"Không ai đươc phép làm ngơ Thảm Kịch Shoah".
VATICAN (Zenit. org)- Sứ điệp Đức Gioan Phaolo II gởi qua Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng giám mục Paris và là đại sứ đặc biệt giáo hoàng, để kỷ niệm sự giải phóng khỏi trại tử thần Auschwitz-Birkenau tại Balan, cử hành ngày Thứ Sáu 27/1.
* *
Sáu mươi năm đã qua đi từ ngày giải phóng các tù nhân khỏi trại tử thần Auschwitz-Birkenau. Kỷ niệm này kêu gọi chúng ta suy nghĩ lại thảm kịch xảy ra ở đó, hậu quả cuối cùng, thê thảm của một chương trình hận thù. Trong những ngày này chúng ta phải nhớ lại hàng triệu người, không phải vì lỗi của họ, bị cưỡng bách gánh chịu sự đau khổ vô nhân và sự tiêu diệt trong những phòng và những lò hơi ngạt. Tôi cúi đầu trước tất cả những người đã trải qua chính sách về "mysterium iniquitatis-mầu nhiệm sự dữ." này.
Với tư cách là vị giáo hoàng, khi tôi thăm viếng trại Auschwitz-Birkenau trong năm 1979, tôi dừng chân tước những đài kỷ niệm các nạn nhân. Có nhiều bia khắc chữ trong nhiều ngôn ngữ: Balan, Anh, Bulgarian, Romany, Czech, Danish, Pháp, Hy lạo, Do thái, Yiddish, Tây-ban-nha, Flemish, Serbo-Croat, Đức, Norwegian, Nga, Hung Gia Lợi và Y. Tất cả những ngôn ngữ này nói về những nạn nhân của Auzchwitz: có thật nhưng trong nhiều trường hợp những người nam, người nữ và trẻ con là hoàn toàn vô danh.
Tôi đứng có hơi lâu hơn trước bia khắc bằng tiếng Do thái. Tôi nói:"Bia khắc này mời chúng ta nhớ đến dân tộc mà những người con trai và con gái bị kết án tru diệt hoàn toàn. Dân này có nguồn gốc trong Abraham, người cha đức tin của chúng ta (x. Rom. 4:11-12), như thánh Phaolo thành Tarse đã nói. Này, chính dân tộc đã được lệnh Chúa, 'Các người sẽ không giết,' thì lại kinh nghiệm trong một mức độ đặc biệt sự giết có nghĩa là gì. Không ai đuợc phép dửng dưng làm ngơ bia khắc này".
Hôm nay tôi lập lại những lời này. Không ai được phép làm ngơ trước thảm kịch Shoah. Sự mưu toan tiêu diệt có hệ thống toàn diện một dân tộc xảy ra như là một bóng tối trong lịch sử châu Âu và toàn thế giới; đó là một tội ác sẽ làm đen tối mãi mãi trong lịch sử nhân loại. Chớ chi tội ác đó, ngày nay và trong tương lai, trở nên một lời cảnh báo. Không nên đầu hàng đến những ý thức hệ biện minh sự khinh chê phẩm giá con người trên cơ sở sắc tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo. Tôi đưa ra lời kêu gọi này với tất cả mọi người, và cách riêng với những người viện cớ nhân danh tôn giáo thi hành những hành vi đàn áp và khủng bố.
Những suy tư này đã ở với tôi nhất là trong Năm Thánh năm 2000, Giáo Hội cử hành phụng vụ sám hối trọng thể trong Đền Thánh Phêrô, và tôi đi hành hương tới những Nơi Thánh và lên tới Jerusalem. Tại Yad Vashem--đài kỷ niệm Shoah--và dưới chân Bức Tường phía Tây Đền thờ tôi đã cầu nguyện trong thinh lặng, xin ơn tha thứ và ơn cải thiện tâm hồn.
Ngày đó trong năm 1979 tôi cũng đã nhớ dừng chân để suy tư trước hai bia khắc khác, viết bằng tiếng Nga và Romani. Lịch sử của vai trò Liên Bang Soviet trong chiến tranh này tuy phức tạp, nhưng không được quên rằng trong chiến tranh này người Nga có con số cao nhất trong những người đã tử vong một cách thê thảm. Thành Roma cũng bị kết án tru diệt hoàn toàn theo chương trình Hitler. Người ta không thể đánh giá thấp sự hy sinh mạng sống đặt trên những người này, là các anh và chị em chúng ta trong trại tử thần Auschwitz-Birkenau. Vì lẽ này, tôi nhấn mạnh lại hơn nữa là không ai được phép làm ngơ những bia khắc này cách dửng dưng.
