BÀI 27 SÁM HỐI.
Tội làm ta lìa xa Thiên Chúa và hủy diệt đời sống thần linh trong ta. Lòng sám hối đưa ta về với Ngài và khôi phục trong ta đời sống đó.
1. CÁM DỖ.
Đời sống mới trong ta thường bị đe dọa. Ta bị cám dỗ nhiều cách : Khuynh hướng xấu lôi cuốn ta đến sự ác, quỉ thần quyến rũ ta vào đường tội.
Thiên Chúa để ta chịu cám dỗ để ta rèn luyện mình trưởng thành, để ta biết mình yếu đuối cần khiêm tốn và nương tựa vào Ngài để ta lập công.
Trong cơn cám dỗ, Thiên Chúa ở bên ta, nâng đỡ ta. Ngài cũng không để ta bị cám dỗ quá sức mình.
Bị cám dỗ không phải là tội. Ta chỉ phạm tội tới khi ưng thuận điều bị cám dỗ hoặc khi ta chủ tâm lao mình vào cơn cám dỗ. Chẳng những chống lại cám dỗ, nhưng còn phải đề phòng tránh bị cám dỗ, đồng thời cầu nguyện để xin Thiên Chúa trợ giúp.
2. TỘI.
Tội không phải chỉ là vi phạm một sự cấm đoán bên ngoài nhưng là một thái độ bên trong. Chính là chủ tâm làm sự ác.
Các tội có thể khác nhau về hình thức, nhưng tất cả đều giống nhau về bản chất. Phạm tội là không vâng phục Thiên Chúa, khước từ không làm theo ý Ngài, không trung tín với lòng yêu thương của Ngài, không đáp ứng các ân sủng Ngài ban.
Tội được chia làm hai loại : tội nặng và tội nhẹ. Để thành tội nặng, phải đồng thời hội đủ ba điều kiện : lỗi phạm một điều nặng, biết rõ điều đó xấu và quan trọng chủ tâm phạm tội.
Tội nặng cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, hủy diệt đời sống thần linh, gây nên án phạt đời đời.
Để hóa giải tội nặng, cần sám hối và chịu nhiệm tích sám hối.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện nói trên thì tội được coi là nhẹ.
Tội nhẹ được tha bằng nhiều cách (cầu nguyện, làm việc lành, dự Thánh Lễ. .. ) không cần xưng tội. Tuy nhiên, chịu nhiệm tích sám hối khi chỉ có tội nhẹ là một việc hữu ích, mang lại nhiều ơn phúc và giúp tiến bộ thiêng liêng.
3. SÁM HỐI.
Thiên Chúa yêu thương tội nhân. Chính vì họ mà Ngài đã ban Con Ngài làm Đấng Cứu Thế. Ngài không muốn tội nhân hư mất nhưng sám hối để được sống. Ngài mời gọi tội nhân đổi đường và kiên tâm chờ đợi.
Sám hối là hối hận điều dữ đã làm, đồng thời quyết tâm không tái phạm trong tương lai. Cần quyết tâm và cố gắng phấn đấu để không tái phạm. Còn trong thực tế, có tái phạm hay không thì không ai dám đoán chắc.
Sám hối vì sợ hình phạt do tội gây nên thì chính đáng, nhưng còn thấp kém. Sám hối vì lòng mến Thiên Chúa (tội làm tổ thương sự thánh thiện và phản bội lòng yêu thương của Ngài) thì toàn hảo và có hiệu lực tha tội mạnh hơn.
Tội làm ta lìa xa Thiên Chúa và hủy diệt đời sống thần linh trong ta. Lòng sám hối đưa ta về với Ngài và khôi phục trong ta đời sống đó.
1. CÁM DỖ.
Đời sống mới trong ta thường bị đe dọa. Ta bị cám dỗ nhiều cách : Khuynh hướng xấu lôi cuốn ta đến sự ác, quỉ thần quyến rũ ta vào đường tội.
Thiên Chúa để ta chịu cám dỗ để ta rèn luyện mình trưởng thành, để ta biết mình yếu đuối cần khiêm tốn và nương tựa vào Ngài để ta lập công.
Trong cơn cám dỗ, Thiên Chúa ở bên ta, nâng đỡ ta. Ngài cũng không để ta bị cám dỗ quá sức mình.
Bị cám dỗ không phải là tội. Ta chỉ phạm tội tới khi ưng thuận điều bị cám dỗ hoặc khi ta chủ tâm lao mình vào cơn cám dỗ. Chẳng những chống lại cám dỗ, nhưng còn phải đề phòng tránh bị cám dỗ, đồng thời cầu nguyện để xin Thiên Chúa trợ giúp.
2. TỘI.
Tội không phải chỉ là vi phạm một sự cấm đoán bên ngoài nhưng là một thái độ bên trong. Chính là chủ tâm làm sự ác.
Các tội có thể khác nhau về hình thức, nhưng tất cả đều giống nhau về bản chất. Phạm tội là không vâng phục Thiên Chúa, khước từ không làm theo ý Ngài, không trung tín với lòng yêu thương của Ngài, không đáp ứng các ân sủng Ngài ban.
Tội được chia làm hai loại : tội nặng và tội nhẹ. Để thành tội nặng, phải đồng thời hội đủ ba điều kiện : lỗi phạm một điều nặng, biết rõ điều đó xấu và quan trọng chủ tâm phạm tội.
Tội nặng cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, hủy diệt đời sống thần linh, gây nên án phạt đời đời.
Để hóa giải tội nặng, cần sám hối và chịu nhiệm tích sám hối.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện nói trên thì tội được coi là nhẹ.
Tội nhẹ được tha bằng nhiều cách (cầu nguyện, làm việc lành, dự Thánh Lễ. .. ) không cần xưng tội. Tuy nhiên, chịu nhiệm tích sám hối khi chỉ có tội nhẹ là một việc hữu ích, mang lại nhiều ơn phúc và giúp tiến bộ thiêng liêng.
3. SÁM HỐI.
Thiên Chúa yêu thương tội nhân. Chính vì họ mà Ngài đã ban Con Ngài làm Đấng Cứu Thế. Ngài không muốn tội nhân hư mất nhưng sám hối để được sống. Ngài mời gọi tội nhân đổi đường và kiên tâm chờ đợi.
Sám hối là hối hận điều dữ đã làm, đồng thời quyết tâm không tái phạm trong tương lai. Cần quyết tâm và cố gắng phấn đấu để không tái phạm. Còn trong thực tế, có tái phạm hay không thì không ai dám đoán chắc.
Sám hối vì sợ hình phạt do tội gây nên thì chính đáng, nhưng còn thấp kém. Sám hối vì lòng mến Thiên Chúa (tội làm tổ thương sự thánh thiện và phản bội lòng yêu thương của Ngài) thì toàn hảo và có hiệu lực tha tội mạnh hơn.