Giới thiệu một cách tổng quan chi tiết về Tòa Thánh (Phần XIV)
Phần 4: Việc Trống Ngôi Giáo Hoàng (Papal Interregnum)
O. Tìm Hiểu Sơ Lược về Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Apostolic Constitution Universi Dominici Gregis)
Toàn bộ bản văn của Tông Hiến bằng tiếng Anh dài 17 trang này gồm có những phần như sau:
Phần Giới Thiệu
Phần Một: Việc Vắng Ngôi Giáo Hoàng
Chương 1: Quyền Bính của Hồng Y Đoàn trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 2: Hồng Y Đoàn trong việc chuẩn bị để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng Tối Cao.
Chương 3: Liên quan tới những Văn Phòng trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 4: Chức năng của các Bộ trong Giáo Triều Rôma trong suốt thời gian vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 5: Nghi thức tang lễ cho vị Giáo Hoàng Rôma.
Phần Hai: Việc Bầu Chọn Ra Vị Giáo Hoàng Mới
Chương 1: Những ứng viên được quyền bầu chọn Giáo Hoàng.
Chương 2: Địa điểm bầu Giáo Hoàng và những ai được cho vào.
Chương 3: Bắt đầu việc chọn lựa.
Chương 4: Giữ tối mật tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc bầu chọn.
Chương 5: Thủ tục bầu chọn
Chương 6: Những vấn đề cần phải giữ kín và phải nên tránh trong việc bầu chọn ra Vị Giáo Hoàng Rôma.
Chương 7: Việc chấp nhận và công bố Giáo Hoàng mới và việc khởi sự triều đại Giáo Hoàng.
Phần Công Bố
Phần Chú Thích
Và sau đây là các phần trình bày rất vắn tắt, sơ lược.......
Phần I - Chương 1: Quyền Bính của Hồng Y Đoàn trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, Hồng Y Đoàn không có quyền hành hay bất kỳ quyền xét xử nào về những vấn đề có liên quan đến vị Giáo Hoàng Tối Cao, những vấn đề đó hoàn toàn được giữ cho vị Giáo Hoàng tương lai, để Ngài quyết định.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, chính phủ và các ban, bộ của Tòa Thánh chỉ được hoàn toàn tín thác cho Hồng Y Đoàn về những công việc thường ngày và bất kỳ những vấn đề nào, vốn không thể nào bị đình chỉ được, và xúc tiến việc chuẩn bị mọi điều cần thiết để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng mới. Nhiệm vụ này chỉ được thực hiện theo đúng với những qui định và giới hạn của Bản Tông Hiến này.
Hồng Y Đoàn không được phép tùy tiện làm bất cứ điều gì có liên quan đến các quyền của Tòa Thánh và của Giáo Hội La Mã.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, các luật lệ được ban hành ra bởi vị Giáo Hoàng Tối Cao không được phép sửa đổi, điều chỉnh, thêm hay bớt bất kỳ mọi điều luật hay thủ tục nào.
Phần I - Chương 2: Hồng Y Đoàn trong việc chuẩn bị để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng Tối Cao.
Trong suốt thời gian trống Tòa, có hai loại Hồng Y Đoàn: Tổng Hồng Y Đoàn (General Congregations) (tức toàn thể các thành viên trong Hồng Y Đoàn được triệu tập trước khi bắt đầu việc lựa chọn) và Hồng Y Đoàn Đặc Biệt (Particular Congregations). Tất cả những vị Hồng Y không được phép ngăn trở, mà phải tham dự Kỳ Tổng Hồng Y Đoàn, khi các vị được thông báo cho biết về việc trống ngôi Giáo Hoàng.
Hồng Y Đoàn Đặc Biệt được thành lập nên bởi vị Hồng Y Thị Thần (Cardinal Camerlengo) của Giáo Hội Công Giáo La Mã và 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc (đó là bậc Hồng Y Giám Mục, bậc Hồng Y Linh Mục và bậc Hồng Y Phó Tế (Trợ Tá)).
