(EWTN News/CNA) Một đề xuất được giới thiệu vào đầu năm nay nhằm mở rộng việc thực hành đẻ mướn trên đất nước Hoa Kỳ trong một nỗ lực bao gồm các cặp đồng tính là những cha mẹ đẻ mướn và để nới lỏng sự giám sát của tiểu bang trên các hợp đồng đẻ mướn. Biện pháp này được đề xuất bởi Uniform Law Commision (ULC), (Một hiệp hội bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, nghiên cứu về luật đồng nhất các tiểu bang) với mục đích cập nhật Luật Đồng Nhất về Cha Mẹ (Uniform Parentage Act, UPA) nhắm tới luật mô hình chung hiện hành về quyền hợp pháp thực hành đẻ mướn trong phạm vi Hoa Kỳ.

Một bài báo mới đây của Giáo Sư Helen Alvare đã được viện Institute for Family Studies (Viện Nghiên Cứu Về Gia Đình) xuất bản đề cập đến cuộc tranh cãi gay gắt về việc thúc đẩy mới nhằm loại bỏ sự tham gia của tiểu bang trong các thực hành đẻ mướn, cũng như mở cửa việc đẻ mướn cho các cặp đồng tính.

Alvare trình bày lối nhìn của luật truyền thống đối với quyền cha mẹ ở Hoa Kỳ, trong đó đứa trẻ được xác định qua việc bà mẹ sinh con và liên hệ huyết thống của họ và quyền pháp định của người cha được xác định qua việc liên hệ huyết thống với người con.

Luật về quyền cha mẹ đã càng trở nên phức tạp qua thời gian với sự giới thiệu việc đẻ mướn, một tiến trình trong đó gồm có nhiều bên, người cho trứng, người cho tinh trùng, người mang thai, rồi còn ý định của cha mẹ đẻ mướn. Với sự phức tạp của các mối liên hệ như thế, hầu hết của tiểu bang đã dựa vào tòa án trong việc điều hành các hợp đồng đẻ mướn.

Tuy nhiên, Alvare ghi nhận rằng đề xuất mới sẽ loại bỏ những ngôn ngữ nhất định cho biết những cặp đôi có ý định làm cha mẹ qua đẻ mướn sẽ tạo thành bởi một người đàn ông và một người đàn bà, và như vậy cho phép những cha mẹ muốn đẻ mướn mà không kể đến khuynh hướng tình dục. Việc cập nhật này sẽ mở rộng việc thực hành đẻ mướn cho các cặp đồng tính.

Thêm vào đó, đề xuất mới này sẽ loại bỏ phần giám sát của tòa án trong các hợp đồng đẻ mướn, nhất là loại bỏ sự giám sát của tiểu bang khỏi lãnh vực này. Hiện nay, hầu hết các tiểu bang coi tiến trình đẻ mướn như là nhận con nuôi, và đòi phải xuất hiện tại tòa, nghiên cứu về gia cảnh và dành cơ hội cho bà mẹ sinh con đổi ý sau khi sinh con. Những đòi buộc này sẽ bị loại bỏ, nhưng với một ngoại lệ dành cho đẻ mướn truyền thống, nghĩa là bà mẹ vẫn có quyền quyết định làm mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh con.

Alvare cũng chỉ ra rằng ULC khi giới thiệu đề xuất cập nhật, cũng giữ những quan điểm là vẫn có tranh luận rộng khắp trong phần lớn dân chúng và các nhà lập pháp tiểu bang, bao gồm cả vấn đề pháp lý của việc người mẹ nhận đẻ mướn.

Trong khi đề xuất này đã biến thành luật ở bang Washington và Vermont, và được giới thiệu ở bang Rhode Island, thì vẫn còn nhiều hoài nghi về giải pháp này dựa trên những lập luận gây tranh cãi quanh chính việc đẻ mướn.

Alvare, một giáo sư luật tại Đại Học George Mason nói rằng, “ngoài việc tạo thuận lợi hơn cho cha mẹ đồng tính, sự nới rộng về đẻ mướn của luật mới UPA là một đề tài gây tranh cãi vì càng có nhiều quan ngại về đẻ mướn và về kỹ thuật trợ giúp sinh sản (ART) nói chung. (Assisted Reproductive Technology)

Cuộc tranh luận có tính quốc tế về đẻ mướn, gồm những ảnh hưởng thể lý và tâm lý trên con em và các người mẹ đẻ mướn thì không bao giờ châm dứt, đặc biệt có những bộ phim mới và những lời chứng kể lại những kinh nghiêm của những bà mẹ và các trẻ liên quan.

Alvare nhấn mạnh đến những ảnh hưởng đa dạng đối với bà mẹ đẻ mướn, bao gồm sự tăng thêm rủi ro của việc mang thai như là bệnh tiểu đường thai kỳ, hạn chế tăng trưởng của thai nhi, rối loạn thai nghén và sinh non.

Theo như các nhà nghiên cứu trên tạp chí Y Khoa Sinh Sản của Iran thì có nhiều nghiên cứu khác đã chứng tỏ có sự gắn bó tình cảm đáng kể mà người mẹ đẻ mướn đã có với em bé, làm cho việc mang thai của họ thành một trải nghiệm tình cảm có rủi ro cao”.

Bác sĩ Jennifer Lahl tại Trung Tâm Mạng Lưới Sinh Học và Văn Hóa thì tin rằng đẻ mướn “ là một hình thức khác coi cơ thể phụ nữ như một món hàng và hạ cấp việc mang thai xuống thành một sự phục vụ và em bé trở thành một sản phẩm.”

Lạm dụng, bao gồm lừa dối và khai thác những phụ nữ nghèo, cũng như các vụ kiện, rất thường liên quan đến quá trình đẻ mướn, làm cho nhiều người tự hỏi tại sao việc giám sát của tiểu bang lại bị loại bỏ với giải pháp UPA mới.

Giáo Hội Công Giáo dạy về những vấn đề đạo đức trong huấn thị Donum Vitae năm 1987, trong đó Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng đẻ mướn “đại diện một sự thất bại khách quan để đáp ứng khát vọng tình yêu người mẹ.”, gọi nó là “sự thiệt hại” cho gia đình và nhân phẩm con người bằng cách ly dị “các yếu tố thể lý, tâm lý và đạo đức tạo nên những gia đình đó.”

Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án việc đẻ mướn vào năm 2015.


Source: EWTN News Push to expand surrogacy practices in US raises questions.