Chúa Nhật II Phục Sinh
Chúa Kitô đã phục sinh. Sự phục sinh dù vinh hiển và khải hoàn đến đâu, vẫn không thể xóa nhòa bất cứ một dấu ấn nào của thánh giá trên thân thể Người.
Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với các môn đệ, cũng chính là Hội Thánh sơ khai mà Chúa đã thiết lập, thân xác phục sinh rạng rỡ ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.
Cả hai lần Chúa hiện ra cùng Hội Thánh của Người đều có chung một cách thức. Thánh Gioan ghi nhận:
- Chính trong ngày Phục sinh, ngay khi hiện ra, “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người”. Nơi cánh tay, nơi cạnh sườn ấy, dấu thánh giá không phai nhòa: Vẫn còn đó, nguyên vẹn vết thương của những cây đinh, của lưỡi đòng đâm thấu. Chỉ sau khi xem tay và cạnh sườn bị thương tích như thế, các môn đệ mới hết nghi ngờ, mới “vui mừng vì xem thấy Chúa”. Như vậy dấu của thánh giá là bảo đảm cho đức tin của các môn đệ .
- Nhưng lần ấy, thánh Tôma không có mặt, thánh nhân nhất quyết không tin. Tám ngày sau, Chúa lại hiện ra một lần nữa, có mặt thánh Tôma. Lần này thái độ của Chúa mạnh hơn, dứt khoát hơn. Chúa không chỉ đưa tay và cạnh sườn cho xem, nhưng Chúa còn lên tiếng: “Tôma, hãy xỏ ngón tay của con vào lổ đinh trên tay Thầy đây, hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thầy. Con đừng cứng lòng tin nữa, mà hãy tin”.
Trước dấu thánh giá còn in sâu một cách hùng hồn trên thân thể của Đấng Phục sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Một lần nữa, thánh Gioan lại cho thấy, dấu thánh giá là bảo đảm cho đức tin của chúng ta.
Khi Chúa cho xem tận mắt các vết sẹo trên thân thể. Đó cũng là vết hằn của thánh giá không hề phai, vết hằn của thánh giá mãi mãi đi theo Đấng Cứu Thế bước vào vĩnh cửu.
Tôi vẫn xác tín rằng, đức tin mà không có thử thách, không có sự tôi luyện, sẽ khó có thể trưởng thành. Sự trưởng thành của đức tin cần thiết để mỗi cá nhân đối diện cùng những va đập trong biển cả cuộc đời và chịu trách nhiệm với chính mình, với tình yêu của mình với Đấng mà mình chọn làm đối tượng để tin, để trao tình yêu.
1. Nếu gọi những thử thách, thậm chí những thách thức gây đau khổ là thánh giá mà bất cứ ai theo Chúa đều mang gánh, thì mỗi lần nhìn lại đời sống của Hội Thánh, tôi nhận ra, từ khi bắt đầu thành lập đến lúc xây dựng và phát triển, Hội Thánh không lúc nào không mang dấu thánh.
Chính thánh giá hun đúc đức tin của Hội Thánh, giúp Hội Thánh mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Thánh giá làm cho Hội Thánh càng bám chặt vào Chúa Kitô, càng thấy mình chịu cùng một bản án với Chúa Kitô. Vì thế, đau khổ chẳng những không làm Hội Thánh mất đức tin, ngược lại, còn giúp Hội Thánh nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô trong chính đau khổ và trong đời sống thường nhật của mình. Thánh giá trở thành bằng chứng bảo đảm đức tin của Hội Thánh.
2. Với kinh nghiệm của mình, tôi cũng nhận ra, mỗi khi rơi vào những hoàn cảnh tăm tối, bi đát, tôi thường:
- Cầu nguyện nhiều hơn.
- Tìm đến Chúa múc lấy sức mạnh và lòng can đảm giúp mình vượt qua.
- Tin tưởng và phó thác chính mình trong tay Chúa.
- Xin Chúa giúp tôi hiểu và cảm thông với người đau khổ.
- Những lúc đau khổ quá sức, tôi có cảm giác như một chiếc lồng úp xuống chặng hết mọi lối đi, bao phủ hết mọi hy vọng, lấp hết mọi ánh sáng, tôi chỉ còn biết ngả mình vào lòng Chúa, để mặc Chúa toan tính y như cánh lục bình để mặc dòng sông đưa đẩy.
