ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng vai trò của Liên Hiệp Quốc về thành thánh Jerusalem.
(EWTN News/CNA) Trước tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Do Thái, ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần thận trọng và tôn trọng những giải quyết hiện nay của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay ngày 6 tháng 12, ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ đến thành phố Jerusalem, nhất là những quan ngại sâu xa của tôi về tình hình nóng bỏng trong vài ngày qua.” Và ngài cũng gởi lời “kêu gọi khẩn thiết” cho cộng đồng thế giới để bảo đảm rằng “mọi người hãy tôn trọng tình trạng hiện tại của thành phố, phù hợp những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.”
Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng phía Đông của Jerusalem thuộc phần đất của người Palestine và thành phố này sẽ là thủ đô của hai nước Do Thái và Palestine.
ĐGH cũng nói chuyện với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài tại sảnh đường Thánh Phaolô VI tại Vatican về chuyến thăm Mayanmar và Bangladesh.
Lời kêu gọi của ĐGH về Jerusalem được đưa ra khi tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, một quyết định gây nhiều phản ứng khác nhau trong cộng đồng thế giới.
Theo đài BBC, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv trong kế hoạch, sẽ dời về Jerusalem. Quyết định này được Do Thái hoan nghênh, trong khi các lãnh đạo của Palestine, Ả Rập và các nước Hồi Giáo lên tiếng quan ngại và cho rằng làm như thế là nguy hại đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Lâu rồi Do Thái luôn cho rằng Jerusalem là thủ đô của họ, tuy nhiên người Palestine lại cho rằng miền đông của thành phố thuộc về họ và cũng muốn nhận Jerusalem là thủ đô trong tương lai. Với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, Hoa Kỳ đã là quốc gia đầu tiên làm công việc này kể từ khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948.
Theo những hiệp ước hòa bình vào năm 1993 giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Jerusalem sẽ được thảo luận sau trong các cuộc đàm phán. Chủ quyền của Do Thái trên thành phố Jerusalem chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và các đại sứ được đặt tại Tel Aviv.
Công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái dường như sẽ tạo nhiều căng thẳng, đặc biệt là một số khu định cư mà người Do Thái đã xây dựng trong số 200,000, được coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, dù Do Thái bác bỏ lập luận này.
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô lưu ý rằng Jerusalem là một “thành phố đặc biệt”, được coi là thánh thiêng cho người Do Thái, người tín hữu và cả cho người Hồi Giáo. Vì thế, thành phố này “có một sứ mạng đặc biệt cho hòa bình.”
ĐGH nói rằng “Tôi cầu xin Thiên Chúa cho thành phố này được bảo tồn và củng cố vì lợi ích của Đất Thánh, Trung Đông và toàn thế giới, và cần sự thận trọng và khôn ngoan để tránh những căng thẳng mới trong một thế giới đã có nhiều xung khắc dã man.”
Trước cuộc tiếp kiến, ĐGH đã gặp phái đoàn tôn giáo Palestine theo lịch trình, kêu gọi đàm thoại để quyền lợi của mọi người được tôn trọng nơi Đất Thánh. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng “hòa bình và thịnh vượng” sẽ đến với người Palestine.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Trước tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Do Thái, ĐGH Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần thận trọng và tôn trọng những giải quyết hiện nay của Liên Hiệp Quốc.
Hôm nay ngày 6 tháng 12, ĐGH nói rằng “Tôi nghĩ đến thành phố Jerusalem, nhất là những quan ngại sâu xa của tôi về tình hình nóng bỏng trong vài ngày qua.” Và ngài cũng gởi lời “kêu gọi khẩn thiết” cho cộng đồng thế giới để bảo đảm rằng “mọi người hãy tôn trọng tình trạng hiện tại của thành phố, phù hợp những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.”
Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng phía Đông của Jerusalem thuộc phần đất của người Palestine và thành phố này sẽ là thủ đô của hai nước Do Thái và Palestine.
ĐGH cũng nói chuyện với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài tại sảnh đường Thánh Phaolô VI tại Vatican về chuyến thăm Mayanmar và Bangladesh.
Lời kêu gọi của ĐGH về Jerusalem được đưa ra khi tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, một quyết định gây nhiều phản ứng khác nhau trong cộng đồng thế giới.
Theo đài BBC, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv trong kế hoạch, sẽ dời về Jerusalem. Quyết định này được Do Thái hoan nghênh, trong khi các lãnh đạo của Palestine, Ả Rập và các nước Hồi Giáo lên tiếng quan ngại và cho rằng làm như thế là nguy hại đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Lâu rồi Do Thái luôn cho rằng Jerusalem là thủ đô của họ, tuy nhiên người Palestine lại cho rằng miền đông của thành phố thuộc về họ và cũng muốn nhận Jerusalem là thủ đô trong tương lai. Với quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái, Hoa Kỳ đã là quốc gia đầu tiên làm công việc này kể từ khi nước Do Thái được thành lập vào năm 1948.
Theo những hiệp ước hòa bình vào năm 1993 giữa Do Thái và Palestine, vấn đề Jerusalem sẽ được thảo luận sau trong các cuộc đàm phán. Chủ quyền của Do Thái trên thành phố Jerusalem chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận và các đại sứ được đặt tại Tel Aviv.
Công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái dường như sẽ tạo nhiều căng thẳng, đặc biệt là một số khu định cư mà người Do Thái đã xây dựng trong số 200,000, được coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, dù Do Thái bác bỏ lập luận này.
Trong cuộc tiếp kiến chung, ĐGH Phanxicô lưu ý rằng Jerusalem là một “thành phố đặc biệt”, được coi là thánh thiêng cho người Do Thái, người tín hữu và cả cho người Hồi Giáo. Vì thế, thành phố này “có một sứ mạng đặc biệt cho hòa bình.”
ĐGH nói rằng “Tôi cầu xin Thiên Chúa cho thành phố này được bảo tồn và củng cố vì lợi ích của Đất Thánh, Trung Đông và toàn thế giới, và cần sự thận trọng và khôn ngoan để tránh những căng thẳng mới trong một thế giới đã có nhiều xung khắc dã man.”
Trước cuộc tiếp kiến, ĐGH đã gặp phái đoàn tôn giáo Palestine theo lịch trình, kêu gọi đàm thoại để quyền lợi của mọi người được tôn trọng nơi Đất Thánh. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng “hòa bình và thịnh vượng” sẽ đến với người Palestine.
Giuse Thẩm Nguyễn