Sau cùng tôi dừng chân trước bia khắc bằng tiếng Ba lan. Ở đó tôi nhớ lại rằng kinh nghiệm Auschwitz biểu thị " còn một giai đoạn khác trong chiến tranh lâu đời của quốc gia này là quê hương tôi, để dành được những quyền cơ bản giữa các dân tộc châu Âu. Còn có một tiếng la to khác đòi quyền có một chỗ đứng của mình trên bản đồ châu Âu. Còn có một sự ước lượng đau thương khác với lương tâm nhân loại." Sự khẳng định của chân lý này không phải là cái gì hơn hay ít hơn một tiếng kêu đòi công lý lịch sử cho quốc gia này, đã chịu những hy sinh lớn như thế để giải phóng châu Âu khỏi ý thức hệ Nazi đáng hổ thẹn, và bị bán làm nô lệ cho một ý thức hệ phá hoại khác là ý thức hệ thuyết Cộng Sản Sô Viết. Hôm nay tôi trở lại với những lời này--không rút lại chúng-- hầu cảm tạ Thiên Chúa vì qua những cố gắng bền bỉ của những người đồng hương của tôi, Ba lan đã chiếm chỗ thích hợp của mình trên bản đồ châu Âu. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm lịch sử bi thảm này sẽ nên một nguồn phong phú thiêng liêng lẫn nhau cho tất cả mọi người châu Âu.
Trong lúc tôi viếng thăm Auschwitz-Birkenau, tôi cũng nói rằng người ta phải dừng chân trước mỗi một bia khắc. Chính tôi đã làm như vậy, đi trong sự suy tư cầu nguyện từ bia này tới bia sau, và phó thác cho lòng Thương xót Chúa tất cả những nạn nhân từ mọi quốc gia đã kinh nghiệm những độc ác chiến tranh. Tôi cũng cầu xin, qua sự cầu bàu của họ, cho thế giới chúng ta được ân huệ hoà bình. Tôi tiếp tục cầu nguyện liên lỉ, tin tưởng rằng khắp nơi, để cuối cùng, sẽ phổ biến sự tôn trọng nhân phẩm con người và quyền của mỗi người nam và người nữ tìm chân lý trong sự tự do, theo luật luân lý, hoàn thành những nhiệm vu theo công lý và dẫn đến một sư sống hoàn toàn nhân bản (x. Gioan XXIII, thông điệp "Hoà Bình Tại Thế” (Pacem in terris): AAS 55 [1963], 295-296).
Khi nói về các nạn nhân Auschwitz, tôi không thể quên nhắc rằng, giữa sự tập trung không thể tả về sự dữ, cũng có những gương anh hùng dấn thân làm việc thiện. Chắc chắn trong sự tự do thiêng liêng, có nhiều người muốn chịu đau khổ và chứng tỏ tình yêu, không những cho các bạn tù của mình, mà còn cho những lý hình của mình. Nhiều người làm như vậy vì tình yêu Thiên Chúa và thương yêu tha nhân; những người khác làm như vậy nhân danh những giá trị thiêng liêng cao cả nhất. Thái độ của họ mang lại một bằng chứng sáng sủa cho một chân lý thường được diễn tả trong Sách Thánh. Dầu con người có khả năng làm sự dữ, và có khi sự dữ vô hạn, chính sự dữ sẽ không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Trong chính vực thẳm của đau khổ, tình yêu có thể thắng. Không bao giờ quên rằng bằng chứng về tình yêu này được bày tỏ tại Auschwitz. Bằng chứng đó luôn luôn thôi thúc đánh thức lương tâm, hầu giải quyết những xung đột, linh hứng sự xây dựng hòa bình.
Như vậy, đó là ý nghĩa sâu xa nhất của việc cử hành kỷ niệm này. Chúng ta nhắc nhớ những đau khổ thê thảm của các nạn nhân, không phải để mở lại những vết thương đau đớn hay là khơi dậy những tình cảm ghen ghét và báo thù, nhưng đúng hơn là để tôn vinh những người chết, để hiểu biết thực tại lịch sử và hơn hết để bảo đảm rằng những biến cố kinh khủng này sẽ trở nên lời kêu gọi những người nam và nữ ngày nay nhận lãnh trách nhiệm còn to tát hơn đối với lịch sử chung của chúng ta. Trong bất cứ phần nào của thế giới, không bao giờ những người khác phải trải qua điều đã được kinh nghiệm bởi những người nam và nữ mà chúng ta đã khóc trong 60 năm !
Tôi gời lời chào tới những người tham gia trong những cử hành kỷ niệm, và trên tất cả tôi câu xin những phúc lành của Thiên Chúa Toàn Năng.
