CÂU HỎI CĂN BẢN: TÔI LÀ AI?
Có một tu viện nọ nổi tiếng nhất vùng, mỗi năm mở cửa một lần, và chỉ thâu nhận một tu sinh mà thôi. Và mỗi lần mở cửa thâu nhận thỉnh sinh như vậy, thì Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh. Năm nào Viện Phụ cũng chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được câu hỏi duy nhất đó là câu gì, bởi vì tất cả những ứng viên nào mà rớt cuộc thi, đều phải uống một viên thuốc do chính Viện Phụ chế ra, có công dụng làm cho các ứng sinh dự thi đó quên mất câu hỏi đã được đặt ra. Chính vì thế mà thói quen chiêu sinh của tu viện đã trải qua nhiều năm rồi, mà chưa ai có thể biết được câu hỏi đó là câu gì.
Trong số những thanh niên trong vùng chuẩn bị cuộc thi chiêu sinh của tu viện, có cậu Ramin là tỏ ra quyết chí hơn cả. Cậu đã dành ra thời gian dài năm năm để chuẩn bị trả lời cho câu hỏi. Trong thời gian này cậu cố gắng đọc qua thật nhiều sách có thể về các bộ môn lịch sử, địa lý, văn chương, triết lý, nghệ thuật, tâm lý, xã hội học, v. v… Rồi ngày thi đến, Ramin tin chắc mình sẽ trả lời được câu hỏi của Viện Phụ. Hồi hộp bước vào phòng thi, Ramin được Ngài hỏi câu duy nhất này là: Con hãy tự hỏi: Tôi là ai? Và trả lời cho ta biết.
Tôi là ai? Ramin lặp lại câu hỏi, nhưng không biết phải trả lời như thế nào cho đúng, bèn rút lui không bao giờ trở lại tu viện nữa.
Tôi là ai? Đây là câu hỏi căn bản nhất, để bắt đầu mọi cuộc dấn thân, mọi thực hiện chương trình sống. Nhất là cuộc sống tu luyện bản thân, trở nên con người tốt hơn. Ramin đã chuẩn bị trong thời gian nhiều năm về đủ mọi kiến thức, và nghĩ lầm rằng đó là vốn liếng đủ để bắt đầu vào tu viện, vào con đường tu thân luyện tính. Nhưng câu chuyện trên cho thấy rằng những vốn liếng trí thức không mà thôi thì chưa đủ. Phần chúng ta, có thể là chúng ta cũng hành xử giống như thế. Chúng ta có thể tự hào về những kiến thức rộng rãi của mình, và cho đó là đủ để luyện mình trở nên tốt hơn. Chúng ta có thể rơi vào tình trạng của Ramin, không thể trả lời cho câu hỏi căn bản: Tôi là ai? Tôi đang muốn gì đây?. Chúng ta thử trả lời câu hỏi này xem sao? Ý thức rõ ràng mình là ai, là bước đầu căn bản để tiến lên trên con đường thăng tiến bản thân.
Thánh Phêrô tông đồ, trong lần gặp gỡ với Chúa Giêsu qua mẻ lưới đầy cá, đã ý thức về thân phận bất toàn của mình, nên đã vội vàng yêu cầu Chúa: xin Thầy hãy xa con, vì con là kẻ tội lỗi. Nhưng Chúa đã không lánh xa Phêrô, mà lại gắn bó hơn: Hãy theo Ta, từ nay Ta sẽ làm cho con trở nên thợ lưới cá người, đủ sức chinh phục những bất toàn của con, và hơn nữa đủ sức chinh phục muôn người về với Thiên Chúa.
Tôi là ai? Thánh Phaolô tông đồ cũng đã trải qua kinh nghiệm tu đức này. Ngài đã tâm sự với Timôthê, người đồ đệ thân yêu của mình, như sau:
“Tôi tạ ơn Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Ngài thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi tràn đầy ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người”. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đó là Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Chúa Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời. Xin kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất, xin kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen ( I Tim 1, 12-17).
Ý thức mình là ai sẽ dẫn ta đến gặp tình thương vô biên của Thiên Chúa. Lời xưng thú những lỗi lầm của mình nơi thánh Phaolô đã trở thành lời tuyên xưng và chúc tụng tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương cho con tâm hồn khiêm tốn để có thể biết rõ về chính thực thể của mình, và từ đó con biết Chúa là ai, và chúc tụng tình yêu muôn đời của Chúa đối với con. Amen.