Trong thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, những vị thuộc Tổng Hồng Y Đoàn và Hồng Y Đoàn Đặc Biệt đều mặc áo tu màu đen với dây viền (piping) và khăn quàng vai (sash) đỏ với mũ chỏm (skull-cap), cây thánh giá đeo ở ngực (pectoral cross) và nhẫn.
Hồng Y Đoàn Đặc Biệt chỉ điều hành những công việc hằng ngày ít có tầm quan trọng hơn. Còn những vấn đề quan trọng hơn, phải do Tổng Hồng Y Đoàn định liệu. Bất kỳ những điều gì đã được quyết định, giải quyết hay từ chối bởi một vị trong Hồng Y Đoàn Đặc Biệt, thì không thể nào có thể thu hồi, rút lại, sửa đổi hay ban nhượng; quyền để thực hiện điều này hoàn toàn tùy thuộc vào Tổng Hồng Y Đoàn, thông qua việc bỏ phiếu đại đa số.
Phần I - Chương 3: Liên quan tới những Văn Phòng trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Theo đúng các điều khoản của Mục 6 của Tông Hiến về Pastor Bonus, vào khi vị đương kim Giáo Hoàng băng hà, thì tất cả những vị Hồng Y đứng đầu các Bộ thuộc Giáo Triều Rôma như: vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và các vị Hồng Y Tổng Trưởng, các vị Tổng Giám Mục Chủ Tịch cùng với tất cả các thành viên của các Bộ-ngưng hẳn việc thực thi chức năng trong các văn phòng. Một ngoại lệ dành cho vị Hồng Y Thị Thần và vị Chánh Án của Tòa Cáo Giải, được phép hoạt động như bình thường, nộp lên cho Hồng Y Đoàn những vấn đề mà họ vẫn thường trình lên cho vị Giáo Hoàng tối cao.
Cũng tương tự như thế, theo đúng với Tông Hiến Vicariae Potestatis, vị Hồng Y Tổng Đại Diện của Giáo Phận Rôma vẫn tiếp tục mọi hoạt động bình thường trong suốt thời gian trống ngôi Giáo Hoàng. Vị Hồng Y Chánh Xứ của Vương Cung Thánh Đường Rôma và vị Tổng Đại Diện của thành phố Vatican, cũng vẫn cứ hoạt động như bình thường.
Nếu trường hợp các văn phòng của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã và của vị Chánh Án của Tòa Cáo Giải bị trống vào lúc Đức Giáo Hoàng băng hà, hoặc trước khi việc bầu chọn ra vị Giáo Hoàng kế thừa, thì Hồng Y Đoàn sẽ nhanh chóng bầu ra một vị Hồng Y, hay các vị Hồng Y, tùy theo điều kiện cụ thể, để điều hành các văn phòng này, cho đến khi vị Tân Giáo Hoàng được bầu chọn ra. Việc bầu chọn là hoàn toàn theo thể thức bỏ phiếu kín và bí mật. Phiếu được mở ra trước sự hiện diện của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã và 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc, nếu việc bầu chọn đó là chọn ra vị Hồng Y Chánh Án của Tòa Cáo Giải. Còn nếu việc đó là việc bầu chọn ra vị Hồng Y Thị Thần, thì phiếu bầu sẽ được mở ra trước sự hiện diện của 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc, và vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nếu trong trường hợp trống ngôi Giáo Hoàng, mà vị Tổng Đại Diện cho Giáo Phận Rôma chết đi, thì vị Đại Diện (Vicegerent) trong văn phòng lúc đó sẽ đảm nhận mọi chức năng tương xứng với một vị Hồng Y Tổng Đại Diện. Còn nếu như không có vị Đại Diện, thì vị Giám Mục Phụ Tá cao tuổi sẽ thi hành chức vụ này.
Ngay khi vị Giáo Hoàng Tối Cao băng hà, thì vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã phải chính thức xác định về cái chết của Đức Giáo Hoàng, trước sự hiện diện của vị Chủ Các Cử Hành Lễ Nghi Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, vị Giám Mục của Văn Phòng Riêng Tòa Thánh, của vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và của vị Trưởng Ấn, và vị Trưởng Ấn của Tòa Thánh sẽ chính thức viết Giấy Khai Tử. Vị Hồng Y Thị Thần cũng sẽ đặt dấu niêm phong trên phòng đọc sách và phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng, các nhân viên cự ngụ trong căn hộ đó, sẽ cứ vẫn ở đó cho đến khi chôn cất xong vị Giáo Hoàng quá cố, thì lúc đó, toàn bộ căn hộ của vị Giáo Hoàng quá cố cũng sẽ được niêm phong.
