Chủ tịch Trung Quốc tìm cách kiểm soát tôn giáo.
(EWTN News/CNA) Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đã tuyên bố vào tuần này rằng ông ta muốn có những biện pháp chặt chẽ hơn để Bắc Kinh có thể kiểm soát tôn giáo trong nước cộng sản này.
Nói chuyện với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thứ 19, Tập nói rằng tôn giáo đã không thích hợp với lý tưởng Cộng sản và là mối đe dọa cho nhà cầm quyền và đo đó phải làm cho tôn giáo “mang tính định hướng Trung Quốc hơn”
Trong khi người ta coi những tuyên bố trên đây là nhắm vào những Phật tử Tây Tặng đang cố gắng tìm cách dành độc lập từ tay trung quốc, nhưng nó cũng có nghĩa là một sự lạnh nhạt đối với những quan hệ vốn đã quá căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican.
Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng đã chấm dứt từ năm 1951 khi đảng CS chiếm quyền tại Bắc Kinh. Đảng viên CS ở Trung Quốc về mặt hình thức không được phép theo đạo.
Mới đây, ĐGH Benedicto XVI và ĐGH Phanxicô đã làm việc để tái thiết lập ngoại giao với nước này, nhưng tiến trình rất chậm và nhiều khó khăn.
Trong lúc chính quyền Trung Quốc nói là công nhận Công Giáo như là một trong năm tôn giáo trong nước, nhưng họ lại không công nhận các lãnh đạo tôn giáo được bổ nhiệm bởi Vatican, do vậy tạo nên nhiều lãnh đạo và giáo dân hầm trú.
Chính quyền Trung Quốc cũng lập ra cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (PA) là một tổ chức tay sai nối dài thay thế tôn giáo được chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận.
ĐGH Benedicto XVI đã gọi tổ chức này là “không hợp với học thuyết Công Giáo”, vì công nhận cả các giám mục được bổ nhiệm hợp pháp lẫn không hợp pháp.
Tòa thánh và chính quyền Trung Quốc đang trong tiến trình bàn thảo về việc công nhận và bổ nhiệm các giám mục. Một giải pháp khả thi hiện nay sẽ cho phép chính quyền chọn những ứng viên và gởi danh sách cho ĐGH để ngài hoặc chấp nhận hay từ chối.
Vào tháng Năm, ĐHY Trung Quốc là Joseph Zen nói rằng giải pháp này nguy hiểm vì ĐGH có thể bị ép buộc để chấp nhận một “giám mục xấu”, hay quyết định bổ nhiệm mà bị chính quyền Trung Quốc không chấp nhận.
Hiện nay, Tòa Thánh gởi một danh sách các ứng viên cho Bắc Kinh để họ chấp thuận hay từ chối trước khi bổ nhiệm. Nhưng có một vấn đề khác là Bắc Kinh tự mình bổ nhiệm lãnh đạo cho Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc.
ĐHY Zen hy vọng rằng Giáo Hội trên toàn thế giới hãy “tha thiết cầu nguyện “ cho giáo hội tại Trung Quốc, một giáo hội đang tiếp tục bị bách hại bởi một chính quyền vô thần ngay cả khi các quan hệ được tái lập.
Theo một tường trình vào đầu năm nay của tổ chức Phi Chính Phủ vì Tự Do đặt tại Hoa Kỳ thì việc bách hại tôn giáo, cả bạo động và bất bạo động, đã gia tăng rộng khắp ở Trung Quốc từ khi họ Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đã tuyên bố vào tuần này rằng ông ta muốn có những biện pháp chặt chẽ hơn để Bắc Kinh có thể kiểm soát tôn giáo trong nước cộng sản này.
Nói chuyện với Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thứ 19, Tập nói rằng tôn giáo đã không thích hợp với lý tưởng Cộng sản và là mối đe dọa cho nhà cầm quyền và đo đó phải làm cho tôn giáo “mang tính định hướng Trung Quốc hơn”
Trong khi người ta coi những tuyên bố trên đây là nhắm vào những Phật tử Tây Tặng đang cố gắng tìm cách dành độc lập từ tay trung quốc, nhưng nó cũng có nghĩa là một sự lạnh nhạt đối với những quan hệ vốn đã quá căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican.
Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Cộng đã chấm dứt từ năm 1951 khi đảng CS chiếm quyền tại Bắc Kinh. Đảng viên CS ở Trung Quốc về mặt hình thức không được phép theo đạo.
Mới đây, ĐGH Benedicto XVI và ĐGH Phanxicô đã làm việc để tái thiết lập ngoại giao với nước này, nhưng tiến trình rất chậm và nhiều khó khăn.
Trong lúc chính quyền Trung Quốc nói là công nhận Công Giáo như là một trong năm tôn giáo trong nước, nhưng họ lại không công nhận các lãnh đạo tôn giáo được bổ nhiệm bởi Vatican, do vậy tạo nên nhiều lãnh đạo và giáo dân hầm trú.
Chính quyền Trung Quốc cũng lập ra cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (PA) là một tổ chức tay sai nối dài thay thế tôn giáo được chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận.
ĐGH Benedicto XVI đã gọi tổ chức này là “không hợp với học thuyết Công Giáo”, vì công nhận cả các giám mục được bổ nhiệm hợp pháp lẫn không hợp pháp.
Tòa thánh và chính quyền Trung Quốc đang trong tiến trình bàn thảo về việc công nhận và bổ nhiệm các giám mục. Một giải pháp khả thi hiện nay sẽ cho phép chính quyền chọn những ứng viên và gởi danh sách cho ĐGH để ngài hoặc chấp nhận hay từ chối.
Vào tháng Năm, ĐHY Trung Quốc là Joseph Zen nói rằng giải pháp này nguy hiểm vì ĐGH có thể bị ép buộc để chấp nhận một “giám mục xấu”, hay quyết định bổ nhiệm mà bị chính quyền Trung Quốc không chấp nhận.
Hiện nay, Tòa Thánh gởi một danh sách các ứng viên cho Bắc Kinh để họ chấp thuận hay từ chối trước khi bổ nhiệm. Nhưng có một vấn đề khác là Bắc Kinh tự mình bổ nhiệm lãnh đạo cho Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc.
ĐHY Zen hy vọng rằng Giáo Hội trên toàn thế giới hãy “tha thiết cầu nguyện “ cho giáo hội tại Trung Quốc, một giáo hội đang tiếp tục bị bách hại bởi một chính quyền vô thần ngay cả khi các quan hệ được tái lập.
Theo một tường trình vào đầu năm nay của tổ chức Phi Chính Phủ vì Tự Do đặt tại Hoa Kỳ thì việc bách hại tôn giáo, cả bạo động và bất bạo động, đã gia tăng rộng khắp ở Trung Quốc từ khi họ Tập lên nắm quyền vào năm 2012.
Giuse Thẩm Nguyễn