Hàng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua Biển Đỏ, do Môisen lãnh đạo, kính nhớ ngày Thiên Chúa cứu họ thoát khỏi ách nô lệ bên Ai Cập. Bảy tuần sau ngày lễ Vượt Qua là ngày lễ hội mùa Xuân. Trong ngày này họ dâng của lễ bao gồm lúa mạch mới và trái cây đầu mùa trong Đền Thánh Jerusalem để nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cho mưa thuận gió hoà đem về mùa thu hoạch, có thực phẩm sống quanh năm. Đức Kitô cùng các môn đệ dự lễ Vượt Qua. Chính tại nơi đây Ngài bị bắt và ngay đêm đó đưa ra bản án tử hình, đóng đinh trên thập tự. Bản án phải thi hành ngay, không cho thời gian kháng án; đến khi dân chúng nghe tin thì mọi sự đã thành hình. Ba ngày sau Đức Kitô sống lại từ cõi chết và hiện ra với các môn đệ và nhiều người khác. Lễ Ngũ Tuần - lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngày lễ Ngũ Tuần, thực ra là bảy tuần, nhưng dùng ngũ tuần để nói lên là năm mươi ngày sau, vì thế chữ tuần đây không có nghĩa là 7 ngày trong tuần mà ngụ í nói đến thời gian. Khi người Do Thái di tản vượt qua Biển Đỏ họ đi trong vội vã không đủ thời gian ủ men cho bánh dậy men nên ngày đó còn được biết đến với tên Bánh Không Men.
Kitô hữu mừng lễ Thánh Thần hiện xuống với tâm tình rộn rực niềm vui. Lễ kính xảy ra năm mươi ngày Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban sự sống mới cho nhân loại và toàn thể vũ trụ. Đức Kitô chính là hoa quả đầu mùa của lễ hội mùa Xuân Kitô. Mầm non bắt đầu đâm chồi nảy lộc từ sự Phục Sinh của Đức Kitô. Mùa Xuân Kitô có sức sống mãnh liệt nhờ vào sự tác động của món quà Đức Kitô hứa trước đó; Thánh Thần Chúa tiếp tục làm trổ sinh hoa trái rũ cành công việc Đức Kitô khởi đầu. Điểm này nhắc chúng ta nhớ lại dụ ngôn hạt lúa mì rơi xuống đất sinh bông, kết trái gấp trăm lần (Gn 12,24). Cái chết của Đức Kitô được ví như hạt lúa mì rơi vào lòng đất; sự Phục Sinh của Ngài ví như thành quả hoa trái rũ cành. Dân Do Thái ra đi vội vã đến độ không có thời gian chờ cho bánh dậy men; Bữa Tiệc Li các môn đệ dùng với Đức Kitô được ví như bữa tiệc Bánh Không Men bởi trong bữa tiệc đó Đức Kitô loan báo việc sắp xảy ra cho Ngài và cũng thông báo việc phản bội của con người. Bí tích Thánh Thể là hoa trái của món quà Đức Kitô hứa ban bởi chính Thánh Thần Chúa tác động biến bánh, rượu thường trở thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và trí tưởng tượng của con người. Hoa quả Mùa Xuân Kitô có sức mạnh không chỉ hàn gắn vết thương của toàn thể vũ trụ do tội lỗi gây nên mà còn đổi mới toàn thể vũ trụ. Điều này có được bởi do sự liên kết với Đức Kitô Phục Sinh trong lời mời gọi ' hãy ở lại trong tình yêu của Thầy'. Chính nhờ liên kết với tình yêu mà mọi sự được đổi mới qua Đức Kitô Phục Sinh. Dụ ngôn cây nho liên kết với cành nho giúp hiểu tầm mức quan trong liên kết giữa thân và cành (Gn 15). Dụ ngôn này nhắc nhở đến sự liên kết vĩnh cửu của một Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Kitô hữu sinh hoa, kết trái rũ cành khi liên kết mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh và mở tấm lòng đón nhận hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Ở lại trong tình yêu của Đức Kitô sẽ thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi bởi chính tình yêu Đức Kitô Phục Sinh giải thoát con người. Khi tâm hồn ta tràn đầy Thánh Thần Chúa, cuộc sống tâm linh được hướng dẫn bởi Thánh Thần và cuộc sống đó được liên kết mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi sai Thánh Thần Chúa xuống Đức Kitô làm trọn điều Ngài hứa là sẽ sai Thánh Thần đến, cùng đồng hành với Kitô hữu, cho đến tận thế (Mat 28,20). Thánh Thần Chúa tác động cuộc sống của Kitô hữu biến hành động tốt lành, bác ái, của ta nên cao trọng đẹp lòng Chúa. Nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực mà Kitô hữu mỗi ngày đều có khả năng trổ sinh bông trái tốt qua hành động bác ái, đạo đức và hy sinh. Thánh Thần Chúa biến yếu hèn của ta trở nên mạnh mẽ, nhu nhược thành can đảm, biếng nhác thành siêng năng. Điều này có được bởi do sự liên kết trong tình yêu Chúa. Không phải do sức riêng hay khôn ngoan trí tuệ mà chính là do sức mạnh tình yêu Chúa, hướng dẫn, ban sức mạnh mà tha nhân được hưởng hoa trái của tình yêu ngoài sức mơ tưởng của con người.