Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN, năm B
Gr 38: 1, 8-11 2Co 5,14-17 Mc 4, 35-41
Đứng trước biển cả mênh mông, đi tầu vượt biển phải đối diện với sóng to, gió lớn. Chắc chắn ai cũng lo âu sợ hãi.Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu khi đang ở trên thuyền, gặp ngay trận cuồng phong, gió lớn, biển gầm.Chúa có mặt trên thuyền nhưng Ngài ngủ mê mệt. Các môn đệ cuống cuồng, có Chúa đang hiện diện nhưng họ quên có Chúa, do đó, các môn đệ sợ hãi, đánh thức Chúa dậy, các ông vừa sợ vừa trách Chúa, xin Ngài giúp đỡ :” Thưa Thầy, chúng con chết mất, Thầy không quan tâm sao ?” ( Mc 4, 38 ). Người liền đe gió, và phán bảo biển :” Hãy im đi ! “. Tức khắc, gió yên, sóng im, biển lặng như tờ…
Vâng, các môn đệ dù sống bên Chúa, được Ngài hướng dẫn, đào tạo.Tuy nhiên, khi gặp thử thách khó khăn, các ông quên Chúa đang hiện diện, có Ngài không có gì phải sợ hãi bởi Ngài đã hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Thánh vịnh 107,6.29 viết :
” Trong gian truân chúng ta kêu cầu Chúa
và Ngài đã cứu vớt chúng ta…Ngài dẹp tan cơn bão cuồng phong
và sóng biển trở về lặng yên “.
Đọc lời kêu cầu này và những tư tưởng của hai bài đọc Cựu Ước, cũng như thư thánh Phaolô. Chúng ta nhận ra Chúa đang thi hành uy quyền của Ngài trên sóng gió, biển khơi vv… Nên, kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã tự hỏi, cực kỳ sợ hãi và nói với nhau :” Ngài là ai vậy ? Cả đến gió và sóng biển cũng phải vâng nghe lời Ngài “. Ngài là ai vậy ? Câu trả lời đã có giải đáp trong bài đọc thứ nhất và đáp ca. Bài trích Sách Ngôn sứ Giêrêmia cho thấy “ Chúa dựng nên vũ trụ, biển khơi, sóng nước và truyền cho chúng phải tuân theo ý định của Ngài. Bài đáp ca “ Các thủy thủ gặp nạn trên biển khơi, họ đã kêu cầu Chúa và Chúa đã nhận lời của họ van xin “.Thiên Chúa trong Cựu Ước và Chúa trong Tin Mừng chúng ta mới đọc, chỉ là một Thiên Chúa. Do đó, Chúa truyền cho biển khơi, sóng, gió tuân theo ý Ngài trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước đặc biệt trong đoạn Tin Mừng của thánh Máccô 4,35-41 cũng là chính Thiên Chúa trong Cựu Ước ra lệnh cho sóng biển im lặng…Chúa Giêsu đã từng xác nhận :” Cha và Ta là một “ ( Ga 10, 30 ). Câu chuyện trên đây đã trả lời cách dứt khoát, rõ ràng :” Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa “.
Sống trong cuộc sống hằng ngày, có gặp thử thách, khó khăn, khi kêu cầu chúng ta mới nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa : Cha chúng ta ở trên trời, đồng thời cũng nhận ra sự hiện diện của Cha ở dưới đất là Đức Giêsu Kitô.
Khó khăn, thử thách giúp dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa. Chỉ có gặp Chúa chúng ta mới nhận ra tình thương vô biên, kỳ diệu của Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta giống như một chiếc thuyền trôi trên sông, trên biển.Trong cuộc hành trình trần thế tiến về Quê Trời, đức tin là điều quan trọng nhất để chúng ta vững bước trong cuộc hải hành tiến về Nước Thiên Chúa. Trong cuộc hải hành trần thế, như các môn đệ xưa, gặp bão tố, sóng to, gió lớn, biển gầm, họ đã vội chạy tới Chúa, xin Ngài cứu giúp. Chúng ta cũng vậy phải bám chặt lấy Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài vì sự sống sự chết của mỗi người chúng ta tùy thuộc ở Ngài…Như thánh Phaolô quả quyết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “ hay “ Ơn của Ta đủ cho ngươi rồi “. Chúa là gia nghiệp, là ánh sáng và là ơn cứu độ của ta…Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Có Ngài mọi sự sẽ qua đi, mọi sự sẽ bị xóa nhòa…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm sức mạnh cho chúng con, xin củng cố đức tin cho chúng con vì Chúa mới có những lời ban sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông là ai ? Lời này đã được giải đáp ở đâu ?
2.Tại sao các môn đệ lại cuống cuồng, sơ hãi trước gió to, biển gào?
3.Các môn đệ thưa làm sao với Chúa khi Chúa đang nằm ngủ ?
4.Chúa Giêsu dạy các môn đệ bài học gì ?
5.Cảm nghiệm của OBACE khi đọc đoạn Tin Mừng này ?
