LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA
Trước lúc rước lễ và trao Mình Thánh cho giáo dân, linh mục chủ tế nâng cao Mình Thánh và đọc: đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa. Lời này gợi lên niềm vui, hạnh phúc cho mọi người tham dự thánh lễ được Chúa mời đến dự tiệc. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, mỗi tín hữu là khách mời của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thánh lễ khởi nguồn từ Tình Yêu Ba Ngôi được mặc khải nơi Thập giá Chúa Kitô. Cử hành Thánh Thể là cử hành mầu nhiệm hy tế thập giá của Chúa Giêsu, hy lễ tình yêu Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại. Cử hành Công Việc của Chúa Thánh Thần, Đấng đã thúc đẩy Chúa Kitô hiến mình làm Lễ Hy Sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa (Dt 9,14). Rước lễ là đón nhận Chúa Giêsu Phục Sinh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa.
Hy lễ cứu độ
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Ngài vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Ngài đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người. Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước, Máu của Đấng Cứu Thế đổ ra trên thập giá. Bởi đó Thánh thể và Thánh giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người hơn hai ngàn năm qua.
Thánh giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hy lạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.
Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”, người Do thái phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?” (Ga 6,52); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi,thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?”( Ga 6,60). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).
Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Ngài. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chứa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Ngài mà không hội tụ trong Thánh Thể.
Từ Thánh giá đến Thánh thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh thể. Bí tích Thánh thể là một sáng kiến của tình thương Thiên Chúa.Của ăn vật chất chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng, bảo tồn sự sống hữu hạn của con người.Để sống đời đời, con người được mời gọi ăn và uống Thịt Máu Chúa, nguồn ơn cứu độ nhân loại.
Phúc cho ai đến dự tiệc.
“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Linh mục đọc lời này giới thiệu Mình Thánh Chúa Giêsu cho cộng đoàn tín hữu, trước khi rước lễ.
Khi nói "đây chiên Thiên Chúa" là linh mục chủ tế nhắc lại lời trong sách Khải huyền: Thiên thần bảo tôi, "Hãy viết, Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!". Người lại bảo tôi, "Đó là những lời chân thật của chính Thiên Chúa." (Kh 19,9). Sách khải huyền nhắc tới "con chiên" mà thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu, "Hôm sau, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.." (Ga 1,29). Thánh Gioan tiền hô thì nhớ tới "con chiên" mà tiên tri Isaia đã nói đến trong chương 53.
Trên đường Emmau, chính Chúa Phục Sinh đã đến đồng hành với hai môn đệ, đã dừng lại bẻ bánh trao cho họ, và bấy giờ họ mới nhận ra Ngài. Câu chuyện này đã được Thánh Gioan Phaolô II dùng làm bản văn nền của Tông Huấn “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con”. Trong năm cuối cùng của sứ vụ Giáo hoàng, Thánh Gioan Phaolô II đã mở ra Năm Thánh Thể, mời gọi cộng đoàn dân Chúa qui hướng về Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu hiện diện thường trực và sống động.
Trong Thánh Lễ, chính Chúa Giêsu đến hiện diện với chúng ta, gặp gỡ chúng ta, qua Phụng vụ Lời Chúa và việc Bẻ Bánh.
Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng Bí tích Thánh Thể. Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”. Rước lễ là gặp gỡ Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại : “Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy”. Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Trong Tông huấn “Bí tích Tình Yêu” năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã dùng thành ngữ “con người Thánh Thể” để nói về các tín hữu. Con người Thánh Thể là người năng rước Chúa vào lòng, để Thịt và Máu Chúa thấm nhập vào trọn vẹn cuộc sống của họ, nhờ đó, họ có thể nói như Thánh Phaolô Tông đồ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Con người Thánh Thể là người luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa để nhờ đó mà họ trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Con người Thánh Thể còn là người ý thức mình là chi thể của Giáo Hội, chuyên tâm sống và nỗ lực kiến tạo tình hiệp thông giữa những người con cái Chúa, xây dựng một xã hội bình an và nhân ái. Từ mỗi con người Thánh Thể, chúng ta có thể kiến tạo những cộng đoàn Thánh Thể, tức là một cộng đoàn có Thánh Thể là trung tâm, là mối giây liên kết và là ý lực sống cho mọi thành viên của cộng đoàn này. Cộng đoàn Thánh Thể lấy sự hiệp nhất yêu thương làm nền tảng, vì mọi người được nuôi dưỡng bởi cùng một lương thực, như Thánh Phaolô viết: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta chỉ là một chi thể” (1 Cr 10,17).
Sách Tông đồ Công vụ thuật lại thánh lễ ban đầu của Giáo Hội sơ khai bằng một đoạn văn ngắn: “Các tín hữu hợp nhất với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42). Họ được toàn dân thương mến, điều đó có nghĩa là cứ sau những nghi thức bẻ bánh như thế, người chung quanh xóm giềng thương nhóm tín hữu này. Và rồi “Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”, nghĩa là sau các thánh lễ như thế, dân chúng thương nhóm tín hữu này rồi họ xin nhập đạo. Kết quả của Bí tích Thánh Thể là mức độ tăng trưởng về tình yêu.