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Kitô hữu mừng lễ Thánh Thần hiện xuống với tâm tình rộn rực niềm vui. Lễ kính xảy ra năm mươi ngày Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban sự sống mới cho nhân loại và toàn thể vũ trụ. Đức Kitô chính là hoa quả đầu mùa của lễ hội mùa Xuân Kitô. Mầm non bắt đầu đâm chồi nảy lộc từ sự Phục Sinh của Đức Kitô. Mùa Xuân Kitô có sức sống mãnh liệt nhờ vào sự tác động của món quà Đức Kitô hứa trước đó; Thánh Thần Chúa tiếp tục làm trổ sinh hoa trái rũ cành công việc Đức Kitô khởi đầu. Điểm này nhắc chúng ta nhớ lại dụ ngôn hạt lúa mì rơi xuống đất sinh bông, kết trái gấp trăm lần (Gn 12,24). Cái chết của Đức Kitô được ví như hạt lúa mì rơi vào lòng đất; sự Phục Sinh của Ngài ví như thành quả hoa trái rũ cành. Dân Do Thái ra đi vội vã đến độ không có thời gian chờ cho bánh dậy men; Bữa Tiệc Li các môn đệ dùng với Đức Kitô được ví như bữa tiệc Bánh Không Men bởi trong bữa tiệc đó Đức Kitô loan báo việc sắp xảy ra cho Ngài và cũng thông báo việc phản bội của con người. Bí tích Thánh Thể là hoa trái của món quà Đức Kitô hứa ban bởi chính Thánh Thần Chúa tác động biến bánh, rượu thường trở thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và trí tưởng tượng của con người. Hoa quả Mùa Xuân Kitô có sức mạnh không chỉ hàn gắn vết thương của toàn thể vũ trụ do tội lỗi gây nên mà còn đổi mới toàn thể vũ trụ. Điều này có được bởi do sự liên kết với Đức Kitô Phục Sinh trong lời mời gọi ' hãy ở lại trong tình yêu của Thầy'. Chính nhờ liên kết với tình yêu mà mọi sự được đổi mới qua Đức Kitô Phục Sinh. Dụ ngôn cây nho liên kết với cành nho giúp hiểu tầm mức quan trong liên kết giữa thân và cành (Gn 15). Dụ ngôn này nhắc nhở đến sự liên kết vĩnh cửu của một Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Kitô hữu sinh hoa, kết trái rũ cành khi liên kết mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh và mở tấm lòng đón nhận hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Ở lại trong tình yêu của Đức Kitô sẽ thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi bởi chính tình yêu Đức Kitô Phục Sinh giải thoát con người. Khi tâm hồn ta tràn đầy Thánh Thần Chúa, cuộc sống tâm linh được hướng dẫn bởi Thánh Thần và cuộc sống đó được liên kết mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi sai Thánh Thần Chúa xuống Đức Kitô làm trọn điều Ngài hứa là sẽ sai Thánh Thần đến, cùng đồng hành với Kitô hữu, cho đến tận thế (Mat 28,20). Thánh Thần Chúa tác động cuộc sống của Kitô hữu biến hành động tốt lành, bác ái, của ta nên cao trọng đẹp lòng Chúa. Nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực mà Kitô hữu mỗi ngày đều có khả năng trổ sinh bông trái tốt qua hành động bác ái, đạo đức và hy sinh. Thánh Thần Chúa biến yếu hèn của ta trở nên mạnh mẽ, nhu nhược thành can đảm, biếng nhác thành siêng năng. Điều này có được bởi do sự liên kết trong tình yêu Chúa. Không phải do sức riêng hay khôn ngoan trí tuệ mà chính là do sức mạnh tình yêu Chúa, hướng dẫn, ban sức mạnh mà tha nhân được hưởng hoa trái của tình yêu ngoài sức mơ tưởng của con người.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org