- Trong đớn đau, tôi cũng từng xin Chúa tha thứ, nếu vì đau khổ của tôi mà người khác có thể bị lây lan, bị khổ cùng. Hoặc vì sự thiếu hiểu biết, thiếu tình yêu của bản thân mà mình đã từng gây nên đau khổ cho anh chị em và tự chuốc lấy đau khổ, tôi càng muốn xin lỗi Chúa và xin mọi người tha thứ hơn.
- Trong đớn đau, tôi cũng hiến dâng lên Chúa như việc đền tội cần thiết để đền tội mình và đền thay cho mọi người tội lỗi.
- Nhiều lần tôi dâng đau khổ như hy sinh khả dĩ cầu nguyện cho việc truyền giáo của Hội Thánh.
- Nhiều lần tôi xin Chúa thánh hiến đau khổ của tôi để mang lại nhiều lợi ích, nhiều sự cần thiết cho đời ơn gọi và cho thánh chức của tôi.
- Tôi xin Chúa biến đau khổ thành dụng cụ giáo dục tôi để tôi trung thành với Chúa hơn, tin tưởng, cậy trông vào Chúa hơn.
- Tôi xin Chúa dùng tôi để sáng danh Chúa.
- Tôi mong, vì đau khổ của tôi mà nhiều người được lợi ích thiêng liêng.
- Tôi cũng cầu nguyện thật nhiều cho hoàn cảnh hay cho người nào có ý gieo nỗi thương đau cho tôi. Và như Chúa Giêsu xin ơn tha thứ cho kẻ hại mình, tôi khẩn cầu tha thiết: "Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con".
Có thể nói, trong đau khổ, thậm chí trong đau khổ dữ dội, có thể giúp chúng ta nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô.
Và trong ơn Chúa, trong tình thương được Chúa giữ gìn và trong sự cầu nguyện, trong quyết tâm giữ vững lòng tin của bản thân, và luôn luôn trong khiêm nhường, một khi nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô, chúng ta có thể hãnh diện mà khẳng định rằng: Dấu thánh giá là bảo đảm đức tin của chúng ta.
Chúa Kitô đã phục sinh. Sự phục sinh dù vinh hiển và khải hoàn đến đâu, vẫn không thể xóa nhòa bất cứ một dấu ấn nào của thánh giá trên thân thể Người.
Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với các môn đệ, cũng chính là Hội Thánh sơ khai mà Chúa đã thiết lập, thân xác phục sinh rạng rỡ ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.
Cả hai lần Chúa hiện ra cùng Hội Thánh của Người đều có chung một cách thức. Thánh Gioan ghi nhận:
- Chính trong ngày Phục sinh, ngay khi hiện ra, “Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người”. Nơi cánh tay, nơi cạnh sườn ấy, dấu thánh giá không phai nhòa: Vẫn còn đó, nguyên vẹn vết thương của những cây đinh, của lưỡi đòng đâm thấu. Chỉ sau khi xem tay và cạnh sườn bị thương tích như thế, các môn đệ mới hết nghi ngờ, mới “vui mừng vì xem thấy Chúa”. Như vậy dấu của thánh giá là bảo đảm cho đức tin của các môn đệ .
- Nhưng lần ấy, thánh Tôma không có mặt, thánh nhân nhất quyết không tin. Tám ngày sau, Chúa lại hiện ra một lần nữa, có mặt thánh Tôma. Lần này thái độ của Chúa mạnh hơn, dứt khoát hơn. Chúa không chỉ đưa tay và cạnh sườn cho xem, nhưng Chúa còn lên tiếng: “Tôma, hãy xỏ ngón tay của con vào lổ đinh trên tay Thầy đây, hãy thọc bàn tay của con vào cạnh sườn của Thầy. Con đừng cứng lòng tin nữa, mà hãy tin”.
Trước dấu thánh giá còn in sâu một cách hùng hồn trên thân thể của Đấng Phục sinh, thánh Tôma đã phải cúi đầu tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Một lần nữa, thánh Gioan lại cho thấy, dấu thánh giá là bảo đảm cho đức tin của chúng ta.
Khi Chúa cho xem tận mắt các vết sẹo trên thân thể. Đó cũng là vết hằn của thánh giá không hề phai, vết hằn của thánh giá mãi mãi đi theo Đấng Cứu Thế bước vào vĩnh cửu.
