Hôm thứ Hai 11 tháng Sáu, nhân lễ kính Thánh Barnabas, trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài trên ba khía cạnh của việc truyền giáo được nhắc đến trong các bài đọc của phụng vụ trong ngày: đó là công bố, phục vụ và tính chất nhưng không.
Công bố
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, các bài đọc được chọn cho lễ kính Thánh Barnabas (Công vụ 11: 21-26; 12: 1-3 và Mátthêu10: 7-13) chứng minh rằng Chúa Thánh Thần là “nhân vật chính” trong việc công bố Tin Mừng. Công bố Tin Mừng không giống như các loại truyền thông khác. Do tác động của Chúa Thánh Thần, việc công bố Tin Mừng có quyền năng “thay đổi con tim”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng có những kế hoạch mục vụ dường như hoàn hảo, nhưng “những kế hoạch ấy lại không có khả năng thay đổi con tim” bởi vì chúng kết thúc nơi chính bản thân mình. “Chúng không phải là các công cụ truyền giáo”, Đức Thánh Cha khẳng định.
Công bố Tin Mừng không phải là một thái độ kinh doanh mà Chúa Giêsu gửi đến cho chúng ta. Không, công bố Tin Mừng là một hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đó là lòng can đảm. Lòng dũng cảm thực sự bên trong việc truyền giáo không phải là sự bướng bỉnh của con người. Không, chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta lòng dũng cảm và là người đưa anh chị em tiến về phía trước.
Sự phục vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô xem phục vụ là chiều kích thứ hai của việc truyền giáo. Việc theo đuổi một sự nghiệp hay những thành công “trong Giáo Hội là một dấu hiệu chắc chắn rằng người đó không biết truyền giáo là gì vì người chỉ huy phải là người phục vụ”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng:
“Chúng ta có thể nói những điều tốt đẹp nhưng khi không có sự phục vụ, thì đó không phải là công bố Tin Mừng. Nó có vẻ như thế, nhưng không phải, vì Chúa Thánh Thần không chỉ đưa anh chị em về phía trước để loan báo sự thật của Chúa và sự sống của Ngài, nhưng Chúa Thánh Thần cũng dẫn dắt anh chị em đến với sự phục vụ anh chị em của mình, ngay cả trong những điều nhỏ nhặt nhất. Thật kinh khủng khi bạn tìm thấy những người truyền giáo mà lại bắt những người khác phải phục dịch họ và sống một cuộc sống thoải mái của kẻ được cung phụng. Họ giống như các hoàng tử truyền giáo - thật khủng khiếp.
Tin Mừng là nhưng không
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày tính nhưng không như khía cạnh thứ ba của việc truyền giáo vì không ai có thể được cứu chuộc bằng chính những công đức của mình. Chúa nhắc nhở chúng ta, “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10: 8).
Tất cả chúng ta đã được cứu rỗi cách nhưng không bởi Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta phải cho đi nhưng không. Những ai thực hiện công việc mục vụ truyền giáo phải học được điều đó. Cuộc sống của họ phải là nhưng không, phải được trao ban cho tha nhân trong sự phục vụ, trong những lời công bố phát sinh từ Chúa Thánh Thần. Sự thanh bần cá nhân của họ mở lòng họ ra với Thánh Linh Thiên Chúa.
Source: Vatican NewsPope Francis: ‘the Holy Spirit – protagonist of evangelization’
Công bố
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, các bài đọc được chọn cho lễ kính Thánh Barnabas (Công vụ 11: 21-26; 12: 1-3 và Mátthêu10: 7-13) chứng minh rằng Chúa Thánh Thần là “nhân vật chính” trong việc công bố Tin Mừng. Công bố Tin Mừng không giống như các loại truyền thông khác. Do tác động của Chúa Thánh Thần, việc công bố Tin Mừng có quyền năng “thay đổi con tim”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng có những kế hoạch mục vụ dường như hoàn hảo, nhưng “những kế hoạch ấy lại không có khả năng thay đổi con tim” bởi vì chúng kết thúc nơi chính bản thân mình. “Chúng không phải là các công cụ truyền giáo”, Đức Thánh Cha khẳng định.
Công bố Tin Mừng không phải là một thái độ kinh doanh mà Chúa Giêsu gửi đến cho chúng ta. Không, công bố Tin Mừng là một hoạt động của Chúa Thánh Thần. Đó là lòng can đảm. Lòng dũng cảm thực sự bên trong việc truyền giáo không phải là sự bướng bỉnh của con người. Không, chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta lòng dũng cảm và là người đưa anh chị em tiến về phía trước.
Sự phục vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô xem phục vụ là chiều kích thứ hai của việc truyền giáo. Việc theo đuổi một sự nghiệp hay những thành công “trong Giáo Hội là một dấu hiệu chắc chắn rằng người đó không biết truyền giáo là gì vì người chỉ huy phải là người phục vụ”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng:
“Chúng ta có thể nói những điều tốt đẹp nhưng khi không có sự phục vụ, thì đó không phải là công bố Tin Mừng. Nó có vẻ như thế, nhưng không phải, vì Chúa Thánh Thần không chỉ đưa anh chị em về phía trước để loan báo sự thật của Chúa và sự sống của Ngài, nhưng Chúa Thánh Thần cũng dẫn dắt anh chị em đến với sự phục vụ anh chị em của mình, ngay cả trong những điều nhỏ nhặt nhất. Thật kinh khủng khi bạn tìm thấy những người truyền giáo mà lại bắt những người khác phải phục dịch họ và sống một cuộc sống thoải mái của kẻ được cung phụng. Họ giống như các hoàng tử truyền giáo - thật khủng khiếp.
Tin Mừng là nhưng không
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày tính nhưng không như khía cạnh thứ ba của việc truyền giáo vì không ai có thể được cứu chuộc bằng chính những công đức của mình. Chúa nhắc nhở chúng ta, “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10: 8).
Tất cả chúng ta đã được cứu rỗi cách nhưng không bởi Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta phải cho đi nhưng không. Những ai thực hiện công việc mục vụ truyền giáo phải học được điều đó. Cuộc sống của họ phải là nhưng không, phải được trao ban cho tha nhân trong sự phục vụ, trong những lời công bố phát sinh từ Chúa Thánh Thần. Sự thanh bần cá nhân của họ mở lòng họ ra với Thánh Linh Thiên Chúa.
Source: Vatican NewsPope Francis: ‘the Holy Spirit – protagonist of evangelization’