Gr 38: 1, 8-11 2Co 5,14-17 Mc 4, 35-41
Đứng trước biển cả mênh mông, đi tầu vượt biển phải đối diện với sóng to, gió lớn. Chắc chắn ai cũng lo âu sợ hãi.Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu khi đang ở trên thuyền, gặp ngay trận cuồng phong, gió lớn, biển gầm.Chúa có mặt trên thuyền nhưng Ngài ngủ mê mệt. Các môn đệ cuống cuồng, có Chúa đang hiện diện nhưng họ quên có Chúa, do đó, các môn đệ sợ hãi, đánh thức Chúa dậy, các ông vừa sợ vừa trách Chúa, xin Ngài giúp đỡ :” Thưa Thầy, chúng con chết mất, Thầy không quan tâm sao ?” ( Mc 4, 38 ). Người liền đe gió, và phán bảo biển :” Hãy im đi ! “. Tức khắc, gió yên, sóng im, biển lặng như tờ…
Vâng, các môn đệ dù sống bên Chúa, được Ngài hướng dẫn, đào tạo.Tuy nhiên, khi gặp thử thách khó khăn, các ông quên Chúa đang hiện diện, có Ngài không có gì phải sợ hãi bởi Ngài đã hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Thánh vịnh 107,6.29 viết :
” Trong gian truân chúng ta kêu cầu Chúa
và Ngài đã cứu vớt chúng ta…Ngài dẹp tan cơn bão cuồng phong
và sóng biển trở về lặng yên “.
Đọc lời kêu cầu này và những tư tưởng của hai bài đọc Cựu Ước, cũng như thư thánh Phaolô. Chúng ta nhận ra Chúa đang thi hành uy quyền của Ngài trên sóng gió, biển khơi vv… Nên, kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã tự hỏi, cực kỳ sợ hãi và nói với nhau :” Ngài là ai vậy ? Cả đến gió và sóng biển cũng phải vâng nghe lời Ngài “. Ngài là ai vậy ? Câu trả lời đã có giải đáp trong bài đọc thứ nhất và đáp ca. Bài trích Sách Ngôn sứ Giêrêmia cho thấy “ Chúa dựng nên vũ trụ, biển khơi, sóng nước và truyền cho chúng phải tuân theo ý định của Ngài. Bài đáp ca “ Các thủy thủ gặp nạn trên biển khơi, họ đã kêu cầu Chúa và Chúa đã nhận lời của họ van xin “.Thiên Chúa trong Cựu Ước và Chúa trong Tin Mừng chúng ta mới đọc, chỉ là một Thiên Chúa. Do đó, Chúa truyền cho biển khơi, sóng, gió tuân theo ý Ngài trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước đặc biệt trong đoạn Tin Mừng của thánh Máccô 4,35-41 cũng là chính Thiên Chúa trong Cựu Ước ra lệnh cho sóng biển im lặng…Chúa Giêsu đã từng xác nhận :” Cha và Ta là một “ ( Ga 10, 30 ). Câu chuyện trên đây đã trả lời cách dứt khoát, rõ ràng :” Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa “.
Sống trong cuộc sống hằng ngày, có gặp thử thách, khó khăn, khi kêu cầu chúng ta mới nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa : Cha chúng ta ở trên trời, đồng thời cũng nhận ra sự hiện diện của Cha ở dưới đất là Đức Giêsu Kitô.
Khó khăn, thử thách giúp dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa. Chỉ có gặp Chúa chúng ta mới nhận ra tình thương vô biên, kỳ diệu của Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta giống như một chiếc thuyền trôi trên sông, trên biển.Trong cuộc hành trình trần thế tiến về Quê Trời, đức tin là điều quan trọng nhất để chúng ta vững bước trong cuộc hải hành tiến về Nước Thiên Chúa. Trong cuộc hải hành trần thế, như các môn đệ xưa, gặp bão tố, sóng to, gió lớn, biển gầm, họ đã vội chạy tới Chúa, xin Ngài cứu giúp. Chúng ta cũng vậy phải bám chặt lấy Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài vì sự sống sự chết của mỗi người chúng ta tùy thuộc ở Ngài…Như thánh Phaolô quả quyết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “ hay “ Ơn của Ta đủ cho ngươi rồi “. Chúa là gia nghiệp, là ánh sáng và là ơn cứu độ của ta…Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Có Ngài mọi sự sẽ qua đi, mọi sự sẽ bị xóa nhòa…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm sức mạnh cho chúng con, xin củng cố đức tin cho chúng con vì Chúa mới có những lời ban sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông là ai ? Lời này đã được giải đáp ở đâu ?
2.Tại sao các môn đệ lại cuống cuồng, sơ hãi trước gió to, biển gào?
3.Các môn đệ thưa làm sao với Chúa khi Chúa đang nằm ngủ ?
4.Chúa Giêsu dạy các môn đệ bài học gì ?
5.Cảm nghiệm của OBACE khi đọc đoạn Tin Mừng này ?