Vị Hồng Y Niên Trưởng (Dean of the College of Cardinals) của Hồng Y Đoàn, về phần mình, sau khi được thông báo về cái chết của vị Giáo Hoàng bởi vị Hồng Y Thị Thần hay vị Hồng Y Tổng Trưởng Đặc Trách các Vấn Đề về Triều Chính của Đức Cố Giáo Hoàng, thì vị Hồng Y Niên Trưởng sẽ loan tin cho các vị Hồng Y, và triệu tậpTổng Công Hội Hồng Y. Vị Hồng Y Niên Trưởng cũng còn loan báo tin buồn này cho Giới Ngoại Giao Đoàn trực thuộc Tòa Thánh và những vị Đứng Đầu của các quốc gia trên thế giới.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, vị Thay Thế cho vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh, vị Thư Ký đặc trách các mối quan hệ với các quốc gia và các vị Thư Ký của các Bộ thuộc Giáo Triều Rôma vẫn chịu trách nhiệm về các bộ của riêng họ, và của Hồng Y Đoàn.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, mọi quyền hành dân sự của vị Giáo Hoàng Tối Cao có liên quan đến Quốc Gia Vaticăn sẽ thuộc về Hồng Y Đoàn.
Phần I - Chương 4: Chức năng của các Bộ trong Giáo Triều Rôma trong suốt thời gian vắng ngôi Giáo Hoàng.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, các Bộ trong Giáo Triều Rôma chỉ xử lý những công việc hằng ngày kém phần quan trọng.
Các vị chánh án của các Tòa Án tiếp tục xử lý những vụ việc có liên quan đến luật lệ và quyền hạn cho phép, đúng theo Mục 18, đoạn 1 và 3 của Tông Hiến Pastor Bonus.
Phần I - Chương 5: Nghi thức tang lễ cho vị Giáo Hoàng Rôma.
Sau cái chết của vị Giáo Hoàng Tối Cao, các vị Hồng Y sẽ cử hành các nghi thức tang lễ cầu hồn cho vị Giáo Hoàng quá cố trong suốt 9 ngày liên tục, đúng theo Ordo Exsequiarum Pontificis và Ordo Rituum Conclavis.
Nếu vị Giáo Hoàng La Mã chết bên ngoài Rôma, thì Hồng Y Đoàn phải có nhiệm vụ sắp xếp mọi thủ tục cần thiết để gìn giữ và chuyển thi hài về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vaticăn.
Tất cả mọi người, không ai được phép sử dụng bất kỳ phương tiện nào để quay phim hay chụp ảnh vị Giáo Hoàng quá cố ngay khi Ngài còn ở trên giường bệnh hoặc sau khi Ngài đã chết, hay thu âm những lời nói của Ngài. Nếu sau cái chết của Đức Giáo Hoàng, những ai muốn chụp hình để làm các phim tài liệu, thì phải được sự cho phép của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã.
Sau khi chôn cất vị Giáo Hoàng quá cố và trong suốt quá trình bầu chọn ra vị Giáo Hoàng mới, không một ai được ở trong căn hộ của vị Giáo Hoàng Tối Cao quá cố.
Nếu vị Giáo Hoàng quá cố có một di chúc về những gì thuộc về Ngài, những chúc thư, những tài liệu riêng, và đã nêu ra người thực hiện di chúc, thì người thực hiện di chúc, sẽ quyết định và thi hành những gì đã viết trong di chúc. Vị thực hiện di chúc đó sẽ chỉ báo cáo lại mọi hoạt động của mình cho vị Giáo Hoàng mới được bầu chọn lên.
(Còn tiếp. ..)
