Ngày 6 tháng 12, tổng thống Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Tổng thống nói: “Đây là thủ đô của người dân Israel kể từ thời cổ đại. Đó là một sự thật không thể chối cãi.” Các Kitô hữu ở Bethlehem phản ứng trước diễn tiến này bằng cách đốt bức ảnh của Tổng thống Mỹ. Họ đưa ra những bích chương cho biết: “Jerusalem, là trái tim của Palestine, là điều không thể thương lượng.”
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người ở phương Tây. Có lẽ chúng ta giả định rằng Kitô hữu Palestine thích người Do Thái dân chủ hơn những người dân Hồi giáo quá khích của họ. Đáng buồn, điều đó không đúng.
Năm 2003, Israel bắt đầu bao vây Bethlehem với những bức tường bê tông cao 7m. Mục đích của người Do Thái là để ngăn những kẻ đánh bom tự sát vượt qua bờ Tây và vào Israel trong thời kỳ Intifada. Nhưng ngay cả sau khi tình trạng bất ổn tồi tệ nhất đã qua đi, bức tường vẫn tiếp tục được phát triển. Và các Kitô hữu sống trong thị trấn Bethlehem, những người chưa bao giờ cầm súng chống lại Israel, đang lãnh đủ.
Hanan Nasrallah, một nhân viên Palestine thuộc Cơ quan Cứu trợ Công Giáo, nói: “những bức tường ngăn cách cắt đứt những thành viên trong các gia đình. Mọi người bị làm nhục tại các trạm kiểm soát. Con người không có nhiều cơ hội để cải thiện mức sống của họ. Do đó, những Kitô hữu có khả năng, đang cố gắng để ra đi khỏi đất nước này. “
Không phải chỉ những gia đình đang bị chia cắt. Bức tường cũng chạy qua ngôi làng Beit Jala, nơi 80 phần trăm là Kitô hữu. Sau khi hoàn thành, nó sẽ cắt ngang một tu viện Salesian và cộng đoàn Kitô Giáo địa phương. Hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Beit Jala đã khiến Đức Hồng Y Vincent Nichols phải viết một lá thư cho ngọai trưởng Anh William Hague vào năm 2012, yêu cầu ông ta trực tiếp can thiệp với Tel Aviv.
Và điều này thậm chí cũng không giúp gì được cho những Kitô hữu Palestine, là những người phải rời khỏi các ngôi nhà lịch sử của họ bị các khu định cư Do Thái lấn chiếm, và bị khủng bố bởi các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Do Thái. Chính phủ Israel làm ngơ không hành động gì, mặc dù đó là trách nhiệm của chính phủ - cả về mặt đạo đức lẫn công pháp quốc tế - phải tôn trọng quyền của người Palestine, bất kể tôn giáo của họ.
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người ở phương Tây. Có lẽ chúng ta giả định rằng Kitô hữu Palestine thích người Do Thái dân chủ hơn những người dân Hồi giáo quá khích của họ. Đáng buồn, điều đó không đúng.
Năm 2003, Israel bắt đầu bao vây Bethlehem với những bức tường bê tông cao 7m. Mục đích của người Do Thái là để ngăn những kẻ đánh bom tự sát vượt qua bờ Tây và vào Israel trong thời kỳ Intifada. Nhưng ngay cả sau khi tình trạng bất ổn tồi tệ nhất đã qua đi, bức tường vẫn tiếp tục được phát triển. Và các Kitô hữu sống trong thị trấn Bethlehem, những người chưa bao giờ cầm súng chống lại Israel, đang lãnh đủ.
Hanan Nasrallah, một nhân viên Palestine thuộc Cơ quan Cứu trợ Công Giáo, nói: “những bức tường ngăn cách cắt đứt những thành viên trong các gia đình. Mọi người bị làm nhục tại các trạm kiểm soát. Con người không có nhiều cơ hội để cải thiện mức sống của họ. Do đó, những Kitô hữu có khả năng, đang cố gắng để ra đi khỏi đất nước này. “
Không phải chỉ những gia đình đang bị chia cắt. Bức tường cũng chạy qua ngôi làng Beit Jala, nơi 80 phần trăm là Kitô hữu. Sau khi hoàn thành, nó sẽ cắt ngang một tu viện Salesian và cộng đoàn Kitô Giáo địa phương. Hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Beit Jala đã khiến Đức Hồng Y Vincent Nichols phải viết một lá thư cho ngọai trưởng Anh William Hague vào năm 2012, yêu cầu ông ta trực tiếp can thiệp với Tel Aviv.
Và điều này thậm chí cũng không giúp gì được cho những Kitô hữu Palestine, là những người phải rời khỏi các ngôi nhà lịch sử của họ bị các khu định cư Do Thái lấn chiếm, và bị khủng bố bởi các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Do Thái. Chính phủ Israel làm ngơ không hành động gì, mặc dù đó là trách nhiệm của chính phủ - cả về mặt đạo đức lẫn công pháp quốc tế - phải tôn trọng quyền của người Palestine, bất kể tôn giáo của họ.