Từ Điện Vatican, 15 Tháng Giêng 2005
IOANNES PAULUS II
VATICAN (Zenit. org)- Sứ điệp Đức Gioan Phaolo II gởi qua Hồng Y Jean-Marie Lustiger, tổng giám mục Paris và là đại sứ đặc biệt giáo hoàng, để kỷ niệm sự giải phóng khỏi trại tử thần Auschwitz-Birkenau tại Balan, cử hành ngày Thứ Sáu 27/1.
* *
Sáu mươi năm đã qua đi từ ngày giải phóng các tù nhân khỏi trại tử thần Auschwitz-Birkenau. Kỷ niệm này kêu gọi chúng ta suy nghĩ lại thảm kịch xảy ra ở đó, hậu quả cuối cùng, thê thảm của một chương trình hận thù. Trong những ngày này chúng ta phải nhớ lại hàng triệu người, không phải vì lỗi của họ, bị cưỡng bách gánh chịu sự đau khổ vô nhân và sự tiêu diệt trong những phòng và những lò hơi ngạt. Tôi cúi đầu trước tất cả những người đã trải qua chính sách về "mysterium iniquitatis-mầu nhiệm sự dữ." này.
Với tư cách là vị giáo hoàng, khi tôi thăm viếng trại Auschwitz-Birkenau trong năm 1979, tôi dừng chân tước những đài kỷ niệm các nạn nhân. Có nhiều bia khắc chữ trong nhiều ngôn ngữ: Balan, Anh, Bulgarian, Romany, Czech, Danish, Pháp, Hy lạo, Do thái, Yiddish, Tây-ban-nha, Flemish, Serbo-Croat, Đức, Norwegian, Nga, Hung Gia Lợi và Y. Tất cả những ngôn ngữ này nói về những nạn nhân của Auzchwitz: có thật nhưng trong nhiều trường hợp những người nam, người nữ và trẻ con là hoàn toàn vô danh.
Tôi đứng có hơi lâu hơn trước bia khắc bằng tiếng Do thái. Tôi nói:"Bia khắc này mời chúng ta nhớ đến dân tộc mà những người con trai và con gái bị kết án tru diệt hoàn toàn. Dân này có nguồn gốc trong Abraham, người cha đức tin của chúng ta (x. Rom. 4:11-12), như thánh Phaolo thành Tarse đã nói. Này, chính dân tộc đã được lệnh Chúa, 'Các người sẽ không giết,' thì lại kinh nghiệm trong một mức độ đặc biệt sự giết có nghĩa là gì. Không ai đuợc phép dửng dưng làm ngơ bia khắc này".
Hôm nay tôi lập lại những lời này. Không ai được phép làm ngơ trước thảm kịch Shoah. Sự mưu toan tiêu diệt có hệ thống toàn diện một dân tộc xảy ra như là một bóng tối trong lịch sử châu Âu và toàn thế giới; đó là một tội ác sẽ làm đen tối mãi mãi trong lịch sử nhân loại. Chớ chi tội ác đó, ngày nay và trong tương lai, trở nên một lời cảnh báo. Không nên đầu hàng đến những ý thức hệ biện minh sự khinh chê phẩm giá con người trên cơ sở sắc tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo. Tôi đưa ra lời kêu gọi này với tất cả mọi người, và cách riêng với những người viện cớ nhân danh tôn giáo thi hành những hành vi đàn áp và khủng bố.
Những suy tư này đã ở với tôi nhất là trong Năm Thánh năm 2000, Giáo Hội cử hành phụng vụ sám hối trọng thể trong Đền Thánh Phêrô, và tôi đi hành hương tới những Nơi Thánh và lên tới Jerusalem. Tại Yad Vashem--đài kỷ niệm Shoah--và dưới chân Bức Tường phía Tây Đền thờ tôi đã cầu nguyện trong thinh lặng, xin ơn tha thứ và ơn cải thiện tâm hồn.
Ngày đó trong năm 1979 tôi cũng đã nhớ dừng chân để suy tư trước hai bia khắc khác, viết bằng tiếng Nga và Romani. Lịch sử của vai trò Liên Bang Soviet trong chiến tranh này tuy phức tạp, nhưng không được quên rằng trong chiến tranh này người Nga có con số cao nhất trong những người đã tử vong một cách thê thảm. Thành Roma cũng bị kết án tru diệt hoàn toàn theo chương trình Hitler. Người ta không thể đánh giá thấp sự hy sinh mạng sống đặt trên những người này, là các anh và chị em chúng ta trong trại tử thần Auschwitz-Birkenau. Vì lẽ này, tôi nhấn mạnh lại hơn nữa là không ai được phép làm ngơ những bia khắc này cách dửng dưng.