Phần 4: Việc Trống Ngôi Giáo Hoàng (Papal Interregnum)
O. Tìm Hiểu Sơ Lược về Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Apostolic Constitution Universi Dominici Gregis)
Toàn bộ bản văn của Tông Hiến bằng tiếng Anh dài 17 trang này gồm có những phần như sau:
Phần Giới Thiệu
Phần Một: Việc Vắng Ngôi Giáo Hoàng
Chương 1: Quyền Bính của Hồng Y Đoàn trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 2: Hồng Y Đoàn trong việc chuẩn bị để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng Tối Cao.
Chương 3: Liên quan tới những Văn Phòng trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 4: Chức năng của các Bộ trong Giáo Triều Rôma trong suốt thời gian vắng ngôi Giáo Hoàng.
Chương 5: Nghi thức tang lễ cho vị Giáo Hoàng Rôma.
Phần Hai: Việc Bầu Chọn Ra Vị Giáo Hoàng Mới
Chương 1: Những ứng viên được quyền bầu chọn Giáo Hoàng.
Chương 2: Địa điểm bầu Giáo Hoàng và những ai được cho vào.
Chương 3: Bắt đầu việc chọn lựa.
Chương 4: Giữ tối mật tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc bầu chọn.
Chương 5: Thủ tục bầu chọn
Chương 6: Những vấn đề cần phải giữ kín và phải nên tránh trong việc bầu chọn ra Vị Giáo Hoàng Rôma.
Chương 7: Việc chấp nhận và công bố Giáo Hoàng mới và việc khởi sự triều đại Giáo Hoàng.
Phần Công Bố
Phần Chú Thích
Và sau đây là các phần trình bày rất vắn tắt, sơ lược.......
Phần I - Chương 1: Quyền Bính của Hồng Y Đoàn trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, Hồng Y Đoàn không có quyền hành hay bất kỳ quyền xét xử nào về những vấn đề có liên quan đến vị Giáo Hoàng Tối Cao, những vấn đề đó hoàn toàn được giữ cho vị Giáo Hoàng tương lai, để Ngài quyết định.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, chính phủ và các ban, bộ của Tòa Thánh chỉ được hoàn toàn tín thác cho Hồng Y Đoàn về những công việc thường ngày và bất kỳ những vấn đề nào, vốn không thể nào bị đình chỉ được, và xúc tiến việc chuẩn bị mọi điều cần thiết để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng mới. Nhiệm vụ này chỉ được thực hiện theo đúng với những qui định và giới hạn của Bản Tông Hiến này.
Hồng Y Đoàn không được phép tùy tiện làm bất cứ điều gì có liên quan đến các quyền của Tòa Thánh và của Giáo Hội La Mã.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, các luật lệ được ban hành ra bởi vị Giáo Hoàng Tối Cao không được phép sửa đổi, điều chỉnh, thêm hay bớt bất kỳ mọi điều luật hay thủ tục nào.
Phần I - Chương 2: Hồng Y Đoàn trong việc chuẩn bị để bầu chọn ra vị Giáo Hoàng Tối Cao.
Trong suốt thời gian trống Tòa, có hai loại Hồng Y Đoàn: Tổng Hồng Y Đoàn (General Congregations) (tức toàn thể các thành viên trong Hồng Y Đoàn được triệu tập trước khi bắt đầu việc lựa chọn) và Hồng Y Đoàn Đặc Biệt (Particular Congregations). Tất cả những vị Hồng Y không được phép ngăn trở, mà phải tham dự Kỳ Tổng Hồng Y Đoàn, khi các vị được thông báo cho biết về việc trống ngôi Giáo Hoàng.
Hồng Y Đoàn Đặc Biệt được thành lập nên bởi vị Hồng Y Thị Thần (Cardinal Camerlengo) của Giáo Hội Công Giáo La Mã và 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc (đó là bậc Hồng Y Giám Mục, bậc Hồng Y Linh Mục và bậc Hồng Y Phó Tế (Trợ Tá)).
Trong thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, những vị thuộc Tổng Hồng Y Đoàn và Hồng Y Đoàn Đặc Biệt đều mặc áo tu màu đen với dây viền (piping) và khăn quàng vai (sash) đỏ với mũ chỏm (skull-cap), cây thánh giá đeo ở ngực (pectoral cross) và nhẫn.
