TĐCV 1: 15-17, 20a, 20c-26; T.vịnh 46; 1 Gioan 4: 11-16; Gioan 17: 11b-19

Tôi đã đến một giáo xứ đang mừng lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Các giáo dân thường sống ở đó, nhưng cũng có những người đã dọn đi nơi khác, và họ trở về mừng lễ của giáo xứ. Một số giáo dân cũ đã ở trong giáo xứ kể từ ngày mới thành lập! Nhưng có những người khác là những người mới đến từ những nơi khác trong nước và từ khắp nơi trên thế giới. Sự đa dạng như vậy lúc ban đầu đã dậy nên những ý kiến khác biệt giữa một số giáo dân, nhưng bây giờ tất cả đã có "nhiệt huyết" cùng nhau mừng lễ giáo xứ của họ.

Cộng đòan đã cùng nhau cầu nguyện và được nuôi dưỡng trong đức tin với nhau qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của họ - phép rữa tội, hôn phối, mừng sinh nhật hay các kỷ niệm và tang lễ. Họ đã có sức mạnh vượt qua những lúc bị căng thẳng, khi họ cùng với con cháu cầu nguyện cho cuộc sống của họ. Các vấn đề nan giải của thế giới rộng lớn cũng thường được nhắc đến qua các bài giảng và lời cầu nguyện như: những nạn nhân lũ lụt vừa qua, những người di cư tị nạn, những người nghiện ma túy, những người đau ốm, người hấp hối, những quân nhân tại ngũ v.v... Giáo dân có thể nói rằng "Chúng tôi cảm thấy ở đây như một nhà".

Nhà thờ giáo xứ thường cho chúng ta một cộng đòan để cùng chia xẻ cho nhau những niềm vui, cũng như an ủi chúng ta khi cần. Chúng ta sống với nhau như một đại gia đình không có quan hệ huyết thống, màu da, ngôn ngữ hay nguồn gốc xuất thân. Ở đây, vào những thời điểm đặc biệt, và ngay cả những lúc bình thường, chúng ta cảm thấy như chúng ta được sống trong mầu nhiệm hiệp nhất của Thiên Chúa.

Có điều khác nữa là: Trong khi chúng ta được vững lòng và được an ủi trong cộng đòan phụng vụ của chúng ta và được ơn trợ giúp để chiến đấu với cuộc sống “đời thường". Dù vậy, giáo xứ cũng là nơi mà chúng ta dễ bị gặp khó khăn và không thoải mái - nếu phúc âm là trọng tâm của lời rao giảng và sức sống phụng vụ của chúng ta.

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ là những người mà Ngài gởi lại thế gian trước khi Ngài đi về cùng Chúa Cha. Ngài cũng cầu nguyện cho cả chúng ta nữa: "Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ". Trong khi Lời của Thiên Chúa là ân sũng của Chúa Kitô ban cho chúng ta, có thể bảo an cho chúng ta, Lời đó cũng có thể khiến chúng ta khó chịu, vì nó đặt vấn nạn cho cuộc sống của chúng ta, nêu lên giá trị của chúng ta và thách thức chúng ta đối xử với nhau như thế nào. Chúng ta không tránh khỏi được điều đó! Ở đây, trong lúc chúng ta họp nhau hằng tuần để lắng nghe lời của Chúa Kitô, chúng ta nhận thức được rằng chúng ta chưa xứng đáng trở nên là môn đệ Chúa Giêsu vì chúng ta: chưa biết tha thứ, yêu thương nhau thật.