Đồng bàn và rửa chân.
Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 51 tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 31.01.2016. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi sứ điệp cho đại hội. Ngài gợi lên hai cử chỉ của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly và mời gọi suy ngẫm theo chiều kích truyền giáo của Thánh Thể. Đó là việc đồng bàn và rửa chân.
Ngồi vào bàn ăn, Chúa Giêsu có thể lắng nghe người khác, nghe chuyện đời của họ, cảm thông với niềm hy vọng và khao khát của họ, và nói cho họ biết tình yêu của Chúa Cha. Mỗi khi đến với Thánh Thể, bàn Tiệc Ly của Chúa, chúng ta được thúc đẩy noi theo tấm gương của Chúa, bằng cách đến với người khác, trong tinh thần tôn trọng và cởi mở, để chia sẻ với họ ơn huệ chúng ta đã lãnh nhận.
Hình ảnh khác mà Chúa gửi đến chúng ta trong Bữa Tiệc Ly là rửa chân. Hôm trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài như là một dấu chỉ của sự phục vụ khiêm hạ, của tình yêu vô điều kiện mà Người đã hiến mạng trên thập giá để cứu rỗi thế giới. Bí tích Thánh Thể là trường dạy phục vụ khiêm hạ. Bí tích Thánh Thể dạy chúng ta sẵn sàng hiện diện vì người khác. Cả điều này cũng phải ở nơi con tim của người môn đệ truyền giáo.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa.
Thánh Gioan Phaolô II viết: “Mỗi lần ta dự phần vào Mình và Máu Người, chúng ta đã thực sự gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình niềm hân hoan mình đã cảm nghiệm. Việc gặp gỡ riêng tư với Chúa Kitô cách thường xuyên được tăng triển và đào sâu trong Bí tích Thánh Thể khơi lên trong Giáo Hội và nơi mỗi tín hữu một lời mời gọi khẩn thiết cho việc làm chứng và rao giảng Tin Mừng”(Tông huấn “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con”, số 24).
Tham dự Thánh Lễ, rước Mình và Máu Chúa, chúng ta được mời gọi sống thánh thiện, trong sạch và thực thi sứ vụ truyền giáo phục vụ tha nhân “đồng hành và rữa chân” theo gương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời luôn xác tín Bí tích Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và nơi mỗi người chúng con. Amen.
Trước lúc rước lễ và trao Mình Thánh cho giáo dân, linh mục chủ tế nâng cao Mình Thánh và đọc: đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa. Lời này gợi lên niềm vui, hạnh phúc cho mọi người tham dự thánh lễ được Chúa mời đến dự tiệc. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, mỗi tín hữu là khách mời của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thánh lễ khởi nguồn từ Tình Yêu Ba Ngôi được mặc khải nơi Thập giá Chúa Kitô. Cử hành Thánh Thể là cử hành mầu nhiệm hy tế thập giá của Chúa Giêsu, hy lễ tình yêu Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại. Cử hành Công Việc của Chúa Thánh Thần, Đấng đã thúc đẩy Chúa Kitô hiến mình làm Lễ Hy Sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa (Dt 9,14). Rước lễ là đón nhận Chúa Giêsu Phục Sinh và trở thành chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa.
Hy lễ cứu độ
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Ngài vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Ngài đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người. Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước, Máu của Đấng Cứu Thế đổ ra trên thập giá. Bởi đó Thánh thể và Thánh giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người hơn hai ngàn năm qua.
Thánh giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hy lạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.
Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”, người Do thái phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?” (Ga 6,52); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi,thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?”( Ga 6,60). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).
Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Ngài. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chứa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Ngài mà không hội tụ trong Thánh Thể.
Từ Thánh giá đến Thánh thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh thể. Bí tích Thánh thể là một sáng kiến của tình thương Thiên Chúa.Của ăn vật chất chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng, bảo tồn sự sống hữu hạn của con người.Để sống đời đời, con người được mời gọi ăn và uống Thịt Máu Chúa, nguồn ơn cứu độ nhân loại.
Phúc cho ai đến dự tiệc.
“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Linh mục đọc lời này giới thiệu Mình Thánh Chúa Giêsu cho cộng đoàn tín hữu, trước khi rước lễ.
Khi nói "đây chiên Thiên Chúa" là linh mục chủ tế nhắc lại lời trong sách Khải huyền: Thiên thần bảo tôi, "Hãy viết, Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!". Người lại bảo tôi, "Đó là những lời chân thật của chính Thiên Chúa." (Kh 19,9). Sách khải huyền nhắc tới "con chiên" mà thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu, "Hôm sau, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.." (Ga 1,29). Thánh Gioan tiền hô thì nhớ tới "con chiên" mà tiên tri Isaia đã nói đến trong chương 53.