Tôi vẫn xác tín rằng, đức tin mà không có thử thách, không có sự tôi luyện, sẽ khó có thể trưởng thành. Sự trưởng thành của đức tin cần thiết để mỗi cá nhân đối diện cùng những va đập trong biển cả cuộc đời và chịu trách nhiệm với chính mình, với tình yêu của mình với Đấng mà mình chọn làm đối tượng để tin, để trao tình yêu.
1. Nếu gọi những thử thách, thậm chí những thách thức gây đau khổ là thánh giá mà bất cứ ai theo Chúa đều mang gánh, thì mỗi lần nhìn lại đời sống của Hội Thánh, tôi nhận ra, từ khi bắt đầu thành lập đến lúc xây dựng và phát triển, Hội Thánh không lúc nào không mang dấu thánh.
Chính thánh giá hun đúc đức tin của Hội Thánh, giúp Hội Thánh mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Thánh giá làm cho Hội Thánh càng bám chặt vào Chúa Kitô, càng thấy mình chịu cùng một bản án với Chúa Kitô. Vì thế, đau khổ chẳng những không làm Hội Thánh mất đức tin, ngược lại, còn giúp Hội Thánh nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô trong chính đau khổ và trong đời sống thường nhật của mình. Thánh giá trở thành bằng chứng bảo đảm đức tin của Hội Thánh.
2. Với kinh nghiệm của mình, tôi cũng nhận ra, mỗi khi rơi vào những hoàn cảnh tăm tối, bi đát, tôi thường:
- Cầu nguyện nhiều hơn.
- Tìm đến Chúa múc lấy sức mạnh và lòng can đảm giúp mình vượt qua.
- Tin tưởng và phó thác chính mình trong tay Chúa.
- Xin Chúa giúp tôi hiểu và cảm thông với người đau khổ.
- Những lúc đau khổ quá sức, tôi có cảm giác như một chiếc lồng úp xuống chặng hết mọi lối đi, bao phủ hết mọi hy vọng, lấp hết mọi ánh sáng, tôi chỉ còn biết ngả mình vào lòng Chúa, để mặc Chúa toan tính y như cánh lục bình để mặc dòng sông đưa đẩy.
- Trong đớn đau, tôi cũng từng xin Chúa tha thứ, nếu vì đau khổ của tôi mà người khác có thể bị lây lan, bị khổ cùng. Hoặc vì sự thiếu hiểu biết, thiếu tình yêu của bản thân mà mình đã từng gây nên đau khổ cho anh chị em và tự chuốc lấy đau khổ, tôi càng muốn xin lỗi Chúa và xin mọi người tha thứ hơn.
- Trong đớn đau, tôi cũng hiến dâng lên Chúa như việc đền tội cần thiết để đền tội mình và đền thay cho mọi người tội lỗi.
- Nhiều lần tôi dâng đau khổ như hy sinh khả dĩ cầu nguyện cho việc truyền giáo của Hội Thánh.
- Nhiều lần tôi xin Chúa thánh hiến đau khổ của tôi để mang lại nhiều lợi ích, nhiều sự cần thiết cho đời ơn gọi và cho thánh chức của tôi.
- Tôi xin Chúa biến đau khổ thành dụng cụ giáo dục tôi để tôi trung thành với Chúa hơn, tin tưởng, cậy trông vào Chúa hơn.
- Tôi xin Chúa dùng tôi để sáng danh Chúa.
- Tôi mong, vì đau khổ của tôi mà nhiều người được lợi ích thiêng liêng.
- Tôi cũng cầu nguyện thật nhiều cho hoàn cảnh hay cho người nào có ý gieo nỗi thương đau cho tôi. Và như Chúa Giêsu xin ơn tha thứ cho kẻ hại mình, tôi khẩn cầu tha thiết: "Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con".
Có thể nói, trong đau khổ, thậm chí trong đau khổ dữ dội, có thể giúp chúng ta nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô.
Và trong ơn Chúa, trong tình thương được Chúa giữ gìn và trong sự cầu nguyện, trong quyết tâm giữ vững lòng tin của bản thân, và luôn luôn trong khiêm nhường, một khi nhận ra khuôn mặt thánh giá của Chúa Kitô, chúng ta có thể hãnh diện mà khẳng định rằng: Dấu thánh giá là bảo đảm đức tin của chúng ta.