Lời của Thiên Chúa gây nên sự biến chuyển trong tâm hồn chúng ta, bởi vì lời đó chia sẻ một thị kiến xa vời với sinh hoạt của thế giới thực tại của chúng ta. Khi chúng ta lắng nghe kinh thánh và lời giảng mỗi tuần, chúng ta cảm nhận được một viễn cảnh mà trong đó: Mọi người đều được đối xử bình đẳng; không ai bị bỏ rơi và người ngoài cuộc được đón chào niềm nở; người thấp cổ bé miệng được tôn trọng; phụ nữ được bình đẵng; tình yêu và sự cảm thông được trao cho những người ngoại cuộc và lưu cư và chúng ta nghe thấy một giọng nói thay cho những người vô vọng. Chúa Giêsu loan báo một triều đại như thị kiến của Thiên Chúa cho chúng ta. Khi chúng ta tụ họp với nhau để cầu nguyện cho "Nước Cha trị đến". Nói cách khác, "Hãy để nơi này như Thiên Chúa muốn". Và "Hãy để chúng con trở thành một thành phần để thực hiện thị kiến của Thiên Chúa".

Hôm nay Chúa Giêsu cầu nguyện: "Con đã truyền ban cho họ lời của Cha". Họ không thuộc về Thế gian là để chỉ chúng ta có thể "lên thiên đường" trong đời sau, nhưng ngôn từ mà Ngài ban cho chúng ta bây giờ, trong cuộc sống này. Là ngôn từ của sức mạnh và sự hoàn hảo mà chúng ta cần có. Đây cũng là một ngôn từ của sự khó khăn, để soi mở chúng ta tiến tới những gì chưa thực hiện được trong thế giới của chúng ta và cần sự quan tâm của chúng ta.

Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha về chúng ta: "Con đã ban cho họ lời của Cha và thế gian ghét họ, bởi vì họ không thuộc về thế gian này cũng như con đây không thuộc về thế gian". Chúa Giêsu lặp lại một lần nữa, "Họ không thuộc về thế gian này cũng như con đây không thuộc về thế gian" Có phải thế gian không phải là nơi tốt đẹp mà Thiên Chúa đã tạo dựng chăng. Đã có sai lầm gì trong thế gian? Hay đó chỉ là phản ánh sự chăm sóc và yêu thương của Đấng Tạo Hóa?

Đó không phải là thế gian mà Chúa Giêsu đang nói đến. "Thế gian" trong phúc âm của Thánh Gioan có ý nghĩa đặc biệt. Ông không nói về những con người trần mà Thiên Chúa đã dựng nên, cũng không phải nói đến thiên nhiên mà Thiên Chúa cho là “tốt đẹp” trong sách Sáng thế Ký. Chúa Giêsu có ý riêng nói về "thế giam" trong tâm trí của con người: đó là thế gian từ chối các giá trị của lời Chúa Giêsu dạy; những người áp bức, hành hạ, ruồng bỏ người nghèo, lợi dụng sự yếu đuối của người khác, hiếp đáp người vô tội và không tôn trọng quyền lợi của người khác. Nói cách khác, đó là thế gian đã dày xéo Chúa Giêsu và cố gắng xóa tin mừng của Ngài đưa đến.

Đó là thế gian mà các môn đệ của Chúa Giêsu phải ở lại sau khi Ngài về với Chúa Cha. Đó là nơi chúng ta phải sống thật như Chúa Giêsu đã sống, một thế gian cố gắng vượt qua chúng ta và vượt qua những gì chúng ta tin. Nó có sức mạnh to lớn và quyết tâm đè bẹp chúng ta. Tự chúng ta không thể nào chống lại được. Nhưng chúng ta không cô độc, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho chúng ta và đã ban cho chúng ta Thần khí của Ngài, để thúc đẩy và cứu giúp chúng ta để có thể đối mặt với thế gian chối bỏ Ngài.

Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta sự hiện diện của Ngài trong Lời loan báo về Mình và Máu thánh của Ngài, trong bí tích Thánh Thể, để an ủi và củng cố chúng ta, nhằm giúp thực hiện những công việc Ngài đã trao ban. Trong một thế giới từ chối sự tốt lành, sự công chính và tình yêu thương. Bí tích Thánh Thể cũng là "lương thực bức xúc". Vì Thánh Thể thúc đẩy chúng ta, không được hài lòng về thế gian của chúng ta. Nhưng chúng ta cứ hãy bắt tay vào làm dù chỉ là những việc bé mọn hay đôi khi lớn, để thay đổi mọi sự... theo đường lối mà Thiên Chúa muốn cho trần gian.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



7th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 1: 15-17, 20a, 20c-26; Psalm 47; 1 John 4: 11-16; John 17: 11b-19

I was at a parish recently that was celebrating its 60th anniversary. The regular parishioners were there, but also those who had moved away, and came back for the festival. Some of the regulars, the "old timers," were in the parish since its beginning! Others were recent arrivals from other places in the country and from around the world. Such diversity had initially stirred resentment among some of the parishioners, but now they celebrated the "new blood" in their parish.

