(Vatican News) Trong bài giảng vào Thánh Lễ Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, ngày 8 tháng Tư năm 2018, ĐGH Phanxicô nói rằng sự nghi ngờ của ông Toma cuối cùng đã “đắm chìm trong yêu của Thiên Chúa”.
ĐGH đã nhắc đến động tự “xem thấy” nhiều lần trong đoạn Tin Mừng (Gn 20:19-31). Mặc dầu các tông đồ xem thấy Chúa, nhưng Tin Mừng không mô tả là họ xem thấy Chúa như thế nào. ĐGH đề cập đếnmột đoạn mô tả một chi tiết là “Chúa đã cho họ xem thấy lỗ đinh ở tay và vết đâm ở cạnh sườn Ngài” (v.20) và điều này dường như muốn nói cho chúng ta rằng “các tông đồ và ông Toma đã nhận ra Chúa qua những thương tích của Ngài.”
Tự mình nhìn xem.
Thánh Thomas muốn “nhìn xem bên trong”. Ngài muốn “sờ vào tay và cạnh sườn của Chúa, dấu ấn của tình yêu.” Chính điều này mà thánh nhân đã là anh em sinh đôi với chúng ta, bởi vì rất nhiều lần chúng ta muốn tự mình nhìn thấy Thiên Chúa hiện hữu hơn là nghe người khác nói về sự hiện diện của Ngài. “Không, chúng ta cũng cần nhìn thấy Chúa, muốn tận tay sờ vào Chúa để biết là Chúa đã sống lại vì chúng ta.”
Một câu chuyện tình yêu
ĐGH nói rằng chính vì được nhìn thấy những thương tích của Chúa mà các tông đồ ở mọi thời đại biết rằng chúng ta được tha thứ bởi vì chúng ta “nhìn ngắm tình yêu vô bờ chảy ra từ trái tim ngài”, một trái tim có nhịp đập cho mỗi người chúng ta. Khi Thánh Thomas sờ vào vết thương của Chúa thì Chúa Giêsu trở thành “Chúa của con, Thiên Chúa của con.” ĐGH mô tả sự nhận ra Thiên Chúa là của tôi là một “chuyện tình yêu”. Lòng nghi ngờ và lo lắng của vị tông đồ đã chìm đắm vào tình yêu của Chúa để nói lên rằng “Chúa là của con, Chúa đã chết và sống lại vì con và vì thế Chúa không chỉ là Chúa của con, là Thiên Chúa của con, mà Chúa là cả cuộc sống của con. Trong Chúa, con có được tình yêu mà con hằng kiếm tìm và nhiều nhiều hạnh phúc hơn nữa mà con không thể tưởng tượng nổi.”
Thưởng thức tình yêu này.
ĐGH nói rằng chúng ta có thể bắt đầu nếm trải tình yêu mới mẻ này qua cùng một món quà mà Chúa Giêsu đã tặng ban vào buổi tối Phục Sinh của Ngài: Ơn tha tội. Trước ơn tha thứ, chúng ta chỉ còn biết dấu mặt sau những cánh cửa vì xấu hổ, khước từ và tội lỗi.
Ơn sủng giúp chúng ta hiểu được xấu hổ là “bước đầu tiên để tiến tới sự gặp gỡ” và là một “sự mời gọi kín đáo của linh hồn cần đến Chúa để vượt thắng gian tà.”
Sự khước từ làm cho chúng ta tin rằng không thể thay đổi được nữa khi chúng ta bị sa lầy như các tông đồ đã thất vọng sau khi “thời Giêsu” của đời họ dường như chấm hết. Vào một thời điểm nào đó,“chúng ta khám phá ra quyền năng của sự sống là nhận được sư tha thứ của Thiên Chúa và từ đó tiến đến từ sự tha thứ để tha thứ.”