Hồng Y Đoàn Đặc Biệt chỉ điều hành những công việc hằng ngày ít có tầm quan trọng hơn. Còn những vấn đề quan trọng hơn, phải do Tổng Hồng Y Đoàn định liệu. Bất kỳ những điều gì đã được quyết định, giải quyết hay từ chối bởi một vị trong Hồng Y Đoàn Đặc Biệt, thì không thể nào có thể thu hồi, rút lại, sửa đổi hay ban nhượng; quyền để thực hiện điều này hoàn toàn tùy thuộc vào Tổng Hồng Y Đoàn, thông qua việc bỏ phiếu đại đa số.
Phần I - Chương 3: Liên quan tới những Văn Phòng trong suốt thời kỳ vắng ngôi Giáo Hoàng.
Theo đúng các điều khoản của Mục 6 của Tông Hiến về Pastor Bonus, vào khi vị đương kim Giáo Hoàng băng hà, thì tất cả những vị Hồng Y đứng đầu các Bộ thuộc Giáo Triều Rôma như: vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và các vị Hồng Y Tổng Trưởng, các vị Tổng Giám Mục Chủ Tịch cùng với tất cả các thành viên của các Bộ-ngưng hẳn việc thực thi chức năng trong các văn phòng. Một ngoại lệ dành cho vị Hồng Y Thị Thần và vị Chánh Án của Tòa Cáo Giải, được phép hoạt động như bình thường, nộp lên cho Hồng Y Đoàn những vấn đề mà họ vẫn thường trình lên cho vị Giáo Hoàng tối cao.
Cũng tương tự như thế, theo đúng với Tông Hiến Vicariae Potestatis, vị Hồng Y Tổng Đại Diện của Giáo Phận Rôma vẫn tiếp tục mọi hoạt động bình thường trong suốt thời gian trống ngôi Giáo Hoàng. Vị Hồng Y Chánh Xứ của Vương Cung Thánh Đường Rôma và vị Tổng Đại Diện của thành phố Vatican, cũng vẫn cứ hoạt động như bình thường.
Nếu trường hợp các văn phòng của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã và của vị Chánh Án của Tòa Cáo Giải bị trống vào lúc Đức Giáo Hoàng băng hà, hoặc trước khi việc bầu chọn ra vị Giáo Hoàng kế thừa, thì Hồng Y Đoàn sẽ nhanh chóng bầu ra một vị Hồng Y, hay các vị Hồng Y, tùy theo điều kiện cụ thể, để điều hành các văn phòng này, cho đến khi vị Tân Giáo Hoàng được bầu chọn ra. Việc bầu chọn là hoàn toàn theo thể thức bỏ phiếu kín và bí mật. Phiếu được mở ra trước sự hiện diện của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã và 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc, nếu việc bầu chọn đó là chọn ra vị Hồng Y Chánh Án của Tòa Cáo Giải. Còn nếu việc đó là việc bầu chọn ra vị Hồng Y Thị Thần, thì phiếu bầu sẽ được mở ra trước sự hiện diện của 3 vị Hồng Y đại diện cho 3 cấp bậc, và vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Nếu trong trường hợp trống ngôi Giáo Hoàng, mà vị Tổng Đại Diện cho Giáo Phận Rôma chết đi, thì vị Đại Diện (Vicegerent) trong văn phòng lúc đó sẽ đảm nhận mọi chức năng tương xứng với một vị Hồng Y Tổng Đại Diện. Còn nếu như không có vị Đại Diện, thì vị Giám Mục Phụ Tá cao tuổi sẽ thi hành chức vụ này.
Ngay khi vị Giáo Hoàng Tối Cao băng hà, thì vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã phải chính thức xác định về cái chết của Đức Giáo Hoàng, trước sự hiện diện của vị Chủ Các Cử Hành Lễ Nghi Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, vị Giám Mục của Văn Phòng Riêng Tòa Thánh, của vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và của vị Trưởng Ấn, và vị Trưởng Ấn của Tòa Thánh sẽ chính thức viết Giấy Khai Tử. Vị Hồng Y Thị Thần cũng sẽ đặt dấu niêm phong trên phòng đọc sách và phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng, các nhân viên cự ngụ trong căn hộ đó, sẽ cứ vẫn ở đó cho đến khi chôn cất xong vị Giáo Hoàng quá cố, thì lúc đó, toàn bộ căn hộ của vị Giáo Hoàng quá cố cũng sẽ được niêm phong.