The community had prayed and been nourished together in their faith at various stages of their lives – baptisms, weddings, anniversaries and funerals. They had found strength when they were under stress, when they prayed for themselves, their children and grandchildren. The wider world’s problems were also frequently mentioned in the homilies and prayers – recent flood victims, fleeing refugees, those addicted to opioids, the sick and dying, members who were in the military, etc. The parishioners could say, "We feel right at home here."

Our parish church has often provided us with a community to celebrate our joys, as well as offer us solace and comfort when we needed it. It has introduced us to a big family that has nothing to do with blood lines, skin color, language, or place of origin. Here, at very special moments, and even ordinary ones, we felt we could almost touch the mystery of God.

There is something else: While we have been strengthened and comforted in our worshiping community and enabled to return to face our lives "out there," still, it should also have been a place where we were made restless and uncomfortable – if the gospel was the focus of preaching and our worship.

In today’s gospel, Jesus is praying for his disciples, whom he is about to leave behind. He is praying for us as well. "I gave them your word, and the world hated them." While the Word of God, Christ’s gift to us, can reassure us and give us comfort, it also should make us uncomfortable, for it questions our lives, probes our values and challenges how we treat one another. No escape here! In this place, as we gather week after week and listen to Christ’s words, we are made aware that we are not yet fully the disciples Jesus calls us to be: not yet, forgiving, compassionate, loving and just.

God’s Word should stir up a discomfit and restlessness in us, because it shares a vision that is far from fulfilled in our world. As we listen to the scriptures proclaimed to us each week, we hear a vision in which: all people are treated equally; the forgotten and outsiders are welcomed and valued; respect is shown the least; women are considered equals; love and comfort is given to the castoffs and exiles and we hear a voice speaking on behalf of the voiceless. Jesus’ proclaims a reign that reflects God’s vision for us. When we gather we pray, "Thy kingdom come." In other words, "Let it be here as you want it to be." And, "Let us be part of fulfilling your vision."

Jesus prays today: "I have given them your word." It is not just so we can "get to heaven" in the next life, but the word he gives us is for now, in this life. It is a word of strength and comfort, if we need it. It is also a word of discomfort, to open our eyes to what is not yet in our world and needs our attention.

Jesus prays to his Father about us: "I gave them your word and the world hated them, because they do not belong to the world any more than I belong to the world." He repeats himself, "They do not belong to the world any more than I belong to the world." Why, what’s wrong with the world? Isn’t it a lovely place, created by God that reflects the care and love of the Creator?

That’s not the world Jesus is speaking about. The "world" in St. John’s gospel has special meaning. He is not speaking of the people God has created, nor the natural world God declared "good" in Genesis. Jesus has a specific "world" in mind: it is the world that rejects Jesus’ values; those who oppress, torture, ignore the poor, take advantage of the frail, violate innocence and deprive people of their rights. In other words, it is the world that crushed Jesus and attempted to wipe out his message.

That’s the world Jesus was leaving his disciples in. It is where we have to live his truth, that strives to overcome us and what we believe. It has great power and is determined to harm us. On our own, we don’t stand a chance. But we are not on our own, he has prayed for us and has given us his Spirit, to fire us up and enable us to face the world that rejects him.

Jesus also gives us his presence in the Word proclaimed and his body and blood, at this celebration, to comfort and strengthen us for the task he has commissioned us. In a world that rejects goodness, justice and love, the Eucharist is also the "food of discontent." The Eucharist stirs us up, not to be satisfied with our world as it is, but to do something small and sometimes large, to change the way things are... to the way God wants them to be.