Có một tu viện nọ nổi tiếng nhất vùng, mỗi năm mở cửa một lần, và chỉ thâu nhận một tu sinh mà thôi. Và mỗi lần mở cửa thâu nhận thỉnh sinh như vậy, thì Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh. Năm nào Viện Phụ cũng chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được câu hỏi duy nhất đó là câu gì, bởi vì tất cả những ứng viên nào mà rớt cuộc thi, đều phải uống một viên thuốc do chính Viện Phụ chế ra, có công dụng làm cho các ứng sinh dự thi đó quên mất câu hỏi đã được đặt ra. Chính vì thế mà thói quen chiêu sinh của tu viện đã trải qua nhiều năm rồi, mà chưa ai có thể biết được câu hỏi đó là câu gì.
Trong số những thanh niên trong vùng chuẩn bị cuộc thi chiêu sinh của tu viện, có cậu Ramin là tỏ ra quyết chí hơn cả. Cậu đã dành ra thời gian dài năm năm để chuẩn bị trả lời cho câu hỏi. Trong thời gian này cậu cố gắng đọc qua thật nhiều sách có thể về các bộ môn lịch sử, địa lý, văn chương, triết lý, nghệ thuật, tâm lý, xã hội học, v. v… Rồi ngày thi đến, Ramin tin chắc mình sẽ trả lời được câu hỏi của Viện Phụ. Hồi hộp bước vào phòng thi, Ramin được Ngài hỏi câu duy nhất này là: Con hãy tự hỏi: Tôi là ai? Và trả lời cho ta biết.
Tôi là ai? Ramin lặp lại câu hỏi, nhưng không biết phải trả lời như thế nào cho đúng, bèn rút lui không bao giờ trở lại tu viện nữa.
Tôi là ai? Đây là câu hỏi căn bản nhất, để bắt đầu mọi cuộc dấn thân, mọi thực hiện chương trình sống. Nhất là cuộc sống tu luyện bản thân, trở nên con người tốt hơn. Ramin đã chuẩn bị trong thời gian nhiều năm về đủ mọi kiến thức, và nghĩ lầm rằng đó là vốn liếng đủ để bắt đầu vào tu viện, vào con đường tu thân luyện tính. Nhưng câu chuyện trên cho thấy rằng những vốn liếng trí thức không mà thôi thì chưa đủ. Phần chúng ta, có thể là chúng ta cũng hành xử giống như thế. Chúng ta có thể tự hào về những kiến thức rộng rãi của mình, và cho đó là đủ để luyện mình trở nên tốt hơn. Chúng ta có thể rơi vào tình trạng của Ramin, không thể trả lời cho câu hỏi căn bản: Tôi là ai? Tôi đang muốn gì đây?. Chúng ta thử trả lời câu hỏi này xem sao? Ý thức rõ ràng mình là ai, là bước đầu căn bản để tiến lên trên con đường thăng tiến bản thân.
Thánh Phêrô tông đồ, trong lần gặp gỡ với Chúa Giêsu qua mẻ lưới đầy cá, đã ý thức về thân phận bất toàn của mình, nên đã vội vàng yêu cầu Chúa: xin Thầy hãy xa con, vì con là kẻ tội lỗi. Nhưng Chúa đã không lánh xa Phêrô, mà lại gắn bó hơn: Hãy theo Ta, từ nay Ta sẽ làm cho con trở nên thợ lưới cá người, đủ sức chinh phục những bất toàn của con, và hơn nữa đủ sức chinh phục muôn người về với Thiên Chúa.
Tôi là ai? Thánh Phaolô tông đồ cũng đã trải qua kinh nghiệm tu đức này. Ngài đã tâm sự với Timôthê, người đồ đệ thân yêu của mình, như sau:
“Tôi tạ ơn Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Ngài thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi tràn đầy ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người”. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đó là Chúa Giêsu Kitô đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Chúa Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời. Xin kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất, xin kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. Amen ( I Tim 1, 12-17).
Ý thức mình là ai sẽ dẫn ta đến gặp tình thương vô biên của Thiên Chúa. Lời xưng thú những lỗi lầm của mình nơi thánh Phaolô đã trở thành lời tuyên xưng và chúc tụng tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương cho con tâm hồn khiêm tốn để có thể biết rõ về chính thực thể của mình, và từ đó con biết Chúa là ai, và chúc tụng tình yêu muôn đời của Chúa đối với con. Amen.