Kitô hữu biết đến gia đình một Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ vào hướng dẫn, dậy bảo và cách hành xử của chính Đức Kitô với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cuộc sống trần thế của Đức Kitô luôn liên kết mật thiết với Chúa Cha, qua mọi cử chỉ, hành động, lời nói của Đức Kitô đều thể hiện tình yêu Chúa Cha và làm Vinh Danh Chúa Cha. Qua đó chúng ta biết Đức Kitô có Chúa Cha. Điều này được chính Đức Kitô xác nhận
Tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi Gn 8,38..... Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, vì điều gì Chúa Cha làm thì người Con cũng làm như vậy Gn 5,19 ......Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha Gn 10,38b
Trên thập tự trong đau khổ tột cùng Đức Kitô vẫn luôn liên kết với Chúa Cha và Đức Kitô đã lớn tiếng công khai nói với cha mình:
Lậy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ Con. Mt 27,47 Lậy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha Lc 24,44d. Nói xong, Người tắt thở.
Điều trên xác nhận rõ ràng, mạch lạc Đức Kitô là con Chúa Cha. Đây không thể hiểu là Đức Kitô chối bỏ Chúa Cha hay nói là không có Chúa Cha nhưng xác nhận là có Thiên Chúa và trong đau khổ tột cùng trên thập tự Đức Kitô cảm thấy trống vắng, cô đơn, không cảm thấy Chúa Cha hiện diện. Trên vườn Cây Dầu có các môn đệ hiện diện nhưng Đức Kitô cũng cảm thấy cô đơn. Điều này cho biết con người có khả năng chịu đựng đau đớn, buồn khổ đến một mức nào đó và khi đau khổ, cô đơn vượt qua mức chịu đựng của thân xác các cơ quan trong người bắt đầu sinh hoạt một cách rời rạc, không còn liên kết chặt chẽ như lúc bình thường. Điều này thấy rõ qua các cơn bệnh, khối óc không điều khiển các cơ quan trong người như lúc bình thường. Lời Đức Kitô nói trên thập tự còn nói lên một điều quan trọng khác đó là Đức Kitô mang thân phận con người giống hệt như mọi người trong chúng ta, cũng đau khổ, đói khát, cô đơn, buồn khổ, ngoại trừ tội lỗi.
Trước khi chịu chết trên thập tự Đức Kitô tâm sự cùng các môn đệ là sau khi ra đi Đức Kitô sẽ gởi đến họ một món quà đặc biệt, món quà đó là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ dẫn đường, chỉ lối cho các môn đệ và còn hướng dẫn, giải nghĩa cho hiểu biết thêm về những gì Đức Kitô đã dậy các ông. Lời hứa trên được thực hiện qua lễ Chúa Thánh Thần. Qua Đức Kitô, Kitô hữu biết về Chúa Thánh Thần. Gia đình Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con là Đức Kitô và Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần.
Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô nói với các môn đệ. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Gn14,16-17
Dựa vào mặc khải của Đức Kitô mà chúng ta biết đến Ngôi Ba Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến ở cùng, đồng hành với Kitô hữu mọi ngày cho đến tận thế. Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Mỗi Ngôi mang một sứ mạng đặc biệt, liên kết chặt chẽ như bóng với hình. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được chính Đức Kitô mặc khải.
Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì con có đều là của Cha, và con được tôn vinh nơi họ Gn 17,9 .... để tất cả nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta c.20
Đức Kitô sai các môn đệ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và về một Thiên Chúa Ba Ngôi. Những ai thành tâm đón nhận Tin Mừng sẽ lãnh nhận bí tích thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành Kitô hữu, thành viên trong đại gia đình Chúa mà Thiên Chúa Ba Ngôi là đầu, chúng ta là chi thể. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành con cái Chúa, là anh chị em trong gia đình Chúa và là kẻ thừa tự gọi Thiên Chúa là Cha. Là kẻ thừa tự thành quả Phục Sinh của Đức Kitô khi Kitô hữu liên kết đời mình với thập giá Đức Kitô cuộc sống đó được sáng danh nhờ vào ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi Gn 8,38..... Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm, vì điều gì Chúa Cha làm thì người Con cũng làm như vậy Gn 5,19 ......Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha Gn 10,38b
Trên thập tự trong đau khổ tột cùng Đức Kitô vẫn luôn liên kết với Chúa Cha và Đức Kitô đã lớn tiếng công khai nói với cha mình:
Lậy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ Con. Mt 27,47 Lậy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha Lc 24,44d. Nói xong, Người tắt thở.
Điều trên xác nhận rõ ràng, mạch lạc Đức Kitô là con Chúa Cha. Đây không thể hiểu là Đức Kitô chối bỏ Chúa Cha hay nói là không có Chúa Cha nhưng xác nhận là có Thiên Chúa và trong đau khổ tột cùng trên thập tự Đức Kitô cảm thấy trống vắng, cô đơn, không cảm thấy Chúa Cha hiện diện. Trên vườn Cây Dầu có các môn đệ hiện diện nhưng Đức Kitô cũng cảm thấy cô đơn. Điều này cho biết con người có khả năng chịu đựng đau đớn, buồn khổ đến một mức nào đó và khi đau khổ, cô đơn vượt qua mức chịu đựng của thân xác các cơ quan trong người bắt đầu sinh hoạt một cách rời rạc, không còn liên kết chặt chẽ như lúc bình thường. Điều này thấy rõ qua các cơn bệnh, khối óc không điều khiển các cơ quan trong người như lúc bình thường. Lời Đức Kitô nói trên thập tự còn nói lên một điều quan trọng khác đó là Đức Kitô mang thân phận con người giống hệt như mọi người trong chúng ta, cũng đau khổ, đói khát, cô đơn, buồn khổ, ngoại trừ tội lỗi.
Trước khi chịu chết trên thập tự Đức Kitô tâm sự cùng các môn đệ là sau khi ra đi Đức Kitô sẽ gởi đến họ một món quà đặc biệt, món quà đó là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ dẫn đường, chỉ lối cho các môn đệ và còn hướng dẫn, giải nghĩa cho hiểu biết thêm về những gì Đức Kitô đã dậy các ông. Lời hứa trên được thực hiện qua lễ Chúa Thánh Thần. Qua Đức Kitô, Kitô hữu biết về Chúa Thánh Thần. Gia đình Thiên Chúa có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con là Đức Kitô và Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần.
Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô nói với các môn đệ. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Gn14,16-17
Dựa vào mặc khải của Đức Kitô mà chúng ta biết đến Ngôi Ba Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến ở cùng, đồng hành với Kitô hữu mọi ngày cho đến tận thế. Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Mỗi Ngôi mang một sứ mạng đặc biệt, liên kết chặt chẽ như bóng với hình. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được chính Đức Kitô mặc khải.
Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì con có đều là của Cha, và con được tôn vinh nơi họ Gn 17,9 .... để tất cả nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta c.20
Đức Kitô sai các môn đệ rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và về một Thiên Chúa Ba Ngôi. Những ai thành tâm đón nhận Tin Mừng sẽ lãnh nhận bí tích thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành Kitô hữu, thành viên trong đại gia đình Chúa mà Thiên Chúa Ba Ngôi là đầu, chúng ta là chi thể. Qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành con cái Chúa, là anh chị em trong gia đình Chúa và là kẻ thừa tự gọi Thiên Chúa là Cha. Là kẻ thừa tự thành quả Phục Sinh của Đức Kitô khi Kitô hữu liên kết đời mình với thập giá Đức Kitô cuộc sống đó được sáng danh nhờ vào ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org