Cánh cửa cuối cùng được mở ra là tội lỗi. ĐGH nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu “thích đi thẳng ngay “ vào những cánh cửa đóng kín” khi mọi lối vào dường như bị cấm cản. Khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta sẽ biết được là những điều mà chúng ta tin là ngăn cản chúng ta đến với Chúa - tội lỗi – lại là nơi mà chúng ta gặp được Ngài. Nơi đó Thiên Chúa, Đấng bị thương tích vì yêu thương sẽ đến để chữa lành những vết thương của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH đã nhắc đến động tự “xem thấy” nhiều lần trong đoạn Tin Mừng (Gn 20:19-31). Mặc dầu các tông đồ xem thấy Chúa, nhưng Tin Mừng không mô tả là họ xem thấy Chúa như thế nào. ĐGH đề cập đếnmột đoạn mô tả một chi tiết là “Chúa đã cho họ xem thấy lỗ đinh ở tay và vết đâm ở cạnh sườn Ngài” (v.20) và điều này dường như muốn nói cho chúng ta rằng “các tông đồ và ông Toma đã nhận ra Chúa qua những thương tích của Ngài.”
Tự mình nhìn xem.
Thánh Thomas muốn “nhìn xem bên trong”. Ngài muốn “sờ vào tay và cạnh sườn của Chúa, dấu ấn của tình yêu.” Chính điều này mà thánh nhân đã là anh em sinh đôi với chúng ta, bởi vì rất nhiều lần chúng ta muốn tự mình nhìn thấy Thiên Chúa hiện hữu hơn là nghe người khác nói về sự hiện diện của Ngài. “Không, chúng ta cũng cần nhìn thấy Chúa, muốn tận tay sờ vào Chúa để biết là Chúa đã sống lại vì chúng ta.”
Một câu chuyện tình yêu
ĐGH nói rằng chính vì được nhìn thấy những thương tích của Chúa mà các tông đồ ở mọi thời đại biết rằng chúng ta được tha thứ bởi vì chúng ta “nhìn ngắm tình yêu vô bờ chảy ra từ trái tim ngài”, một trái tim có nhịp đập cho mỗi người chúng ta. Khi Thánh Thomas sờ vào vết thương của Chúa thì Chúa Giêsu trở thành “Chúa của con, Thiên Chúa của con.” ĐGH mô tả sự nhận ra Thiên Chúa là của tôi là một “chuyện tình yêu”. Lòng nghi ngờ và lo lắng của vị tông đồ đã chìm đắm vào tình yêu của Chúa để nói lên rằng “Chúa là của con, Chúa đã chết và sống lại vì con và vì thế Chúa không chỉ là Chúa của con, là Thiên Chúa của con, mà Chúa là cả cuộc sống của con. Trong Chúa, con có được tình yêu mà con hằng kiếm tìm và nhiều nhiều hạnh phúc hơn nữa mà con không thể tưởng tượng nổi.”
Thưởng thức tình yêu này.
ĐGH nói rằng chúng ta có thể bắt đầu nếm trải tình yêu mới mẻ này qua cùng một món quà mà Chúa Giêsu đã tặng ban vào buổi tối Phục Sinh của Ngài: Ơn tha tội. Trước ơn tha thứ, chúng ta chỉ còn biết dấu mặt sau những cánh cửa vì xấu hổ, khước từ và tội lỗi.
Ơn sủng giúp chúng ta hiểu được xấu hổ là “bước đầu tiên để tiến tới sự gặp gỡ” và là một “sự mời gọi kín đáo của linh hồn cần đến Chúa để vượt thắng gian tà.”
Sự khước từ làm cho chúng ta tin rằng không thể thay đổi được nữa khi chúng ta bị sa lầy như các tông đồ đã thất vọng sau khi “thời Giêsu” của đời họ dường như chấm hết. Vào một thời điểm nào đó,“chúng ta khám phá ra quyền năng của sự sống là nhận được sư tha thứ của Thiên Chúa và từ đó tiến đến từ sự tha thứ để tha thứ.”
Cánh cửa cuối cùng được mở ra là tội lỗi. ĐGH nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu “thích đi thẳng ngay “ vào những cánh cửa đóng kín” khi mọi lối vào dường như bị cấm cản. Khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta sẽ biết được là những điều mà chúng ta tin là ngăn cản chúng ta đến với Chúa - tội lỗi – lại là nơi mà chúng ta gặp được Ngài. Nơi đó Thiên Chúa, Đấng bị thương tích vì yêu thương sẽ đến để chữa lành những vết thương của chúng ta.”
Giuse Thẩm Nguyễn