai mục lục
a. Mục lục theo số các phân đoạn trong sách Đối chiếu.
b. Mục lục theo mỗi sách Tin Mừng.
Công việc soạn sách Đối chiếu này đòi hỏi phải lưu ý đến rất nhiều chi tiết tỉ mỉ. Tuy chúng tôi đã hết sức cố gắng, nhưng có thể vẫn còn những sai sót. Chúng tôi sẵn sàng tiếp thu các nhận xét của độc giả.
Lễ thánh Giê-rô-ni-mô,
ngày 30 tháng 09 năm 2003
Tm. Nhóm Phiên Dịch
CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Trần Phúc Nhân
Trần Ngọc Thao
Trần Hoà Hưng
Để quý vị độc giả biết tại sao có hai cuốn sách này, sau đây là lời giới thiệu của cuốn “Đối Chiếu Bốn Sách Tin Mừng”.
DẪN NHẬP
VÌ SAO CÓ SÁCH NÀY ?
Chỉ có một “Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô” (Mc 1,1) : Đức Giê-su là chủ thể loan báo Tin Mừng này và cũng là đối tượng mà Tin Mừng này rao giảng.
Nhưng Tin Mừng được ghi chép lại dưới bốn hình thức khác nhau : Tin Mừng theo thánh Mát-thêu (Mt), theo thánh Mác-cô (Mc), theo thánh Lu-ca (Lc) và theo thánh Gio-an (Ga). Ngay từ những thế kỷ đầu của Hội Thánh, sự kiện này đã được lưu ý và đã đặt ra những vấn đề. Có những người, như nhóm lạc giáo Docetae (thế kỷ II - III), chủ trương chỉ giữ lại Mc và loại bỏ các Tin Mừng kia. Người khác lại muốn xoá bỏ những dị biệt giữa bốn Tin Mừng và dung hoà bốn bản văn thành một bản văn duy nhất, như bản Diatesseron của Ta-ti-a-nô (quãng năm 160).
Nhưng Hội Thánh vẫn luôn luôn tôn trọng sự khác biệt giữa bốn Tin Mừng. Mỗi Tin Mừng trình bày mầu nhiệm Chúa Giê-su một cách và có những viễn tượng thần học riêng. Muốn xoá bỏ hoặc dung hoà những dị biệt là làm mất đi ý nghĩa phong phú của Lời Chúa.
Trong bốn Tin Mừng, Ga có nhiều nét độc đáo, còn ba Tin Mừng Mt, Mc và Lc có rất nhiều điểm tương đồng trong cấu trúc tổng quát cũng như trong chi tiết các trình thuật, nhưng đồng thời cũng không thiếu những điểm dị biệt. Vì thế, người ta đã xếp bản văn ba Tin Mừng này thành những cột song hành, để nhìn một lần (“nhất lãm”) có thể so sánh giữa ba Tin Mừng (do đó các sách này được gọi là “Tin Mừng Nhất Lãm”). Việc so sánh, đối chiếu này sẽ cho thấy những liên hệ giữa các sách đó, cũng như những nét đặc thù về văn phong và thần học của mỗi tác giả, và như vậy sẽ giúp học hỏi các sách Tin Mừng sâu xa hơn.
Cách đây hơn 50 năm, Đức Cha P.M. Phạm Ngọc Chi trong bộ Phúc Âm dẫn giải (ấn bản 1952) có lẽ là người đầu tiên đã in bản đối chiếu một số đoạn Tin Mừng bằng tiếng Việt. Theo gót vị tiền bối, cuốn Đối chiếu bốn sách Tin Mừng này cũng nhằm mục tiêu trên.