Vị Hồng Y Niên Trưởng (Dean of the College of Cardinals) của Hồng Y Đoàn, về phần mình, sau khi được thông báo về cái chết của vị Giáo Hoàng bởi vị Hồng Y Thị Thần hay vị Hồng Y Tổng Trưởng Đặc Trách các Vấn Đề về Triều Chính của Đức Cố Giáo Hoàng, thì vị Hồng Y Niên Trưởng sẽ loan tin cho các vị Hồng Y, và triệu tậpTổng Công Hội Hồng Y. Vị Hồng Y Niên Trưởng cũng còn loan báo tin buồn này cho Giới Ngoại Giao Đoàn trực thuộc Tòa Thánh và những vị Đứng Đầu của các quốc gia trên thế giới.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, vị Thay Thế cho vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh, vị Thư Ký đặc trách các mối quan hệ với các quốc gia và các vị Thư Ký của các Bộ thuộc Giáo Triều Rôma vẫn chịu trách nhiệm về các bộ của riêng họ, và của Hồng Y Đoàn.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, mọi quyền hành dân sự của vị Giáo Hoàng Tối Cao có liên quan đến Quốc Gia Vaticăn sẽ thuộc về Hồng Y Đoàn.
Phần I - Chương 4: Chức năng của các Bộ trong Giáo Triều Rôma trong suốt thời gian vắng ngôi Giáo Hoàng.
Trong suốt thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng, các Bộ trong Giáo Triều Rôma chỉ xử lý những công việc hằng ngày kém phần quan trọng.
Các vị chánh án của các Tòa Án tiếp tục xử lý những vụ việc có liên quan đến luật lệ và quyền hạn cho phép, đúng theo Mục 18, đoạn 1 và 3 của Tông Hiến Pastor Bonus.
Phần I - Chương 5: Nghi thức tang lễ cho vị Giáo Hoàng Rôma.
Sau cái chết của vị Giáo Hoàng Tối Cao, các vị Hồng Y sẽ cử hành các nghi thức tang lễ cầu hồn cho vị Giáo Hoàng quá cố trong suốt 9 ngày liên tục, đúng theo Ordo Exsequiarum Pontificis và Ordo Rituum Conclavis.
Nếu vị Giáo Hoàng La Mã chết bên ngoài Rôma, thì Hồng Y Đoàn phải có nhiệm vụ sắp xếp mọi thủ tục cần thiết để gìn giữ và chuyển thi hài về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vaticăn.
Tất cả mọi người, không ai được phép sử dụng bất kỳ phương tiện nào để quay phim hay chụp ảnh vị Giáo Hoàng quá cố ngay khi Ngài còn ở trên giường bệnh hoặc sau khi Ngài đã chết, hay thu âm những lời nói của Ngài. Nếu sau cái chết của Đức Giáo Hoàng, những ai muốn chụp hình để làm các phim tài liệu, thì phải được sự cho phép của vị Hồng Y Thị Thần của Giáo Hội La Mã.
Sau khi chôn cất vị Giáo Hoàng quá cố và trong suốt quá trình bầu chọn ra vị Giáo Hoàng mới, không một ai được ở trong căn hộ của vị Giáo Hoàng Tối Cao quá cố.
Nếu vị Giáo Hoàng quá cố có một di chúc về những gì thuộc về Ngài, những chúc thư, những tài liệu riêng, và đã nêu ra người thực hiện di chúc, thì người thực hiện di chúc, sẽ quyết định và thi hành những gì đã viết trong di chúc. Vị thực hiện di chúc đó sẽ chỉ báo cáo lại mọi hoạt động của mình cho vị Giáo Hoàng mới được bầu chọn lên.
(Còn tiếp. ..)