Sau cùng tôi dừng chân trước bia khắc bằng tiếng Ba lan. Ở đó tôi nhớ lại rằng kinh nghiệm Auschwitz biểu thị " còn một giai đoạn khác trong chiến tranh lâu đời của quốc gia này là quê hương tôi, để dành được những quyền cơ bản giữa các dân tộc châu Âu. Còn có một tiếng la to khác đòi quyền có một chỗ đứng của mình trên bản đồ châu Âu. Còn có một sự ước lượng đau thương khác với lương tâm nhân loại." Sự khẳng định của chân lý này không phải là cái gì hơn hay ít hơn một tiếng kêu đòi công lý lịch sử cho quốc gia này, đã chịu những hy sinh lớn như thế để giải phóng châu Âu khỏi ý thức hệ Nazi đáng hổ thẹn, và bị bán làm nô lệ cho một ý thức hệ phá hoại khác là ý thức hệ thuyết Cộng Sản Sô Viết. Hôm nay tôi trở lại với những lời này--không rút lại chúng-- hầu cảm tạ Thiên Chúa vì qua những cố gắng bền bỉ của những người đồng hương của tôi, Ba lan đã chiếm chỗ thích hợp của mình trên bản đồ châu Âu. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm lịch sử bi thảm này sẽ nên một nguồn phong phú thiêng liêng lẫn nhau cho tất cả mọi người châu Âu.
Trong lúc tôi viếng thăm Auschwitz-Birkenau, tôi cũng nói rằng người ta phải dừng chân trước mỗi một bia khắc. Chính tôi đã làm như vậy, đi trong sự suy tư cầu nguyện từ bia này tới bia sau, và phó thác cho lòng Thương xót Chúa tất cả những nạn nhân từ mọi quốc gia đã kinh nghiệm những độc ác chiến tranh. Tôi cũng cầu xin, qua sự cầu bàu của họ, cho thế giới chúng ta được ân huệ hoà bình. Tôi tiếp tục cầu nguyện liên lỉ, tin tưởng rằng khắp nơi, để cuối cùng, sẽ phổ biến sự tôn trọng nhân phẩm con người và quyền của mỗi người nam và người nữ tìm chân lý trong sự tự do, theo luật luân lý, hoàn thành những nhiệm vu theo công lý và dẫn đến một sư sống hoàn toàn nhân bản (x. Gioan XXIII, thông điệp "Hoà Bình Tại Thế” (Pacem in terris): AAS 55 [1963], 295-296).
Khi nói về các nạn nhân Auschwitz, tôi không thể quên nhắc rằng, giữa sự tập trung không thể tả về sự dữ, cũng có những gương anh hùng dấn thân làm việc thiện. Chắc chắn trong sự tự do thiêng liêng, có nhiều người muốn chịu đau khổ và chứng tỏ tình yêu, không những cho các bạn tù của mình, mà còn cho những lý hình của mình. Nhiều người làm như vậy vì tình yêu Thiên Chúa và thương yêu tha nhân; những người khác làm như vậy nhân danh những giá trị thiêng liêng cao cả nhất. Thái độ của họ mang lại một bằng chứng sáng sủa cho một chân lý thường được diễn tả trong Sách Thánh. Dầu con người có khả năng làm sự dữ, và có khi sự dữ vô hạn, chính sự dữ sẽ không bao giờ có tiếng nói cuối cùng. Trong chính vực thẳm của đau khổ, tình yêu có thể thắng. Không bao giờ quên rằng bằng chứng về tình yêu này được bày tỏ tại Auschwitz. Bằng chứng đó luôn luôn thôi thúc đánh thức lương tâm, hầu giải quyết những xung đột, linh hứng sự xây dựng hòa bình.
Như vậy, đó là ý nghĩa sâu xa nhất của việc cử hành kỷ niệm này. Chúng ta nhắc nhớ những đau khổ thê thảm của các nạn nhân, không phải để mở lại những vết thương đau đớn hay là khơi dậy những tình cảm ghen ghét và báo thù, nhưng đúng hơn là để tôn vinh những người chết, để hiểu biết thực tại lịch sử và hơn hết để bảo đảm rằng những biến cố kinh khủng này sẽ trở nên lời kêu gọi những người nam và nữ ngày nay nhận lãnh trách nhiệm còn to tát hơn đối với lịch sử chung của chúng ta. Trong bất cứ phần nào của thế giới, không bao giờ những người khác phải trải qua điều đã được kinh nghiệm bởi những người nam và nữ mà chúng ta đã khóc trong 60 năm !
Tôi gời lời chào tới những người tham gia trong những cử hành kỷ niệm, và trên tất cả tôi câu xin những phúc lành của Thiên Chúa Toàn Năng.
Từ Điện Vatican, 15 Tháng Giêng 2005
IOANNES PAULUS II