CÁCH SẮP ĐẶT CỦA SÁCH NÀY
I. Cách phân chia và sắp đặt các đoạn văn
Chúng tôi theo cuốn Synopse des quatre Évangiles tiếng Pháp của P. Benoit và M.E. Boismard (ấn bản 2001), đồng thời cũng tham khảo cuốn Synopsis Quattuor Evangeliorum tiếng Hy-lạp của Kurt Aland (ấn bản 1997) : xếp song hành không những Mt, Mc, Lc, mà cả Ga nữa, và mỗi Tin Mừng được in lại toàn bộ. Bởi vì ngay trong một sách Tin Mừng đôi khi cũng có những đoạn song hành, cho nên, trong một số trường hợp, có thể có nhiều hơn bốn cột. Trái lại, khi một đoạn Tin Mừng không có song hành thì chiếm cả chiều ngang của trang giấy.
II. Cách trình bày cụ thể
1. Bản văn Kinh Thánh được chia thành những phân đoạn có đánh số thứ tự từ §1 đến §376.
2. Ở dòng đầu mỗi trang, có ghi nội dung của trang đó : số phân đoạn, xuất xứ các câu Tin Mừng, khi các câu ấy ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng.
3. Ở đầu mỗi phân đoạn, có ghi xuất xứ các câu Tin Mừng trong phân đoạn đó, khi các câu ấy ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng.
4. Ở đầu mỗi cột, có ghi ký hiệu sách Tin Mừng có trong cột đó :
a. Khi các câu Tin Mừng ở đúng chỗ theo thứ tự trong mỗi Tin Mừng, thì ký hiệu in chữ đậm (Mt, Mc, Lc, Ga) và có ghi xuất xứ (chương và câu).
b. Khi các câu Tin Mừng không ở đúng chỗ, thì ký hiệu in chữ thường (Mt, Mc, Lc, Ga), không ghi xuất xứ, và ở bên trái cột có hàng kẻ dọc đứt quãng; ngoài ra, ở đầu bản văn có ghi số phân đoạn tại đó bản văn ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng.
Ví dụ : §31 (trang 33). Đầu cột 1 và 2 có ghi Mt 4,18-22 và Mc 1,16-20 là những câu ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng. Ở cột 3 chỉ ghi Lc, vì trong cột này Lc 5,1-2.10-11 không ở đúng chỗ trong sách Tin Mừng (do đó bên trái có hàng kẻ dọc đứt quãng); chỗ đúng của mấy câu này là §38 (ghi ở đầu).
5. Trong chính bản văn :
a. Các lời dẫn Cựu Ước in chữ nghiêng và xuất xứ được ghi ở cuối trang.
b. Khi một vài từ không ở cùng vị trí với bản văn song hành, thì ở chính chỗ của mình có ngoặc đơn trống ( ), còn ở chỗ hợp với bản văn song hành thì những từ này để trong ngoặc đơn.
Ví dụ : §27 (trang 26), Mc 1,12-13 in là 11-12 (liền) Thần Khí ( ) đẩy Người vào hoang địa (chịu Xa-tan cám dỗ) 13 Người ở trong hoang địa suốt bốn mươi ngày ( ).” Xin đọc là : “12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa suốt bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ.”
c. Khi một vài từ không có trong nguyên văn Hy-lạp, nhưng được thêm vào trong bản dịch tiếng Việt, thì những từ đó được để trong dấu ngoặc vuông [ ].
Ví dụ : §352 (trang 317), ở Lc 23,37 : “Phía trên [đầu] Người.”
6. Ở cuối sách, để dễ tìm các câu Tin Mừng, có hai mục lục
a. Mục lục theo số các phân đoạn trong sách Đối chiếu.
b. Mục lục theo mỗi sách Tin Mừng.
Công việc soạn sách Đối chiếu này đòi hỏi phải lưu ý đến rất nhiều chi tiết tỉ mỉ. Tuy chúng tôi đã hết sức cố gắng, nhưng có thể vẫn còn những sai sót. Chúng tôi sẵn sàng tiếp thu các nhận xét của độc giả.
Lễ thánh Giê-rô-ni-mô,
ngày 30 tháng 09 năm 2003
Tm. Nhóm Phiên Dịch
CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Trần Phúc Nhân
Trần Ngọc Thao
Trần Hoà Hưng