Trên đường Emmau, chính Chúa Phục Sinh đã đến đồng hành với hai môn đệ, đã dừng lại bẻ bánh trao cho họ, và bấy giờ họ mới nhận ra Ngài. Câu chuyện này đã được Thánh Gioan Phaolô II dùng làm bản văn nền của Tông Huấn “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con”. Trong năm cuối cùng của sứ vụ Giáo hoàng, Thánh Gioan Phaolô II đã mở ra Năm Thánh Thể, mời gọi cộng đoàn dân Chúa qui hướng về Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu hiện diện thường trực và sống động.
Trong Thánh Lễ, chính Chúa Giêsu đến hiện diện với chúng ta, gặp gỡ chúng ta, qua Phụng vụ Lời Chúa và việc Bẻ Bánh.
Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng Bí tích Thánh Thể. Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”. Rước lễ là gặp gỡ Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại : “Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy”. Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đấng đang sống, cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Trong Tông huấn “Bí tích Tình Yêu” năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã dùng thành ngữ “con người Thánh Thể” để nói về các tín hữu. Con người Thánh Thể là người năng rước Chúa vào lòng, để Thịt và Máu Chúa thấm nhập vào trọn vẹn cuộc sống của họ, nhờ đó, họ có thể nói như Thánh Phaolô Tông đồ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Con người Thánh Thể là người luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa để nhờ đó mà họ trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Con người Thánh Thể còn là người ý thức mình là chi thể của Giáo Hội, chuyên tâm sống và nỗ lực kiến tạo tình hiệp thông giữa những người con cái Chúa, xây dựng một xã hội bình an và nhân ái. Từ mỗi con người Thánh Thể, chúng ta có thể kiến tạo những cộng đoàn Thánh Thể, tức là một cộng đoàn có Thánh Thể là trung tâm, là mối giây liên kết và là ý lực sống cho mọi thành viên của cộng đoàn này. Cộng đoàn Thánh Thể lấy sự hiệp nhất yêu thương làm nền tảng, vì mọi người được nuôi dưỡng bởi cùng một lương thực, như Thánh Phaolô viết: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta chỉ là một chi thể” (1 Cr 10,17).
Sách Tông đồ Công vụ thuật lại thánh lễ ban đầu của Giáo Hội sơ khai bằng một đoạn văn ngắn: “Các tín hữu hợp nhất với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42). Họ được toàn dân thương mến, điều đó có nghĩa là cứ sau những nghi thức bẻ bánh như thế, người chung quanh xóm giềng thương nhóm tín hữu này. Và rồi “Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”, nghĩa là sau các thánh lễ như thế, dân chúng thương nhóm tín hữu này rồi họ xin nhập đạo. Kết quả của Bí tích Thánh Thể là mức độ tăng trưởng về tình yêu.
Đồng bàn và rửa chân.
Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 51 tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 31.01.2016. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi sứ điệp cho đại hội. Ngài gợi lên hai cử chỉ của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly và mời gọi suy ngẫm theo chiều kích truyền giáo của Thánh Thể. Đó là việc đồng bàn và rửa chân.
Ngồi vào bàn ăn, Chúa Giêsu có thể lắng nghe người khác, nghe chuyện đời của họ, cảm thông với niềm hy vọng và khao khát của họ, và nói cho họ biết tình yêu của Chúa Cha. Mỗi khi đến với Thánh Thể, bàn Tiệc Ly của Chúa, chúng ta được thúc đẩy noi theo tấm gương của Chúa, bằng cách đến với người khác, trong tinh thần tôn trọng và cởi mở, để chia sẻ với họ ơn huệ chúng ta đã lãnh nhận.
Hình ảnh khác mà Chúa gửi đến chúng ta trong Bữa Tiệc Ly là rửa chân. Hôm trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài như là một dấu chỉ của sự phục vụ khiêm hạ, của tình yêu vô điều kiện mà Người đã hiến mạng trên thập giá để cứu rỗi thế giới. Bí tích Thánh Thể là trường dạy phục vụ khiêm hạ. Bí tích Thánh Thể dạy chúng ta sẵn sàng hiện diện vì người khác. Cả điều này cũng phải ở nơi con tim của người môn đệ truyền giáo.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa.
Thánh Gioan Phaolô II viết: “Mỗi lần ta dự phần vào Mình và Máu Người, chúng ta đã thực sự gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình niềm hân hoan mình đã cảm nghiệm. Việc gặp gỡ riêng tư với Chúa Kitô cách thường xuyên được tăng triển và đào sâu trong Bí tích Thánh Thể khơi lên trong Giáo Hội và nơi mỗi tín hữu một lời mời gọi khẩn thiết cho việc làm chứng và rao giảng Tin Mừng”(Tông huấn “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con”, số 24).
Tham dự Thánh Lễ, rước Mình và Máu Chúa, chúng ta được mời gọi sống thánh thiện, trong sạch và thực thi sứ vụ truyền giáo phục vụ tha nhân “đồng hành và rữa chân” theo gương Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời luôn xác tín Bí tích Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và nơi mỗi người chúng con. Amen.